Tỷ lệ huy động các loại hình nguồn điện 8 tháng đầu năm 2023
08:26 | 11/09/2023
Quy hoạch điện VIII - Thảo luận làm rõ những thách thức và gợi ý cơ chế, chính sách Tại TP Hồ Chí Minh, Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội phối hợp với Hội đồng Khoa học Tạp chí Năng lượng Việt Nam vừa tổ chức thành công hội thảo “Triển khai Quy hoạch điện VIII - Những thách thức và gợi ý chính sách”. |
Giảm tổn thất điện năng, ngành Điện lực Việt Nam đối diện thách thức nào tiếp theo? Tổn thất điện năng đã giảm đáng kể từ 12,23% vào năm 2003 xuống còn 6,25% vào năm 2022, đưa tỷ lệ tổn thất điện năng của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) sát ngưỡng kỹ thuật, ngang bằng với nhiều nước tiên tiến trên thế giới. Nhưng để tiếp tục giảm chỉ số này, ngành điện sẽ phải đối diện với những khó khăn, thách thức nào trong thời gian sắp tới? Tạp chí Năng lượng Việt Nam giới thiệu bài viết của chuyên gia PECC2 phân tích về nội dung này để bạn đọc tham khảo. |
Sản lượng điện sản xuất toàn hệ thống tháng 8/2023 đạt 25,6 tỷ kWh - tăng 7,2% so với cùng kỳ tháng 8/2022. Lũy kế 8 tháng, sản lượng toàn hệ thống đạt 186,3 tỷ kWh, tăng 2,7% so với cùng kỳ năm trước.
Trong 8 tháng đầu năm 2023, điện sản xuất của EVN và các Tổng công ty Phát điện đạt 77,98 tỷ kWh, chiếm 41,86% sản lượng điện sản xuất của toàn hệ thống.
Về đầu tư xây dựng, trong 8 tháng đầu năm 2023, EVN và các đơn vị đã khởi công 41 công trình và hoàn thành đóng điện, đưa vào vận hành 54 công trình lưới điện từ 110 kV đến 500 kV, trong đó có một số dự án quan trọng như: Nâng công suất Trạm biến áp 500 kV Quảng Ninh, đường dây 220 kV Nậm Mô - Tương Dương, trạm cắt 220 kV Bờ Y, nâng công suất Trạm biến áp 220 kV Nhà máy Thủy điện Trị An, nâng khả năng tải đường dây 220 kV Hà Đông - Thường Tín, Trạm biến áp 220 kV Bắc Quang và các đường dây 220 kV - 110 kV đấu nối, lắp đặt các bộ tụ để nâng cao chất lượng điện áp miền Bắc...
Về tình hình thực hiện thủ tục các dự án năng lượng tái tạo (NLTT) chuyển tiếp: Đến thời điểm cuối tháng 8 đã có 79/85 dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp với tổng công suất 4.449,86 MW đã gửi hồ sơ cho Công ty Mua bán điện để đàm phán giá điện, hợp đồng mua bán điện; trong đó có 67 dự án (tổng công suất 3.849,41 MW) đã đề nghị giá tạm bằng 50% giá trần của khung giá (theo Quyết định số 21/QĐ-BCT ngày 07/01/2023 của Bộ Công Thương).
EVN và chủ đầu tư đã hoàn thành đàm phán giá và ký tắt hợp đồng PPA với 61/67 dự án; Bộ Công Thương đã phê duyệt giá tạm cho 58 dự án với tổng công suất 3.181,41 MW; có 20 nhà máy/phần nhà máy với tổng công suất 1.171,72 MW đã hoàn thành thủ tục COD, được phát điện thương mại lên lưới.
Trong đó có 23 dự án đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền nghiệm thu công trình/một phần công trình; 29 dự án đã được cấp giấy phép hoạt động điện lực toàn nhà máy/một phần nhà máy; 39 dự án đã có quyết định gia hạn chủ trương đầu tư.
Hiện vẫn còn 6 dự án với tổng công suất 284,70 MW chưa gửi hồ sơ đàm phán. Sản lượng điện phát lũy kế của các dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp tính từ thời điểm được công nhận COD đến ngày 25/8/2023 đạt khoảng 357 triệu kWh./.
BBT TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM