Việt Nam chưa tận dụng hết nguồn rác thải cho sản xuất điện
14:32 | 21/08/2017
Kiến nghị phát triển thủy điện vừa và nhỏ, năng lượng tái tạo Việt Nam
Những bất cập trong hệ thống chiến lược năng lượng Việt Nam
Theo ông Phạm Trọng Thực, với dân số hơn 93 triệu người, hàng năm lượng rác được thải ra tại Việt Nam là rất lớn, trung bình có gần 35.000 tấn chất thải rắn sinh hoạt đô thị và 34.000 tấn chất thải sinh hoạt nông thôn thải ra mỗi ngày.
Ở các thành phố lớn như Hà Nội và Hồ Chí Minh, mỗi ngày có từ 7.000-8.000 tấn rác thải ra/ ngày. Lượng rác hiện nay chưa được sử dụng triệt để biến thành nguồn năng lượng phục vụ cuộc sống.
Ông Phạm Trọng Thực cho biết, khoảng 85% lượng chất thải hiện nay tại Việt Nam đang được xử lý chủ yếu bằng công nghệ chôn lấp, đòi hỏi nhiều quỹ đất, trong đó 80% là bãi chôn lấp không hợp vệ sinh tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm môi trường và chưa tận dụng được hiệu quả nguồn năng lượng sinh ra.
Chính phủ Việt Nam đã đặt ra những mục tiêu trong việc tăng cường sản xuất điện năng nhằm đảm bảo an ninh năng lượng và phát triển kinh tế theo hướng “xanh” và bền vững cũng như đảm bảo “Mức đóng góp quốc gia tự quyết định” để ứng phó với biến đổi khí hậu.
Để khuyến khích việc xử lý hiệu quả chất thải rắn cho sản xuất năng lượng. Chính phủ đã ban hành nhiều cơ chế khuyến khích như giá mua điện (FIT) ở mức 10,05 US cents/kWh cho các dự án phát điện sử dụng chất thải rắn sử dụng công nghệ đốt trực tiếp theo Quyết định số 31/2014/QD-TTg và Thông tư số 32/2015/TT-BCT của Bộ Công Thương về phát triển dự án và hợp đồng mua bán điện mẫu.
Theo chiến lược Phát triển năng lượng tái tạo được phê duyệt vào cuối năm 2015, tỷ lệ xử lý chất thải rắn đô thị cho mục tiêu năng lượng được sự kiến sẽ tăng từ mức không đáng kể hiện nay lên 30% vào năm 2020, và xấp xỉ 70% vào năm 2030 và phần lớn chất thải rắn sinh hoạt đô thị sẽ được sử dụng cho mục đích sản xuất năng lượng vào năm 2050.
Hội thảo tham vấn “Sổ tay hướng dẫn phát triển dự án phát điện nối lưới từ chất thải rắn tại Việt Nam” do Tổng Cục năng lượng, Bộ Công Thương phối hợp với Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức (GIZ) triển khai dưới sự ủy quyền của Bộ Hợp tác Kinh tế và Phát triển Liên bang Đức (BMZ) vừa được tổ chức tại Hà Nội.
TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM