RSS Feed for Chuyển dịch năng lượng Thứ tư 08/05/2024 11:22
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM
Lộ trình Net zero của Việt Nam - Một số nghiên cứu và khuyến nghị từ quốc tế

Lộ trình Net zero của Việt Nam - Một số nghiên cứu và khuyến nghị từ quốc tế

McKinsey - một trong ba công ty tư vấn chiến lược lớn nhất thế giới (Big Three) của Hoa Kỳ vừa cập nhật báo cáo tựa đề “Hoạch định lộ trình hoàn thành mục tiêu phát thải Net zero cho Việt Nam” (Charting a path for Vietnam to achieve its Net-zero goals). Tạp chí Năng lượng Việt Nam tóm tắt các nghiên cứu và khuyến cáo chính của McKinsey liên quan đến lĩnh vực năng lượng để chúng ta tham khảo.
Vietsovpetro phát triển nguồn nhân lực theo xu hướng chuyển dịch năng lượng

Vietsovpetro phát triển nguồn nhân lực theo xu hướng chuyển dịch năng lượng

Trong bối cảnh ngành năng lượng toàn cầu đang chuyển mình mạnh mẽ từ nhiên liệu hóa thạch sang năng lượng tái tạo và xanh sạch, các doanh nghiệp trong lĩnh vực thăm dò và khai thác dầu khí trên thế giới nói chung, cũng như Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Liên doanh Việt - Nga (Vietsovpetro) nói riêng, đứng trước nhiều thách thức lẫn cơ hội. Sự thích ứng và tái cấu trúc nguồn nhân lực trở thành yếu tố quyết định đối với sự phát triển bền vững và thành công của doanh nghiệp dầu khí trong tương lai.
Bàn về quan điểm, định hướng chuyển dịch năng lượng của PVEP trong xu thế phát triển mới

Bàn về quan điểm, định hướng chuyển dịch năng lượng của PVEP trong xu thế phát triển mới

Chia sẻ quan điểm về thích ứng chuyển dịch năng lượng của Tổng công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP) phù hợp với tiềm lực tài chính, công nghệ, nhân lực, chiến lược phát triển, cũng như phù hợp với xu thế chung của các công ty năng lượng thế giới... Nguyễn Anh Tuấn [*] vừa có bài báo gửi tới Tạp chí Năng lượng Việt Nam dưới đây. Trong đó, tác giải nhấn mạnh 3 đỉnh của hình tam giác, đó là: (1) Bảo đảm an ninh năng lượng, (2) khả năng tiếp cận và phù hợp, (3) tính ổn định và bền vững. Rất mong nhận được sự chia sẻ của bạn đọc.
Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 70]: Sự khác biệt của trái phiếu xanh Nhật Bản

Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 70]: Sự khác biệt của trái phiếu xanh Nhật Bản

Chính phủ Nhật Bản bắt đầu phát hành “Trái phiếu chuyển đổi kinh tế xanh” (GX). Việc phát hành trái phiếu này nhằm mục đích hiện thực hoá xã hội không carbon và đầu tư cho các dự án thân thiện với môi trường. Việc phát hành này được đưa ra trong bối cảnh các nhà đầu tư trên thế giới đang tìm kiếm các dự án siêu lớn, với quy mô khoảng 20.000 tỷ Yên (tương đương 132 tỷ USD).
Kinh nghiệm quốc tế về đưa luật pháp vào phân khúc tái chế pin và lộ trình của Việt Nam

Kinh nghiệm quốc tế về đưa luật pháp vào phân khúc tái chế pin và lộ trình của Việt Nam

Kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và mục tiêu trung hòa carbon đang đến gần, đặc biệt trong bối cảnh xe điện (EV) sôi động như hiện nay. Chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam cập nhật một số thông tin liên quan đến những quy định mới về tái chế pin kể từ năm 2024 và kinh nghiệm tái chế pin trên thế giới để bạn đọc cùng tham khảo.
Giá điện 2 thành phần - Xu thế tất yếu trong chuyển dịch năng lượng ở Việt Nam

Giá điện 2 thành phần - Xu thế tất yếu trong chuyển dịch năng lượng ở Việt Nam

Việc áp dụng giá điện hai thành phần (theo công suất và điện năng tiêu thụ) được đánh giá là mang lại nhiều lợi ích cho nhà đầu tư, cũng như người tiêu dùng điện. Vì vậy, Bộ Công Thương đã giao EVN nghiên cứu giá điện hai thành phần để tiến tới thay thế cho giá điện một thành phần (tiền điện chỉ trả theo điện năng tiêu thụ) đang thực hiện. Để làm rõ thêm nội dung này, chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam có bài viết tổng hợp, phân tích dưới đây. Rất mong nhận được sự chia sẻ của các chuyên gia, nhà quản lý và bạn đọc.
Họp Ban chỉ đạo chương trình chuyển dịch năng lượng Việt Nam - EU (lần thứ hai)

Họp Ban chỉ đạo chương trình chuyển dịch năng lượng Việt Nam - EU (lần thứ hai)

