RSS Feed for Tiết kiệm năng lượng ở Cần Thơ: Địa phương vào cuộc | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ tư 11/09/2024 19:13
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Tiết kiệm năng lượng ở Cần Thơ: Địa phương vào cuộc

 - Triển khai giai đoạn II Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, Cần Thơ đã thực hiện đồng bộ các giải pháp, nhằm đẩy mạnh sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Tiết kiệm năng lượng 2015: Thiết thực và hiệu quả hơn

DƯƠNG NGHĨA HIỆP, PGĐ Sở Công Thương Cần Thơ

Vấn đề năng lượng đã và đang đặt ra những thách thức lớn trong phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Nhằm hạn chế tác động tiêu cực từ các thách thức này, Chính phủ Việt Nam đã dành sự ưu tiên thích đáng cho việc giải quyết vấn đề năng lượng trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội, trong đó, nhấn mạnh đến việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) vế sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả bao gồm các hoạt động khuyến khích, thúc đẩy, tuyên truyền cộng đồng, các hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ và các biện pháp quản lý bắt buộc, nhằm thực hiện đồng bộ các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong toàn xã hội.

Các đoàn thể thành phố Cần Thơ luôn tích cực tham gia tuyên truyền người dân tiết kiệm điện (Ảnh: EVN).

Chương trình được thực hiện từ năm 2006 đến năm 2015, chia 2 giai đoạn. Giai đoạn I thực hiện từ năm 2006-2010 và Giai đoạn II từ năm 2011-2015. Nguồn vốn thực hiện Chương trình được huy động từ các nguồn: Ngân sách Nhà nước, nguồn vốn tài trợ của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, nguồn vốn từ các doanh nghiệp, các nguồn vốn hợp pháp khác.

Khó khăn và thách thức

Các khó khăn thường gặp trong quá trình triển khai Chương trình tiết kiệm năng lượng những năm qua được xác định là do nhận thức của cộng đồng và doanh nghiệp còn hạn chế, chưa sẵn sàng tiếp cận với thông tin về công nghệ và các giải pháp tiết kiệm năng lượng. Doanh nghiệp chưa có vốn hoặc không tiếp cận được những khoản vay tín dụng ưu đãi cho các dự án tiết kiệm năng lượng. Mặt khác do các khó khăn về tài chính nên các doanh nghiệp dừng triển khai các dự án tiết kiệm năng lượng, đặc biệt là các ngành tiêu thụ nhiều năng lượng như ngành thép và xi măng.

Cơ chế hỗ trợ cho các doanh nghiệp đầu tư thay thế dây chuyền công nghệ lạc hậu bằng dây truyền công nghệ hiệu suất cao, tiết kiệm năng lượng còn gặp nhiều hạn chế. Nhiều doanh nghiệp còn chưa thực sự thực hiện các yêu cầu của Luật quy định, chưa xây dựng mô hình quản lý năng lượng cũng như xây dựng kế hoạch hàng năm và 5 năm về tiêu thụ năng lượng tại doanh nghiệp, chưa báo cáo với cơ quan chức năng tại địa phương (Sở Công Thương) đầy đủ tình hình tiêu thụ năng lượng tại doanh nghiệp.

Chính quyền địa phương còn hạn chế trong việc quản lý các doanh nghiệp, còn thiếu sự kết hợp giữa các Sở quản lý tại địa phương trong việc thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp thực hiện các quy định của Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Nguồn lực triển khai, giám sát thực hiện Luật SDNL tiết kiệm và hiệu quả và các văn bản quy phạm pháp luật, các quy định liên quan từ Trung ương đến địa phương mặc dù đã có chuyển biến, tuy nhiên cần phải được bổ sung và đào tạo nâng cao năng lực.

Nhiều cơ quan, đơn vị thực hiện Chương trình chưa thật sự chủ động, tích cực triển khai các nội dung, nhiệm vụ được giao; nguồn lực tài chính, lực lượng các chuyên gia kỹ thuật của các đơn vị tư vấn tại nhiều địa phương còn hạn chế, do vậy, việc thực hiện kiểm toán năng lượng và tư vấn các giải pháp TKNL cho các doanh nghiệp còn yếu và thiếu.

Đồng bộ nhiều giải pháp

Ban chỉ đạo Chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả được thành lập nhằm điều phối các hoạt động tiết kiệm năng lượng trên địa bàn Tỉnh Cần Thơ. Triển khai giai đoạn hai Chương trình mục tiêu quốc gia vế sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, Cần Thơ đã đưa chương trình tiết kiệm năng lượng thành hoạt động thường xuyên trong đời sống xã hội.

