GE bàn giao nhà máy điện siêu tới hạn đầu tiên ở Đông Nam Á
08:29 | 27/04/2017
Tua bin chạy bằng CO2 "siêu hiệu quả"
Điện than thông minh hơn và sạch hơn
GE theo đuổi môi trường sạch hơn
Nhà máy điện Manjung 4 là nhà máy nhiệt điện than sử dụng công nghệ siêu tới hạn đầu tiên tại khu vực Đông Nam Á.
Là tổng thầu thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công của Nhà máy điện Manjung 4 cùng đối tác liên doanh CMC Engineering, GE đã hoàn thành dự án theo đúng tiến độ và ngân sách đã được đề ra.
Nhà máy điện Manjung 4 là nhà máy nhiệt điện than sử dụng công nghệ siêu tới hạn đầu tiên của Đông Nam Á và là một phần quan trọng trong chính sách đa dạng hóa nguồn năng lượng của Malaysia.
Nhà máy điện Manjung 4 là nhà máy điện độc lập lớn nhất của khu vực Đông Nam Á, có thể sản xuất đủ điện năng để phục vụ cho gần hai triệu hộ gia đình.
Nhà máy điện Manjung 4 được xây dựng trong bốn năm và bắt đầu đi vào vận hành thương mại từ ngày 14/4/2015. Sử dụng công nghệ đốt than siêu tới hạn của GE, Nhà máy có thể sản xuất điện năng với lượng phát thải thấp hơn đến 10% so với các lượng phát thải trung bình từ các nhà máy nhiệt điện than trên toàn thế giới. Trong khi đó, mỗi phần trăm hiệu suất tăng lên cũng đồng nghĩa với việc giảm 2% lượng khí thải CO2 cũng như giảm chi phí vận hành và duy trì nhà máy.
Trong suốt quá trình hoạt động, Nhà máy điện Manjung 4 đã hoàn thành các cam kết về hiệu suất hoạt động, tạo ra các giá trị cộng thêm cho TNB. Bên cạnh hiệu suất vượt trội, nhà máy còn có mức khả dụng cực cao, đặc biệt là vào năm thứ hai của việc vận hành. Nhà máy đã đạt được 94,5% mức độ khả dụng trong hai năm vận hành đầu tiên, vượt xa so với tỉ lệ mục tiêu trong khi vẫn cho phép TNB cung cấp điện năng cho toàn bộ tải trên lưới điện.
“Nhu cầu năng lượng của khu vực Đông Nam Á đang gia tăng và than là một thành phần quan trọng trong hỗn hợp năng lượng. Bên cạnh việc cung cấp cho Nhà máy điện Manjung 4 các giải pháp đáng tin cậy, hiệu quả và tiết kiệm chi phí, chúng tôi cũng đồng thời chứng minh rằng: than sẽ tiếp tục giữ vai trò quan trọng khi nhu cầu về năng lượng đáng tin cậy và bền vững của khu vực ngày càng tăng cao. Nhà máy điện Manjung 4 là bước tiến mới nhất trong việc phát triển của các nhà máy nhiệt điện than và là minh chứng rõ nét cho tiềm năng phát triển của công nghệ trọng yếu nhằm giảm thiểu khí thải trong khi vẫn đáp ứng được nhu cầu năng lượng ngày càng tăng cao của khu vực Đông Nam Á”, ông Andreas Lusch, Chủ tịch, kiêm Giám đốc Điều hành của GE Steams Power Systems, cho biết.
Nhà máy điện Manjung 4 sở hữu công nghệ kiểm soát môi trường cực kỳ tinh vi, giúp giảm thiểu đến 70% lượng khí thải SO2 và NOx so với các nhà máy Manjung khác. Hệ thống khử lưu huỳnh trong khí thải (FGD) từ nước biển của GE có thể giúp giảm đến 90% lượng khí SO2, đồng thời giữ lượng phát thải khí SO2 của Manjung 4 ở mức 200mg/Nm3, thấp hơn rất nhiều so với tiêu chuẩn của World Bank là 750 mg/Nm3.
Với khả năng thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình mang đẳng cấp quốc tế, GE Steam Power Systems đã giúp các công ty điện lực như TNB đáp ứng tốt các chỉ tiêu về sản lượng điện và các quy chuẩn về môi trường trong ngành công nghiệp năng động này. Dự án đã mang lại cho GE Power Systems các giải thưởng được trao tặng bởi Hiệp hội Quản lý Dự án Quốc tế và Năng lượng châu Á.
Vì sao Việt Nam cần phát triển nhiệt điện than? (Bài 1)
Vì sao Việt Nam cần phát triển nhiệt điện than? (Bài 2)
Vì sao Việt Nam cần phát triển nhiệt điện than? (Bài 3)
Vì sao Việt Nam cần phát triển nhiệt điện than? (Bài 4)
Vì sao Việt Nam cần phát triển nhiệt điện than? (Bài 5)
Vì sao Việt Nam cần phát triển nhiệt điện than? (Bài 6)
Vì sao Việt Nam cần phát triển nhiệt điện than? (Bài 7)
Vì sao Việt Nam cần phát triển nhiệt điện than? (Bài 8)
Vì sao Việt Nam cần phát triển nhiệt điện than? (Bài 9)
Vì sao Việt Nam cần phát triển nhiệt điện than? (Bài 10)
Vì sao Việt Nam cần phát triển nhiệt điện than? (Bài 11)
Vì sao Việt Nam cần phát triển nhiệt điện than? (Bài 12)
Vì sao Việt Nam cần phát triển nhiệt điện than? (Bài 13)
Vì sao Việt Nam cần phát triển nhiệt điện than? (Bài 14)
Trung tâm Điện lực Long An và vấn đề môi trường
Hậu điện hạt nhân, những vấn đề cần giải quyết
NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM