Điện lực
Lấy ý kiến góp ý về Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia
08:03 |15/12/2020
-
Bộ Công Thương đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân đối với dự thảo Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Kết luận nhiều nội dung quan trọng trong Quy hoạch tổng thể năng lượng quốc gia
Theo Bộ Công Thương, nền kinh tế năng lượng Việt Nam đã thay đổi nhanh chóng trong vài thập kỷ qua. Việt Nam có nhiều loại nguồn năng lượng nội địa như dầu thô, than, khí tự nhiên… Những nguồn năng lượng này đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế trong hai thập kỷ gần đây. Trước đây, xuất khẩu dầu thô và than là những nguồn đóng góp quan trọng cho ngân sách quốc gia, nhưng những năm gần đây, nhập khẩu năng lượng lại có xu hướng tăng mạnh mẽ.
Để vượt qua các khó khăn thách thức, đảm bảo cung cấp năng lượng đầy đủ đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội và an ninh quốc phòng của đất nước, việc xây dựng “Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050” là thực sự cần thiết.
Theo đó, Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia được lập với những mục tiêu cụ thể như sau:
1/ Khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên năng lượng trong nước kết hợp xuất, nhập khẩu năng lượng hợp lý. Chủ động sản xuất được một số thiết bị chính trong các phân ngành năng lượng, nâng cấp, xây dựng lưới điện truyền tải, phân phối điện tiên tiến, hiện đại.
2/ Dựa trên hiện trạng và dự báo xu thế phát triển kinh tế - xã hội, đánh giá nhu cầu năng lượng giai đoạn 2011 - 2018, đưa ra các phương án dự báo nhu cầu năng lượng theo các loại nhiên liệu và theo các phân ngành kinh tế giai đoạn 2021 - 2030 và giai đoạn 2031 - 2050.
3/ Nghiên cứu các phương án phát triển các phân ngành năng lượng và sử dụng hiệu quả năng lượng, lựa chọn một số phương án có chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật tốt và có tính khả thi cao, đảm bảo cung cấp năng lượng đầy đủ cho phát triển kinh tế, xã hội, xem xét tới việc phát triển mạnh mẽ các nguồn năng lượng tái tạo.
4/ Đánh giá về liên kết ngành, liên kết vùng; đánh giá sự liên kết, đồng bộ giữa kết cấu hạ tầng tổng thể ngành năng lượng trong nước với khu vực và quốc tế. Lập danh mục các dự án quan trọng quốc gia, dự án ưu tiên đầu tư của các phân ngành năng lượng…/.
PV TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM
Các bài mới đăng
- Khởi động dự án Nhà máy điện Cà Mau 3 (16/04)
- Hoàn thành công trình đường dây 110 kV cấp điện cho Tổ hợp hóa dầu miền Nam (16/04)
- Bổ sung dự án Thủy điện Đức Hạnh (Bình Thuận) vào Quy hoạch (15/04)
- Vì sao phải giảm bớt tiêu thụ điện trong giờ cao điểm? (14/04)
- Thành lập Trung tâm Năng lực số PECC2 (13/04)
- EVNNPC lập và thực hiện phương án cấp điện trong các ngày nghỉ lễ (13/04)
- Công ty Thí nghiệm Điện miền Nam: 40 năm khẳng định thương hiệu (13/04)
- Hiệu quả từ ứng dụng công nghệ GIS trong quản lý, vận hành lưới điện (12/04)
- Chuyển đổi số tại Tổng công ty Điện lực TP. Hà Nội (09/04)
- Thủy điện An Khê - Ka Nak: 10 năm hình thành và phát triển (08/04)
Các bài đã đăng:
- Trung tâm chăm sóc khách hàng EVNSPC sau 5 năm đi vào hoạt động (14/12)
- Tiếp nhận lưới điện hạ áp nông thôn của EVNNPC: Bài toán cần lời giải (14/12)
- EVN sau 1 năm triển khai Cổng Dịch vụ công Quốc gia (13/12)
- Vượt tiến độ đại tu tổ máy S2 Nhà máy Nhiệt điện Duyên Hải 1 (11/12)
- EVNNPC dự kiến điện thương phẩm 2020 đạt cao nhất trong EVN (11/12)
- EVN công bố triển khai 'hóa đơn tiền điện ứng dụng QR Code' (09/12)
- Ký các biên bản ghi nhớ về nhập khẩu điện từ Lào về Việt Nam (07/12)
- Tỷ lệ thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt đạt gần 92% (04/12)
- Bàn giải pháp đa dạng hóa đầu tư lưới truyền tải điện ở Việt Nam (04/12)
- Nhận diện những rủi ro về phát triển nguồn điện Việt Nam trong trung hạn (02/12)