RSS Feed for Tham khảo quốc tế cho dự án nạo vét cảng biển ở Vĩnh Tân | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ năm 23/01/2025 16:44
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Tham khảo quốc tế cho dự án nạo vét cảng biển ở Vĩnh Tân

 - Trong các bài viết trước, chúng tôi đã nhận định việc nhận chìm ngoài biển (lưu giữ) đất, cát được lấy lên trong quá trình nạo vét cảng/luồng/lạch là phù hợp với các tiêu chí về kỹ thuật - công nghệ, kinh tế, và pháp lý. Nội dung bài viết dưới đây là những tham khảo quốc tế về mặt pháp lý và kinh tế cho trường hợp nạo vét xây dựng cảng than ở Vĩnh Tân dựa trên các tài liệu (có địa chỉ) như sau:

Nhiệt điện Vĩnh Tân: "Cái khó ló cái khôn"
Đủ cơ sở pháp lý và thực tiễn để nhận chìm chất nạo vét ở Vĩnh Tân

TS. NGUYỄN THÀNH SƠN - HỘI ĐỒNG PHẢN BIỆN TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

1/ Công ước Helsinki "Về Bảo vệ môi trường tự nhiên Biển Baltic" được ký lần đầu vào năm 1974 giữa 7 nước: Đan Mạch, Đông Đức, Tây Đức, Phần Lan, Ba Lan, Thụy Điển, và Liên Xô, và ký lại vào 9/4/1992.

http://uristu.com/library/konventsii/konvenciy_630/

http://bellona.ru/2007/05/08/konventsiya-po-zashhite-prirodnoj-morsko/

2/ Công ước Bucharest về "Bảo vệ Biển Đen khỏi các ô nhiễm" được ký ngày 21/4/1992 giữa Bungaria, Grugia, Nga, Rumania, Thổ Nhĩ Kỳ, Ucraina.

http://oceanography.ru/index.php/2013-05-24-16-12-00/2014-02-02-17-10-46

http://www.priroda.ru/lib/detail.php?ID=5146

3/ Đạo luật của Liên bang Nga "Về vùng biển nội bộ, lãnh hải, và vùng chủ quyền của LB Nga".

http://base.garant.ru/12112602/

http://www.consultant.ru/document/cons_doc_LAW_19643/

http://meganorm.ru/Index2/1/4293824/4293824757.htm

Các công ước quốc tế về vấn đề tương tự

Mục đích của các công ước quốc tế là cấm các hành động chôn cất ngoài biển các chất thải độc hại và hạn chế các hành động xả thải từ bên ngoài (từ trên không - máy bay, từ dưới nước - tàu biển, hay từ các hoạt động trên bờ) vào nước biển trong các trường hợp cụ thể (được nêu trong công ước).

Theo Công ước về bảo vệ môi trường nước của vùng Biển Baltic (hay còn gọi là "Công ước Helsinki") và Công ước về bảo vệ Biển Đen khỏi các ô nhiềm (hay còn gọi là "Công ước Bucharest"), việc đặt/đổ (размещение/помещение) các vật liệu với các mục đích khác ngoài mục đích loại bỏ đơn thuần, với điều kiện việc đặt/đổ đó không trái với các mục đích được nêu trong các Công ước thì không coi là chôn cất ("не считается захоронением")- không bị cấm.

Ngoài ra, Nguyên tắc 1 trong Phụ lục V của Công ước Helsinki và Điều 2 của Nghị định thư về bảo vệ môi trường Biển Đen khỏi các ô nhiễm (theo Công ước Bucharest) về cấm chôn cất không áp dụng cho trường hợp dịch chuyển đi xa ở ngoài biển các vật liệu (đất cát) được nạo vét bằng các tầu hút bùn, trong điều kiện những vật liệu này có chứa các chất gây ô nhiễm có thể tự phân tán.

Kinh nghiệm của Nga

Về pháp lý:

Bộ Tài nguyên của Nga đã trình ra Duma quốc gia Nga bản giải trình về việc sửa đổi một số điều trong Luật Liên bang "Về vùng biển nội bộ, lãnh hải và vùng chủ quyền của LB Nga" liên quan đến vấn đề nhận chìm ở biển.

Theo đó, Nga là nước tham gia cả hai công ước quốc tế trên. Trong Luật về bảo vệ môi trường của Nga, tại Điều 3 đã xác định, các hoạt động kinh doanh khác có ảnh hưởng đến môi trường xung quanh có thể được tiến hành xuất phát từ những yêu cầu cho phép của tác động đến môi trường xung quanh.

Theo Điều 2 của Luật này, các mối quan hệ phát sinh trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trên lãnh thổ LB Nga không chỉ được điều chỉnh bởi các đạo luật và các quy phạm pháp luật của LB Nga, mà còn được điều chỉnh bởi các hiệp ước quốc tế mà Nga tham gia.

Tuy nhiên, Luật Liên bang "Về vùng biển nội bộ, lãnh hải và vùng chủ quyền của LB Nga" không có các quy định về khả năng các đất cát được lấy lên trong quá trình nạo vét đáy biển được nhận chìm vào các vị trí bãi thải ngầm dưới nước nằm trong vùng biển nội bộ và lãnh hải của LB Nga.

