Dầu khí
Bước tiến mới của dự án phát triển mỏ Cá Tầm
10:00 |27/08/2018
-
Xí nghiệp Cơ điện (Liên doanh Dầu khí Việt - Nga) đã hoàn thành (Giai đoạn chế tạo tại xưởng) các công trình phục vụ xây dựng giàn nhẹ CTC- 01 thuộc dự án Phát triển mỏ Cá Tầm gồm: Hệ thống thu thập, điều khiển, xử lý và truyền số liệu (ICSS), tủ điều khiển và phân phối điện MCC&EMCC, các tủ điều khiển giếng (WHCP) và hệ thống bơm hoá phẩm vào các giếng (CIS).
Chuẩn bị lắp chân đế Giàn CTC-01 mỏ Cá Tầm
Thủ tướng đề nghị Tạp chí Năng lượng VN tiếp tục đóng góp cho ngành dầu khí
Ban lãnh đạo Vietsovpetro nghe báo cáo về quá trình thực hiện hệ thống ICSS cho giàn CTC1.
Đây là 4 hạng mục công việc quan trọng trong tổng thể các công việc xây dựng giàn nhẹ CTC-01, được Xí nghiệp Cơ điện đảm nhiệm toàn bộ từ các công tác lập thiết kế chi tiết (ngoại trừ hệ thống bơm hoá phẩm do XNXL chịu trách nhiệm thiết kế), tổ chức mua sắm, đồng bộ, tích hợp, lập trình, thử nghiệm, lắp đặt và kết nối trên giàn, đưa vào sử dụng.
Hệ thống thu thập, điều khiển, xử lý và truyền số liệu ICSS bao gồm 5 tủ điều khiển và 4 máy trạm, với nhiệm vụ điều khiển và giám sát toàn bộ hệ thống công nghệ, an toàn sự cố, báo cháy báo khí.
Hệ thống ICSS được thiết kế, lập trình theo các tiêu chuẩn quốc tế, điều khiển phân tán (DCS) và an toàn dự phòng (Full redundant), tích hợp tổng thể và toàn diện sử dụng thiết bị và phần mềm PCS7 V9.0 SP1, công nghệ hiện đại và mới nhất của hãng Siemens.
Thiết kế, chế tạo hai (2) tủ điều khiển thủy lực cho van sâu (WHCP), mỗi tủ điều khiển 6 giếng. Các tủ điều khiển giếng có vai trò quan trọng trong công nghệ khai thác dầu khí, có nhiệm vụ mở các giếng khai thác dầu khí cũng như đóng giếng trong trường hợp khẩn cấp.
Việc đóng giếng (ESD, PSD) có thể thực hiện được từ phòng điều khiển (Control Room) hoặc bằng nút nhấn khẩn cấp tại tủ cũng như khu vực đầu giếng (wellhead area).
Tủ được thiết kế với áp suất làm việc lớn nhất là 518 Bar, theo nguyên lý khí nén - thủy lực.
Tủ điều khiển bao gồm nhiều hệ thống như: Hệ thống khí nén điều khiển hệ thống cấp áp suất thủy lực thủy lực, hệ thống khí điều khiển dừng khẩn cấp (ESD và PSD).
Các trạm điều khiển giếng này trước đây VSP phải mua từ các nhà sản xuất nước ngoài, trong những năm gần đây Xí nghiệp Cơ điện đã làm chủ được công nghệ và đảm nhiệm được hoàn toàn việc thiết kế, mua sắm, tích hợp và chế tạo.
Tủ điều khiển và phân phối điện (MCC, EMCC) cung cấp điện động lực cho tất cả các hộ tiêu thụ trên giàn, bao gồm hệ thống máy móc thiết bị công nghệ, hệ thống chiếu sáng và hệ thống cấp nguồn điện sự cố trên giàn CTC1.
Ban lãnh đạo Vietsovpetro và Xí nghiệp Cơ điện thực hiện nghi lễ khánh thành hệ thống tủ phân phối điện MCC và EMCC cho giàn CTC1.
Các tủ điều khiển được cấp nguồn 3 pha 4 dây, điện áp 380/220Vac, tần số 50Hz, cấp bảo vệ IP42, trong đó: Tủ điện chính và sự cố (tủ điện MCC và EMCC) có dòng định mức thanh cái 800A với chức năng điều khiển đóng/cắt các ngăn lộ phụ tải tại chỗ và từ xa, điều khiển, hiển thị giám sát về PCS, 6 tủ điện phân phối nhỏ (Distribution Panels) có dòng định mức thanh cái từ 40A đến 100A và 02 tủ biến tần cấp điện cho bơm cứu hỏa có dòng định mức 250A. Các tủ điện này được thiết kế, lắp đặt đáp ứng theo các tiêu chuẩn IEC hiện hành.
Hệ thống bơm hóa phẩm (CIS) là cụm thiết bị bao gồm các thùng chứa các hóa phẩm chống đông & khử nhũ tương, hệ thống bơm, đường ống và van điều khiển điện tử, có nhiệm vụ bơm các hóa chất này vào tất cả các giếng khai thác dầu với áp suất thiết kế tới 250 bar để xử lý dầu khí.
Tổng giá trị dự toán của 4 hạng mục công việc do Xí nghiệp Cơ điện đảm nhiệm là hơn 2,05 triệu USD, trong đó giá trị mua sắm vật tư, thiết bị, thuê dịch vụ ngoài khoảng gần 1,6 triệu USD; phần Xí nghiệp Cơ điện tự thực hiện - sử dụng năng lực lô 09-1 có giá trị hơn 458 nghìn USD chiếm khoảng 22% giá trị dự toán.
Theo thống kê sơ bộ, giá thành của Xí nghiệp Cơ điện cho toàn bộ 4 hạng mục này sẽ thấp hơn giá dự toán từ 10 - 15% (tương đương hơn 200 nghìn USD).
Ngoài ra, giá trị Xí nghiệp Cơ điện tự thực hiện/ sử dụng năng lực lô 09-1 (hơn 458 nghìn USD) thực tế là phần tiết giảm chi phí cho Vietsovpetro do không phải thuê ngoài.
Về tiến độ, đến nay các hạng mục ICSS, MCC & EMCC đã hoàn thành trên 95%, sẵn sàng lắp đặt lên topsite; các tủ điều khiển giếng WHCP và cụm bơm hoá phẩm cũng đã đạt trên 90%, và cũng đã sẵn sàng lắp đặt lên topsite.
TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM
Các bài mới đăng
- PV GAS và PV OIL ký hợp đồng hợp tác kinh doanh giai đoạn 2021-2025 (20/01)
- Ký hợp đồng tín dụng giai đoạn 2 đường ống dẫn khí Nam Côn Sơn 2 (điều chỉnh) (20/01)
- Lợi nhuận quý 4 của BSR vượt mức 1.200 tỷ đồng (20/01)
- ‘Sức đề kháng’ từ nội lực giúp BSR vượt khủng hoảng kép (16/01)
- Về quy định thuê mặt nước trong hoạt động dầu khí ngoài khơi (15/01)
- PVN sẽ tập trung mọi nguồn lực cho các dự án trọng điểm về năng lượng (13/01)
- Thủ tướng cùng ‘Người dầu khí Việt Nam’ triển khai nhiệm vụ năm 2021 (12/01)
- Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu ủng hộ PV GAS mở rộng hoạt động SXKD (11/01)
- Diễn biến cổ phiếu của BSR năm 2020 (08/01)
- PTSC xác định công tác thị trường là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu (07/01)
Các bài đã đăng:
- 30 năm khai thác dầu trong đá móng mỏ Bạch Hổ (26/08)
- PetroVietnam: 43 năm hành trình của trí tuệ và bản lĩnh (24/08)
- Hội nghị dầu khí quốc tế và khát vọng "người đi mở đường" (23/08)
- NCSP hoàn thành công tác bảo dưỡng định kỳ (21/08)
- BSR được chấp thuận trở thành công ty đại chúng (21/08)
- PVN cơ bản hoàn thành cổ phần hóa PV Power, PV Oil và BSR (17/08)
- Lắp dựng thành công Panel chân đế giàn Sao Vàng (16/08)
- PVN tham dự Kỳ họp thứ 44 Hội đồng ASCOPE tại Thái Lan (14/08)
- Lắp dựng thành công sàn Upper Deck giàn Cá Tầm 1 (14/08)
- NSRP thông tin chính thức về sự cố Lọc hóa dầu Nghi Sơn (14/08)