Nhằm nâng cao nhận thức cho cộng đồng, Cần Thơ đã đưa nội dung TKNL vào giảng dạy ngoại khóa trong nhà trường; dạy cho học sinh kiến thức, kỹ năng và phương pháp tiết kiệm năng lượng. Bên cạnh đó, Cần Thơ đã đưa các chuyên gia về tiết kiệm năng lượng đến báo cáo các chuyên đề về tiết kiệm năng lượng trong các cơ sở giáo dục và tại các cơ sở sản xuất, cộng đồng dân cư. Ngoài ra, Cần Thơ cũng đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến thông tin về các giải pháp tiết kiệm năng lượng; Thông tin về các loại hình tiết kiệm năng lượng, tình hình và xu hướng tiêu thụ năng lượng; Giới thiệu quy chuẩn kỹ thuật, định mức sử dụng năng lượng áp dụng trong các ngành sản xuất công nghiệp.

Triển khai chương trình dán nhãn năng lượng, Cần Thơ đã kiện toàn việc xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn về hiệu suất năng lượng của các thiết bị và tiêu chuẩn thử nghiệm để chứng nhận nhãn năng lượng cho các thiết bị. Cần Thơ cũng tăng cường công tác hậu kiểm đối với các thiết bị dán nhãn năng lượng, nhằm thúc đẩy chương trình dán nhãn năng lượng bắt buộc, phát hiện và xử lý các trường hợp vi phạm về dán nhãn năng lượng như: không thực hiện dán nhãn năng lượng đối với các sản phẩm bắt buộc dán nhãn năng lượng theo quy định, dán sai mức hiệu suất năng lượng, nhãn năng lượng sai quy cách... (vai trò của Thanh tra Sở Công thương và Quản lý Thị trường).

Đẩy mạnh công tác tiết kiệm năng lượng trong các cơ sở sản xuất, Cần Thơ đã kiểm tra thường xuyên tình hình sử dụng năng lượng của cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm; tổ chức tiếp nhận, lưu trữ báo cáo sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả hằng năm và 5 năm của các cơ sở theo quy định.

Căn cứ báo cáo định kỳ về sử dụng năng lượng của cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm, Cần Thơ yêu cầu, hướng dẫn cơ sở điều chỉnh kế hoạch hằng năm, kế hoạch 5 năm về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, định mức sử dụng năng lượng cho phù hợp với kế hoạch sản xuất, kinh doanh của đơn vị. Cùng với đó, Cần Thơ cũng tăng cường kiểm tra, xử lý các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm không thực hiện các quy định tại Luật SDNL TK&HQ (điều 33, 34 và 35) và các quy định khác của pháp luật có liên quan về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Việc thúc đẩy tiết kiệm năng lượng trong tòa nhà, công sở được thực hiện đối với các tòa nhà cũ đang hiện hữu, các tòa nhà mới, chuẩn bị đầu tư xây dựng. Trang thiết bị trong công trình bao gồm: Hệ thống chiếu sáng nội thất; Hệ thống thông gió và điều hoà không khí; Thiết bị đun nước nóng; Thiết bị quản lý năng lượng; Thang máy và thang cuốn…

Ban chỉ đạo về TKNL trong đó Sở Công Thương là đơn vị chủ trì phối hợp với các thành viên Ban chỉ đạo tiến hành kiểm tra, thanh tra theo kế hoạch hàng năm, có báo cáo sơ tổng kết, đồng thời nêu lên trường hợp thực hiện Luật tốt và chưa tốt, cũng như biểu dương những tổ chức, cá nhân thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý nhà nước trong quá trình thực hiện kế hoạch của Ban chỉ đạo.

Chương trình MTQG Sử dụng năng lượng TK&HQ giai đoạn 2012-2015 

- Tăng cường giáo dục, tuyên truyền phổ biến thông tin, vận động cộng đồng, nâng cao nhận thức, thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trường.

- Phát triển, phổ biến các trang thiết bị hiệu suất cao, tiết kiệm năng lượng, từng bước loại bỏ các trang thiết bị hiệu suất thấp.

-  Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong tòa nhà.

-  Thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong ngành giao thông vận tải.

NangluongVietnam.vn

nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động