Năng lượng mới - Tái tạo
Năng lượng sinh khối góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia
09:00 |18/11/2016
-
“Năng lượng sinh khối là bước phát triển phù hợp, nhằm đa dạng hóa nguồn năng lượng, bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, góp phần cải thiện đời sống dân sinh...”, đó là phát biểu của ông Trần Viết Ngãi, Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam (VEA) tại Hội thảo Quốc tế “Phát triển năng lượng sinh khối Việt Nam - Thực trạng và giải pháp” diễn ra sáng ngày 17/11, tại Hà Nội.
Phát triển năng lượng sinh khối: Kinh nghiệm từ Hoa Kỳ
Lập quy hoạch phát triển năng lượng sinh khối quốc gia
Chủ tịch VEA Trần Viết Ngãi cho biết: trong những năm đầu, sinh khối chủ yếu để cấp nhiệt; những năm gần đây, cơ cấu sinh khối sử dụng cho sản xuất điện và nhiên liệu sinh học tăng dần; chiến lược cơ cấu sử dụng năm 2030 là cấp điện 37%; cấp nhiệt 43% và sản xuất nhiên liệu sinh học 20%. Tầm nhìn đến năm 2050 cấp điện 37%, cấp nhiệt còn 29% và sản xuất nhiên liệu sinh học tăng lên 34%.
“Phát triển năng lượng sinh khối có thể giúp cải thiện chi phí, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp thuộc các ngành: năng lượng, nông nghiệp, lâm nghiệp, biển; nghiên cứu, đào tạo, sáng chế… trong đó, cung cấp sản phẩm, thiết bị, máy móc, công nghệ, dịch vụ năng lưong sinh khối là một trong số các hướng đi phù hợp với xu thế phát triển kinh tế, xã hội chính trị hiện nay, tạo ra lợi nhuận lớn cho doanh nghiệp, nhất là nguồn cung có đồng đều trên cả nước, phù hợp nhu cầu cho các loại dự án lớn nhỏ”, Chủ tịch VEA nhấn mạnh.
Ông Nguyễn Ninh Hải - Phó Vụ trưởng Vụ Năng lượng mới và tái tạo (Bộ Công Thương) cho biết: Việc khai thác nguồn năng lượng sinh khối chưa tương xứng với tiềm năng, mặc dù, Chính phủ Việt Nam đã đặt các mục tiêu phát triển điện sinh khối, cơ chế giá điện sinh khối cũng đã được ban hành.
Theo ông Nguyễn Ninh Hải, trong thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục nghiên cứu, đề xuất, điều chỉnh cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án điện sinh khối nói riêng và các loại hình năng lượng tái tạo nói chung, nhằm đưa các dự án điện sinh khối phát triển nhiều hơn.
Tại Hội thảo, các đại biểu đã tập trung phân tích các giải pháp phát triển năng lượng sinh khối tại Việt Nam, đồng thời chia sẻ những kinh nghiệm, ứng dụng năng lượng sinh khối.
Đại diện các doanh nghiệp cũng đã giới thiệu về một số công nghệ ứng dụng tiêu biểu phù hợp với điều kiện Việt Nam như: công nghệ Bếp khí hóa CCS tận dụng phế phẩm nông nghiệp, tạo ra nhiệt đun nấu, khi lắp thêm bộ phát điện ở quy mô hộ gia đình có thể thắp sáng; ở quy mô công nghiệp, bếp khí hóa thích hợp sấy nông sản và tạo điện thắp sáng một vùng…
HỒNG NHUNG
Các bài mới đăng
- LONGi đảm bảo tiến độ cấp mô-đun cho cụm dự án điện mặt trời nổi của Việt Nam (26/01)
- JinkoSolar khẳng định thương hiệu số 1 tại thị trường Việt Nam (26/01)
- Phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử (26/01)
- Nhà máy PV bãi triều ven biển lớn nhất Trung Quốc đấu nối vào lưới điện (25/01)
- Khánh thành Nhà máy điện mặt trời Mỹ Hiệp (23/01)
- Ký hợp đồng mua bán điện dự án điện gió Kosy Bạc Liêu (giai đoạn 1) (20/01)
- Trao quyết định đầu tư dự án điện gió Tân Phú Đông 1 và 2 (19/01)
- Hệ thống điện mặt trời trên mái nhà Highland Coffee sử dụng biến tần Solis (19/01)
- JinkoSolar thiết lập kỷ lục thế giới mới (18/01)
- Công bố hoàn thành Nhà máy điện mặt trời Sao Mai - An Giang (13/01)
Các bài đã đăng:
- Chuẩn bị khánh thành Nhà máy điện gió Phú Lạc (14/11)
- Khởi động dự án điện gió lớn nhất Việt Nam (09/11)
- Vận hành thương mại tổ máy 4 NM điện hạt nhân Beloyarsk (07/11)
- Trung Quốc trình Dự thảo Luật An ninh hạt nhân đầu tiên (02/11)
- Ấn Độ kiên định con đường phát triển điện hạt nhân (01/11)
- TP. HCM thử nghiệm mô hình sản xuất điện từ rác (01/11)
- ROSATOM chia sẻ kinh nghiệm tuyên truyền về điện hạt nhân (01/11)
- Châu Á -TBD đã chi 160 tỷ USD cho năng lượng tái tạo (28/10)
- Dự báo công suất đặt năng lượng tái tạo trong trung hạn (26/10)
- WB giúp Việt Nam tận dụng những "mái nhà bỏ quên" phát điện (26/10)