RSS Feed for Quốc tế kêu gọi Lào ngừng xây đập thủy điện trên dòng Mekong | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ năm 26/12/2024 21:35
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Quốc tế kêu gọi Lào ngừng xây đập thủy điện trên dòng Mekong

 - Trong một bản thông cáo phát đi ngày 2/10/2014, Tổ chức Sông ngòi Quốc tế cho rằng việc tham vấn xây dựng đập thủy điện Don Sahong của Lào dường như "thất bại ngay từ khi chưa bắt đầu".

Đập thủy điện Don Sahong của Lào đang theo tiền lệ xấu

Vị trí dự kiến xây đập thủy điện Don Sahong trên dòng chính Mekong. Nguồn: Phnompenhpost

Tổ chức này đã dùng hình ảnh "xa tại mã tiền" để ví von sự bất hợp lý của Lào khi đơn phương đưa ra các quyết định ảnh hưởng đến toàn vùng Mekong.

Báo cáo viết: "Trong thời gian 6 tháng thực hiện quy trình thông báo, tham vấn trước, và thỏa thuận (PNPCA) sẽ không mang lại ý nghĩa gì nếu không có các nghiên cứu cơ bản cần thiết, bao gồm một bản đánh giá tác động môi trường xuyên biên giới và những công cụ hỗ trợ cần thiết khác để đánh giá dự án. Nếu thiếu đi nền tảng vững chắc, quy trình tham vấn này sẽ chỉ là mang tính bề nổi về hợp tác khu vực, song thực chất đã thất bại".

Theo hướng dẫn của Ủy hội Sông  Mekong Quốc tế (MRC), PNPCA phải diễn ra trước khi có quyết định triển khai dự án. Ý nghĩa sâu xa của quy trình này là để các quốc gia thành viên có cơ hội đánh giá và đưa ra các kiến nghị đối với đề xuất dự án. Đồng thời, họ buộc phải rà soát một cách thận trọng xem liệu có bất kỳ tác động tiêu cực nào ảnh hưởng lên quyền và lợi ích quốc gia.

Tuy nhiên, tại cuộc họp lần thứ 20 của Ủy hội sông  Mekong diễn ra vào tháng 6/2014 Lào khẳng định họ sẽ tiếp tục xây dựng đập Don Sahong, bất chấp quy trình tham vấn trước. Trong một báo cáo gần đây, nhà thầu Mega-First Cooporation Berhad  cũng khẳng định các công việc xây dựng  đang tiến triển.

Trước đó, trước những quan ngại về quá trình ra quyết định xây đập Thủy điện Don Sahong, Liên minh bảo vệ dòng sông Mekong đã gửi bản tham vấn đến Thủ tướng bốn quốc gia: Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam.

Đại diện Liên minh bảo vệ dòng sông Mekong cho biết: Chúng tôi đặc biệt quan tâm đến sự đệ trình của chính phủ Lào PNPCA cho việc xây dựng đập Don Sahong.

Theo Liên minh bảo vệ dòng sông Mekong, nếu được xây dựng, đập thủy điện Don Sahong sẽ tác động nghiêm trọng đến cá sông Mekong và sự di cư của chúng trong toàn lưu vực sông. Điều này đe dọa an ninh lương thực và sinh kế của hàng triệu người, ảnh hưởng đến kinh tế và làm mất ổn định về chính trị bởi sự gia tăng căng thẳng giữa chính quyền các nước do những thất bại của hợp tác khu vực.

Theo Liên minh bảo vệ dòng sông Mekong, quá trình tham vấn trước khi xây dựng đập Xayaburi được thừa nhận là một thất bại. Việc hạn chế sự tham gia của các bên liên quan cả về số lượng người lẫn các lĩnh vực liên quan trong trình tự tham vấn đã loại trừ nhiều tiếng nói quan trọng, bao gồm những cộng đồng địa phương ở Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam.

Liên minh bảo vệ dòng sông Mekong kêu gọi các nhà lãnh đạo Mekong ngăn chặn ngay lập tức quá trình tham vấn trước cho Đập Don Sahong và giải quyết lỗ hổng nghiêm trọng trong PNPCA hiện đang là rào cản đối với việc tham gia, công bố thông tin tham vấn và sự đồng thuận của cộng đồng bị ảnh hưởng và dành thêm thời gian để hoàn thành nghiên cứu về các tác động của các con đập trên dòng chính.

Theo Liên minh bảo vệ dòng sông Mekong, các đập sông Mekong nên bao gồm tối thiểu các tiêu chí như sau:

(1) Tham vấn phải diễn ra trước khi quyết định tiến hành một dự án. Không xây dựng, không ký kết thỏa thuận xây dựng trong quá trình tham vấn.

(2) Có tiêu chí rõ ràng khi ra quyết định về thiết kế, phạm vi và quy mô của dự án, cũng như tính khả thi của dự án cần được phát triển, công bố trước khi tham vấn​​. Các tiêu chí này cần được cập nhật dựa trên thông tin thu thập được thông qua các cuộc tham vấn.

(3) Các chính phủ thành viên MRC phải nêu rõ cam kết ngay từ đầu quá trình, để đảm bảo thỏa thuận giữa bốn quốc gia - dựa trên tham vấn có sự tham gia - về cách thức tiến hành.

(4) Thông tin đầy đủ, gồm một EIA xuyên biên giới và thiết kế dự án cuối cùng phải được phát hành trước các cuộc tham vấn. Các thông tin liên quan phải đảm bảo ngôn ngữ của các quốc gia ven sông, mọi tài liệu phải được xem xét ngang hàng để đảm bảo tính khách quan.

(5) Ủy ban sông Mekong quốc gia có trách nhiệm đảm bảo đầy đủ đại diện các cộng đồng trong quá trình tham vấn. Mỗi cộng đồng ven sông Mekong phải được mời tham gia vào các cuộc tham vấn. Nguồn lực đầy đủ phải được cung cấp bởi MRC, các chính phủ thành viên và/hoặc các đối tác phát triển.

(6) Các phản hồi, các mối quan tâm của cộng đồng Mekong phải được giải quyết minh bạch và đặt ra tiêu chí rõ ràng để những ý kiến ​​này có tầm ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định cuối cùng.

(7) Quy trình và tiêu chuẩn tham vấn phải như nhau trong tất cả các quốc gia thành viên Ủy hội Mekong để đảm bảo rằng mối quan tâm của tất cả các nước được nêu ra, ghi nhận và xem xét như nhau. Điều này có thể được đảm bảo bằng cách để một bên thứ ba tham gia giám sát và theo dõi quá trình này.

NangluongVietnam.vn

nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động