RSS Feed for Tổng quan thị trường biogas ở Việt Nam 2012 | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ sáu 27/12/2024 01:07
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Tổng quan thị trường biogas ở Việt Nam 2012

 - Thị trường tiềm năng cho sản xuất biogas (khí sinh học) tại Việt Nam là rất lớn, nhưng cho đến nay chưa được khai thác triệt để. Trong lĩnh vực chăn nuôi, trang trại hộ gia đình đã trở nên quen thuộc hơn với khí sinh học. Trang trại quy mô vừa và lớn đã bắt đầu sử dụng khí sinh học do nhu cầu bức thiết và mong muốn sử dụng.

 

Hiện nay chỉ có 0,3% trong số17.000 các trang trại lớn đã sử dụng khí sinh học. Chiến lược quốc gia của Chính phủ về Cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường đặt mục tiêu là đến năm 2020 sẽ có khoảng 45% trang trại sử dụng hệ thống quản lý chất thải, đặc biệt là bể biogas để xử lý và quản lý chất thải.

Tương tự như vậy, một lượng lớn rác thải đô thị và rác thải chế biến nông sản, chẳng hạn như đường và sắn, cũng chưa được sử dụng đúng mức và cả hai loại chất thải này đều gây ra ô nhiễm nghiêm trọng đối với môi trường và lãng phí tài nguyên.

Các công ty cũng đang chịu áp lực mạnh mẽ từ trung ương và địa phương trong việc phải có hệ thống xử lý chất thải thích hợp. Do đó, nhu cầu và động lực để sử dụng và sản xuất biogas ở Việt Nam thực sự lớn.

Trong khi nhận thức về sự cần thiết cũng như lợi ích của các hệ thống biogas đã tăng lên một cách đáng kể, thì cho đến nay, rào cản lớn nhất cho việc đầu tư vào hệ thống biogas vẫn là sự thiếu thốn về mặt tài chính và khả năng thương mại thấp trong tương lai gần.

Vì vậy, một số cơ chế tài chính đang được Chính phủ Việt Nam và các nhà tài trợ chuẩn bị.

Hiện trạng sử dụng biogas

Có hai xu hướng chính sản xuất ứng dụng biogas tại Việt Nam: (i) sử dụng biogas phục vụ đun nấu và phát điện cho chiếu sáng ở quy mô hộ gia đình và (ii) sử dụng biogas cho phát điện và làm nhiên liệu/sưởi ở một quy mô lớn hơn (quy mô công nghiệp).

Ở quy mô hộ gia đình, hiện nay có khoảng 500.000 hầm phân hủy biogas. Tuy nhiên, hầu hết các hầm này đều có quy mô nhỏ (dưới 10m3) được xây dựng bởi các hộ gia đình.

Riêng chương trình khí sinh học cho ngành chăn nuôi Việt Nam, do chính phủ Hà Lan tài trợ, tính đến năm 2011 đã xây được 15.678 hầm quy mô nhỏ [1]. Mặc dù không có con số chính thức, nhưng người ta ước tính rằng, có chưa đến 100 hầm biogas thương mại, với dung tích khoàng 100 - 200m3, trong số đó hầu hết đều được khai thác bởi các trang trại nuôi lợn.

Hiện nay có khoảng 17.000 trang trại lợn (với hơn 500 con lợn mỗi trang trại), và dưới 0,3% trong số đó có hầm biogas. Do việc thi hành luật vệ sinh môi trường nghiêm ngặt hơn, nhiều trang trại trong số này sẽ cần đến các hầm phân hủy biogas tại chỗ trong tương lai [2].

Xét về mặt công nghệ, hầu hết các hầm ủ nhỏ là loại hầm vòm cố định. Đối với các hầm ủ trung bình và lớn hơn, phổ biến nhất là các hồ kỵ khí phủ bạt có thể tích nằm trong khoảng 300 - 190.000 m3. Các hồ phủ bạt kỵ khí này thường được sử dụng bởi các trang trại lớn, các nhà máy công nghiệp, hoặc các khu chứa rác thải đô thị.

 

Xây dựng hầm biogas quy mô nhỏ (vòm cố định) ở VN - Ảnh: biogas.org.vn

 

 

Ở quy mô lớn hơn (quy mô công nghiệp), người ta ước tính rằng có hàng chục nhà máy sản xuất biogas trên khắp Việt Nam. Mục đích chính của sản xuất biogas là phát điện phục vụ cho tự dùng của nhà máy, hoặc để sấy sản phẩm (mục đích sử dụng nhiệt).

Cho đến nay, vẫn chưa có nhà máy sản xuất biogas nào được nối lưới vào lưới điện quốc gia.

Nhu cầu tiềm năng cho biogas

Biogas hiện nay được sử dụng chủ yếu cho đun nấu và chiếu sáng ở quy mô hộ gia đình ở các khu vực nông thôn. Tiềm năng sử dụng biogas trong tương lại có thể là dùng để phát điện, bã thải sinh học cho các loại phân bón hữu cơ và nhiên liệu sinh học.

Trong khi đó, nhu cầu sử dụng biogas cho đun nấu và chiếu sáng sẽ tăng cao tại các khu vực nông thôn.

Ngoài ra biogas còn có tiềm năng sử dụng cho quy mô lớn. Các tiềm năng này được nhận dạng như: (i) trang trại chăn nuôi, (ii) các nhà máy chế biến nông - thực phẩm, (iii) các công ty xử lý chất thải (xử lý chất thải rắn và sau đó xử lý nước thải), (iv) các tỉnh thành có ngành nông nghiệp chiếm ưu thế vì nguyên liệu cho sản xuất biogas ở đây rất phong phú.

Nhu cầu tiềm năng từ Việt Nam sẽ là một hệ thống biogas tích hợp, bao gồm thu gom rác thải, các thiết bị sản xuất khí và máy phát điện hoặc thiết bị sản xuất phân bón.

Hầu hết các khách hàng tiềm năng sẽ là các trang trại chăn nuôi lớn, các nhà máy chế biến nông sản như sắn, đường và các công ty quản lý rác thải đô thị vì: (i) áp lực về bảo vệ môi trường đối với các đơn vị này rất cao, (ii) khối lượng chất thải là đáng kể, vì vậy có thể cung cấp đủ cho các hệ thống với quy mô thương mại, và (iii) họ có thể huy động vốn để đầu tư vào các công trình này.

Nguyên liệu cho sản xuất Biogas

Các nguyên liệu phổ biến nhất cho biogas có định hướng thương mại là phân động vât, đặc biệt là phân lợn từ các trang trại nuôi lợn. Một loại nguyên liệu khác, nhưng ít phổ biến hơn là mật rỉ đường từ các xưởng sản xuất đường.

Đối với sản xuất biogas quy mô hộ gia đình, nguyên liệu có thể bao gồm các loại khác như: rơm, trấu, ngô, rác thải từ chế biến nông phẩm… Trong tương lai, rác thải từ chế biến nông nghiệp và các xí nghiệp thực phẩm, cũng như rác thải hữu cơ đô thị cũng có thể trở thành nguồn nguyên liệu quan trọng cho sản xuất biogas.

Nói chung, có 3 dạng hoặc nguồn nguyên liệu chính cho sản xuất biogas là:

(1) Phân bón từ các trang trại chăn nuôi: hàng năm, Việt Nam với khoảng 8 triệu gia súc (trâu, bò) và khoảng hơn 27 triệu con lợn, có thể sản xuất khoảng 2.445 triệu mét khối khí sinh học.

(2) Rừng và chất thải nông nghiệp (gỗ, mùn cưa, vỏ trấu, rơm rạ): Việt Nam có khoảng 27,1 triệu tấn sản phẩm gỗ thải và 56,2 triệu tấn chất thải nông nghiệp.

(3) Các chất hữu cơ từ rác thải sinh hoạt: trung bình lượng chất thải được thải ra trong 1 năm là khoảng 28 triệu tấn. Con số này sẽ tăng lên tới 43,5 triệu tấn vào năm 2015 và 67,6 triệu tấn vào năm 2020. Thành phần chất thải hữu cơ trong rác thải đô thị là khá cao, chiếm khoảng 50% rác thải sinh hoạt đô thị và 70 - 80% rác thải sinh hoạt nông thôn.

Tài chính

Cho đến nay, hầu hết các hầm biogas nhỏ, quy mô hộ gia đình được tài trợ bởi các tổ chức phi chính phủ; đối với các quy mô sản xuất Biogas lớn hơn, các nhà tài trợ như: Ngân hàng Phát Triển châu Á (ADB), Ngân hàng Thế giới (WB), Danida… đang bắt đầu cấp vốn.