Hơn nữa, Luật Liên bang này còn có mâu thuẫn: Khoản 2 Điều 37 của Luật này đã quy định cấm chôn cất các chất thải và các vật liệu khác, cũng như thải các chất có hại vào vùng biển nội bộ và lãnh hải của LB Nga. Đồng thời, Khoản 3 Điều 34 của Luật này lại quy định các đề án có liên quan đến chôn cất chất thải và các vật liệu khác trong vùng biển nội bộ và lãnh hải của LB Nga thuộc đối tượng chịu sự thẩm định về sinh thái học của Nhà nước.

Mâu thuẫn giữa Điều 34 và 37 vủa Luật này đã dẫn đến sự áp dụng không thống nhất trên thực tế trong quá trình triển khai bãi nhận chìm đát cát được tạo thành trong quá trình nạo vét ở vùng biển nội địa và lãnh hải của LB Nga.

Các công ước quốc tế (Lodon, Hensilki và Bucharest) đều cho phép nhận chìm ngay ngoài biển những đất cát được lấy lên trong quá trình nạo vét ngoài biển. Vì vậy, các đề án nạo vét ở Nga đều đã được đánh giá tích cực trong các kết luận của Hội đồng thẩm định nhà nước về môi trường.

Các đánh giá tích cực của Hội đồng thẩm định được đưa ra dựa trên căn cứ: các đất cát được lấy lên trong quá trình nạo vét đáy biển về bản chất tự nhiên là không bị ô nhiễm, hoặc chỉ bị ô nhiễm nhẹ do hoạt động của con người (в результате антропогенной деятельности).

Năm 2011, trong quá trình thẩm định về sinh thái học của Hội đồng thẩm định nhà nước về các dự án nạo vét cảng ở các vùng Kaliningrad, Capcazơ, Chemriuk, các chuyên gia đã coi đất cát được lấy lên từ đáy biển trong quá trình nạo vét là "chất thải và vật liệu khác" thuộc loại bị cấm theo Luật Liên bang "Về vùng biển nội địa, lãnh hải và vùng chủ quyền". Điều này sẽ dẫn đến 2 nguy cơ lớn: mất an toàn trong vận hành của các cảng và tàu biển; và không thể tiếp tục phát triển mở rộng ngành công nghiệp vận tải biển của Nga.

Về kinh tế:

Chương trình có mục tiêu về "Phát triển hệ thống vận tải của LB Nga giai đoạn 2010-2015" đã xem xét phê duyệt ngân sách của các dự án hạ tầng cảng biển (trong đó có xây dựng và cải tạo các luồng lạch và cảng biển) với khối lượng 182 tỷ rub và huy động các nguồn ngoài ngân sách là 453 tỷ rub. Chương trình này sẽ không thể thực hiện được nếu đất đá thu được trong quá trình nạo vét cảng biển và luồng lạch không được đổ ra biển. [Федеральной целевой программой «Развитие транспортной системы Российской Федерации (2010–2015 годы)» предусматривается бюджетное финансирование объектов инфраструктуры морских портов (в том числе строительство и реконструкция подходных каналов и акваторий портов) в объеме 182 млрд. рублей и привлечение внебюджетных источников на сумму более 453 млрд. рублей. Без решения вопроса о размещении грунта, извлеченного при проведении дноуглубительных работ, в подводные отвалы, расположенные во внутренних морских водах Российской Федерации, невозможно реализовать мероприятия указанной федеральной целевой программы- hết trích dẫn].

Vì vậy, Bộ Tài nguyên Nga đã đề xuất phải sửa đổi các điểm còn mâu thuẫn và chưa rõ trong Luật Liên bang để phù hợp với các công ước quốc tế và tình hình thực tế, không coi việc nhận chìm ra ngoài biển các đất cát thu được trong quá trình nạo vét cảng biển là "bị cấm", mà chỉ cần "được thẩm định".

Cụ thể:

1/ Trong Khoản 3 Điều 34 của Luật Liên bang "Về vùng biển nội bộ, lãnh hải và vùng chủ quyền của LB Nga" được đề xuất làm rõ là: "Các dự án thuộc các chương trình Liên bang, các tài liệu và/hoặc các bộ tài liệu có liên quan đến công tác nạo vét phục vụ mục đích xây dựng, cải tạo các công trình kỹ thuật cảng; đến việc xác định vị trí nhận chìm (bãi nhận chìm ngầm dưới nước) các đất cát được lấy lên trong quá trình làm sâu đáy biển, là các đối tượng cần được thẩm định nhà nước về sinh thái" (hết trích dẫn).

2/ Trong Điều 37 được đề xuất cụ thể hóa khái niệm "chất độc hại" với mục đích loại trừ khả năng coi các đất cát được lấy lên từ đáy biển theo thành phần của chúng trong quá trình nạo vét là chất độc hại. Trường hợp, trong thành phần của đất cát được lấy lên từ nạo vét có chất độc hại, việc quyết định về vị trí tiếp tục nhận chìm sẽ được đưa ra phù hợp với Luật Liên bang "Về thềm lục địa của LB Nga" và các văn bản quy phạm pháp luật khác của LB Nga.

Tóm lại, xuất phát từ những vấn đề kinh tế, kỹ thuật và pháp lý, việc nhận chìm ở biển các đất cát thu được trong quá trình nạo vét các công trình cảng biển không thuộc loại hoạt động bị cấm (theo các công ước quốc tế), nhưng phải được thẩm định nhà nước về sinh thái học (theo Luật của liên bang Nga). 

TAPK CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

(Khi sao chép, trích dẫn nội dung, số liệu từ bài viết này phải ghi rõ "nguồn", hoặc "theo": TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM)

nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động