RSS Feed for Tình hình đàm phán giá điện gió, mặt trời chuyển tiếp (cập nhật ngày 26/7) | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ bảy 27/04/2024 21:57
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Tình hình đàm phán giá điện gió, mặt trời chuyển tiếp (cập nhật ngày 26/7)

 - Về tình hình tiếp nhận hồ sơ, kết quả đàm phán, phê duyệt giá điện, ký hợp đồng mua bán điện, nghiệm thu công trình... cho các dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp, Tạp chí Năng lượng Việt Nam dẫn lại số liệu của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cập nhật sáng ngày 26/7/2023 để bạn đọc tham khảo.
Tính toán hiệu quả hệ thống điện mặt trời mái nhà (khu vực Hà Nội) Tính toán hiệu quả hệ thống điện mặt trời mái nhà (khu vực Hà Nội)

Trong bài viết dưới đây, chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam phân tích hiệu quả kinh tế, kỹ thuật, môi trường khi lắp đặt hệ thống điện mặt trời mái nhà (tự dùng) từ 5 kWp đến 2.000 kWp tại Hà Nội. Trong khuôn khổ bài viết không thể đề cập hết các kết quả tính toán, vì vậy, nếu bạn đọc quan tâm, có thể liên hệ với tác giả (*).

Kết quả tính toán hiệu quả kinh tế và tổn thất của điện mặt trời mái nhà tự dùng Kết quả tính toán hiệu quả kinh tế và tổn thất của điện mặt trời mái nhà tự dùng

Năng lượng mặt trời là nguồn năng lượng tái tạo, không cạn kiệt. Nguồn điện từ điện mặt trời mái nhà giúp tiết kiệm chi phí tiền điện do không sử dụng điện lưới, hoặc giảm chi phí tiền điện theo giá điện sinh hoạt bậc thang; chi phí vận hành và bảo trì thấp; suất đầu tư đối với điện mặt trời giảm bình quân trên 10%/năm trong những năm gần đây; làm giảm lượng khí thải carbon gây hiệu ứng nhà kính toàn cầu. Ngoài ra, sử dụng điện mặt trời còn làm tăng thêm khả năng cạnh tranh hàng hoá khi áp dụng chứng chỉ xanh. (Tính toán, phân tích của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam).

Theo báo cáo của EVN: Tính đến sáng ngày 26/7/2023, có 17 nhà máy/phần nhà máy năng lượng tái tạo chuyển tiếp, với tổng công suất 832,92 MW đã hoàn thành thủ tục công nhận ngày vận hành thương mại (COD), phát điện thương mại lên lưới.

Sản lượng điện phát lũy kế của các dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp tính từ thời điểm COD đến ngày 24/7/2023 đạt khoảng 165,5 triệu kWh. Trong đó, sản lượng điện phát trung bình ngày khoảng 3,2 triệu kWh, chiếm khoảng 0,4% tổng sản lượng nguồn điện được huy động.

Đến nay, đã có 72/85 dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp, với tổng công suất 3.931,86 MW gửi hồ sơ cho Công ty Mua bán điện để đàm phán giá điện, hợp đồng mua bán điện. Trong đó, có 60 dự án (tổng công suất 3.331,41 MW) đề nghị giá tạm bằng 50% giá trần của khung giá (theo Quyết định số 21/QĐ-BCT ngày 7/1/2023 của Bộ Công Thương).

Hiện EVN cùng chủ đầu tư đã hoàn thành đàm phán giá và ký tắt đồng mua bán điện (PPA) với 58/60 dự án, Bộ Công Thương đã phê duyệt giá tạm cho 58 dự án, với tổng công suất 3.181,41 MW.

Tính đến thời điểm hiện tại, đã có 21 dự án được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền nghiệm thu công trình/một phần công trình, 29 dự án đã được cấp giấy phép hoạt động điện lực toàn nhà máy/một phần nhà máy và 37 dự án đã có quyết định gia hạn chủ trương đầu tư.

Tuy nhiên, hiện vẫn còn 13 dự án với tổng công suất 802,70 MW chưa gửi hồ sơ đàm phán.

BBT Tạp chí Năng lượng Việt Nam sẽ tiếp tục theo dõi, cập nhật tình hình đàm phán giá điện đối với nguồn điện gió, mặt trời chuyển tiếp khi có số liệu tổng hợp mới./.

BBT TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động