RSS Feed for Hệ thống điện đang vận hành trong tình trạng Thứ bảy 20/04/2024 05:53
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Hệ thống điện đang vận hành trong tình trạng 'không có dự phòng'

 - Nguồn điện của Việt Nam từ chỗ có dự phòng 20 - 30% ở giai đoạn 2015 - 2016, đến năm 2018 - 2019 hầu như không còn dự phòng và sang giai đoạn 2021 - 2025 rơi vào tình trạng thiếu nguồn cấp điện... Thông tin từ Hội thảo phát triển nguồn điện đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia cho biết.

Trước nguy cơ thiếu điện [tạm kết]: Nhận diện rủi ro và giải pháp


 

Ngày 28/5, tại TP. HCM, đã diễn ra hội thảo với chủ đề "Tìm giải pháp phát triển nguồn điện đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia". Hội thảo lần này đã thu hút sự quan tâm của nhiều bộ, ban, ngành cũng như các địa phương tại phía Nam.

Báo cáo tham luận tại hội thảo cho biết, hiện nay Việt Nam đã khai thác hết nguồn thủy điện lớn và vừa, trữ lượng các mỏ khí bắt đầu suy giảm, những nguồn nhiệt điện than phát triển không kịp… Trên thực tế, tổng công suất đưa vào vận hành trong giai đoạn 2016 - 2020 ước đạt hơn 76% khối lượng dự kiến. Điều này, sẽ xảy ra nguy cơ thiếu điện trong thời gian tới. 

Theo ông Lê Văn Lực - Phó cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng Tái tạo (Bộ Công Thương), năng lượng tái tạo là nguồn năng lượng sạch, nhưng vận hành không ổn định, nên cần có nguồn dự phòng. Bên cạnh đó, nguồn nhiệt điện than được xem là nguồn có giá hợp lý (dự kiến đến năm 2030 nhiệt điện than chiếm 53,2% tổng sản lượng điện hệ thống), nhưng hiện nay nguồn điện này cũng không đầu tư kịp theo quy hoạch vì nhiều lý do.

Cụ thể, nhiệt điện than ở Long An quy mô 2.800 MW, nhiệt điện Bạc Liêu 1.200 MW, nhiệt điện Tân Phước 2.400 MW... không thể vận hành trong giai đoạn 2024 - 2030. 

Cũng tại hội thảo, các ý kiến cho rằng, khi cân nhắc nhiều yếu tố, việc phát triển nhiệt điện than có công nghệ hiện đại như: siêu tới hạn, hoặc quá siêu tới hạn với hiệu suất lên tới 47% là những phương án nguồn cung khả thi trong tình hình hiện nay. Song cũng có ý kiến phản biện, để đảm bảo an ninh năng lượng điện cần thiết phải thay đổi tư duy, điều chỉnh chiến lược phát triển điện ở cả phía cung và phía cầu. Nguyên nhân là do còn nhiều nơi, nhiều đối tượng chưa sử dụng điện một cách hiệu quả, thậm chí là lãng phí.

Theo ông Nguyễn Quốc Minh - Phó trưởng ban phụ trách ban chiến lược phát triển Tập đoàn Điện lực Việt Nam, theo Quy hoạch điện VII điều chỉnh, tổng công suất các nguồn điện dự kiến đưa vào vận hành trong giai đoạn 2016 - 2020 là 21.650 MW. Tuy nhiên, tính tổng giai đoạn 2016 - 2020, nguồn phát điện chỉ đạt 16.500 MW. Ngoài ra, ông Minh còn cảnh báo: "Nguồn điện từ chỗ có dự phòng 20 - 30% ở giai đoạn 2015 - 2016, đến năm 2018 - 2019 hầu như không còn dự phòng và sang giai đoạn 2021 - 2025 rơi vào tình trạng thiếu nguồn cấp điện".

TRẮC LONG - THANH TUYỀN

nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động