Ví dụ, WB bắt đầu xem xét cấp vốn thử nghiệm cho 8 cơ sở sản xuất Biogas cho các trang trại lớn tại 8 tỉnh thành khác nhau. ADB đang làm việc với Chính phủ nhằm phát triển một chương trình cho sản xuất biogas và hỗ trợ ngành nông nghiệp ít các-bon, với nguồn vốn được chuẩn bị khoảng 150 triệu USD, trong đó một phần vốn sẽ được dùng cho việc xây dựng 600 trạm sản xuất biogas cho 600 trang trại vừa và nhỏ, với 20% hỗ trợ tài chính từ chương trình. Quỹ Môi trường Toàn cầu (GEF) cũng cung cấp một phần tài chính.

Từ trước tới nay, nguồn vốn trong nước vẫn bị giới hạn. Mặc dù người ta cũng có thể vay vốn ưu đãi với lãi suất thấp từ Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB), các khoản vay trên thực tế là không nhiều, do khả năng thương mại của các dự án khá thấp. Đồng thời, Quỹ Môi trường Toàn cầu cũng cung cấp các khoản tài trợ nhất định.

Các công ty về biogas ở Việt Nam

Có một vài công ty địa phương cung cấp các dịch vụ xây hầm biogas và các thiết bị liên quan như các máy phát, bộ lọc, hóa chất… Một trong những công ty lớn có thể kể đến như: Hùng Vương, Nông Thôn Việt, Hưng Việt Composite, Cẩm Tuấn Phát Composite, Môi Trường Xanh, Anh Thái và Minh Tuấn.

Cho đến nay, hầu như không có công ty nước ngoài nào hoạt động tại các thị trường địa phương.
Một số công ty nước ngoài từ Đức, Nhật và Mỹ… hoạt động đơn giản như là các nhà cung cấp máy phát, bộ lọc, hóa chất…

Thị trường biogas ở Việt Nam - cơ hội và thách thức

Chính phủ Việt Nam đang khuyến khích các công ty tư nhân Việt Nam và các công ty nước ngoài đầu tư vào năng lượng tái tạo, bao gồm: khí sinh học và năng lượng sinh khối.

Ví dụ, chính phủ có tham vọng để gia tăng sự đóng góp từ năng lượng tái tạo cho phát điện (từ 3,5% năm 2010 tới 4,5% vào năm 2020 và tới 6% vào năm 2030) cũng như gia tăng tái chế chất thải.

Trong năm 2011, Chính phủ thiết lập các mục tiêu như sau: (i) 85% rác thải sinh hoạt đô thị phải được thu gom, trong đó 60% sẽ được tái chế (ii) 40% rác thải sinh hoạt nông thôn phải được thu gom với 50% được tái chế trong giai đoạn 2011 - 2015 (iii) 95% rác thải đô thị phải được thu gom, trong đó 85% sẽ được tái chế và (iv) 70% rác thải sinh hoạt nông thôn phải được thu gom với 60% được tái chế trong giai đoạn 2016 - 2020.

Hơn nữa, nhiều công ty tại Việt Nam đang muốn trở thành người tiên phong trong việc sử dụng năng lượng xanh (một phong trào xây dựng thương hiệu sản phẩm thân thiện với môi trường, nhãn sinh thái) cho sản xuất cũng như tìm kiếm các nguồn năng lượng khác nhau nhằm làm giảm chi phí của điện năng truyền thống trong quá trình sản xuất.

Những thách thức trong đầu tư vào biogas là theo quy định của pháp luật Việt Nam, với các dự án có 30% vốn đầu tư bởi ngân sách nhà nước thì đấu thầu là bắt buộc.

Đối với các dự án thương mại, hoặc dự án được cấp toàn bộ kinh phí bởi các nhà đầu tư, quá trình từ liên hệ đầu tiên tới ký kết hợp đồng có thể ngắn gọn và đơn giản, vì điều này chủ yếu là được quyết định bởi các nhà đầu tư.

Tuy nhiên, một trong những hạn chế chính, là sức ép về thiết bị giá rẻ từ Trung Quốc. Do đó giá thiết bị từ các công ty châu Âu thường được bị xem là rất cao.

Nguồn tài liệu:
[1] Dagmar Zwebe, Tổ chức Phát triển Hà Lan (SNV Việt Nam), trao đổi email (2012).
[2] Summary Market Brief on Biogas in Vietnam (SwedishCentec, 2012).

Nguồn: DEVI - Renewable Energies

 



 

 

nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động