Tại trụ sở Bộ Công Thương vừa diễn ra phiên họp lần thứ hai của Ban chỉ đạo Chương trình Chuyển dịch Năng lượng Bền vững Việt Nam - EU (SETP), đồng chủ trì bởi Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân và Đại sứ EU tại Việt Nam Julien Guerrier. Phiên họp cập nhật tiến độ giải ngân gói hỗ trợ ngân sách thuộc chương trình SETP, tiến độ triển khai trong năm 2023 và phê duyệt kế hoạch hoạt động của 4 dự án hỗ trợ bổ sung cho năm 2024.
Quá trình xây dựng chính sách giảm điện than ở Đức và một số gợi suy cho Việt Nam

Quá trình xây dựng chính sách giảm điện than ở Đức và một số gợi suy cho Việt Nam

Cách tiếp cận của Đức về giảm phát thải than là tương đối cẩn trọng và toàn diện, đặc biệt là quá trình thảo luận về giảm than được tiến hành khi Đức đã dừng 3 lò phản ứng cuối cùng tại Đức vào tháng 4/2023. Những thông tin về quá trình thảo luận, xây dựng chính sách, cũng như cách tiếp cận chính sách của Đức về giảm nhiệt điện than có thể là bài học kinh nghiệm hữu ích cho các quốc gia khác, trong đó có Việt Nam. Đề cập về nội dung này, chuyên gia chuyển dịch năng lượng của The Asia Foundation có bài báo viết riêng cho Tạp chí Năng lượng Việt Nam dưới đây. Rất mong nhận được sự chia sẻ, thảo luận của các chuyên gia, nhà quản lý và bạn đọc.
Văn bản cuối cùng ở COP28 và những hệ lụy đến ngành năng lượng Việt Nam

Văn bản cuối cùng ở COP28 và những hệ lụy đến ngành năng lượng Việt Nam

COP28 đã kết thúc ở Dubai (UAE), đa số các quốc gia vui mừng vì có một thỏa thuận mới mạnh mẽ hơn chống lại biến đổi khí hậu. Một số quốc gia (kể cả nước lớn) không hài lòng với thỏa thuận, nhưng đành chấp nhận. Chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam tổng hợp một số thông tin tại hội nghị và nhận định về các ảnh hưởng của văn bản thỏa thuận cuối cùng đến ngành năng lượng Việt Nam.
Tập đoàn Hoa điện Trung Quốc và EVN bàn hợp tác về chuyển dịch năng lượng

Tập đoàn Hoa điện Trung Quốc và EVN bàn hợp tác về chuyển dịch năng lượng

Ngày 14/12, tại Hà Nội, Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) Đặng Hoàng An đã làm việc với Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Hoa điện Trung Quốc (CHD) Câu Vĩ và đoàn công tác.
Dự án điện gió Khai Long (giai đoạn 1) đang được JETP xem xét hỗ trợ

Dự án điện gió Khai Long (giai đoạn 1) đang được JETP xem xét hỗ trợ

Tại hội nghị xúc tiến đầu tư và công bố Quy hoạch tỉnh Cà Mau thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được tổ chức mới đây tại tỉnh Cà Mau, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Bamboo Capital Nguyễn Hồ Nam cho biết: Dự án điện gió Khai Long (giai đoạn 1) đang được Đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP) xem xét hỗ trợ.
COP28 - Mục tiêu quốc tế về điện hạt nhân, năng lượng tái tạo và kế hoạch của Việt Nam

COP28 - Mục tiêu quốc tế về điện hạt nhân, năng lượng tái tạo và kế hoạch của Việt Nam

Thông qua quỹ mới giúp các quốc gia nghèo đối phó với biến đổi khí hậu và cam kết tăng gấp ba công suất điện hạt nhân, năng lượng tái tạo là những thông tin được cộng đồng quốc tế quan tâm tại Hội nghị các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP28) tổ chức tại Dubai thuộc Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE). Nhân sự kiện này, BBT Tạp chí Năng lượng Việt Nam, cập nhật những thông tin này để bạn đọc cùng tham khảo.
Đầu tư lớn cho lưới điện theo lộ trình chuyển dịch năng lượng là vấn đề cấp thiết

Đầu tư lớn cho lưới điện theo lộ trình chuyển dịch năng lượng là vấn đề cấp thiết

Trong Kịch bản phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho rằng: Điện gió, mặt trời chiếm gần 90%, vì vậy, việc hiện đại hóa lưới điện và thiết lập các hành lang truyền tải mới là điều cần thiết. Đề cập chủ đề này, chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam tổng hợp những điển nhấn nêu trong Báo cáo đặc biệt của IEA công bố mới đây [*].
Thiết lập khuôn khổ hợp tác về chuyển đổi năng lượng giữa Việt Nam - Nhật Bản

Thiết lập khuôn khổ hợp tác về chuyển đổi năng lượng giữa Việt Nam - Nhật Bản

Thông tin từ Vụ Thị trường châu Á - châu Phi cho biết: Trước sự chứng kiến của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio, Bộ Công Thương Việt Nam, cùng Bộ Kinh tế, Thương mại - Công nghiệp Nhật Bản (METI) đã trao đổi “Biên bản ghi nhớ hợp tác về chuyển đổi năng lượng”.
Đồng đốt sinh khối + than ở châu Á, Việt Nam: Tiềm năng, rào cản và vấn đề cần lưu ý

Đồng đốt sinh khối + than ở châu Á, Việt Nam: Tiềm năng, rào cản và vấn đề cần lưu ý

Tổng hợp của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam từ báo cáo nghiên cứu mới đây của Hiệp hội Năng lượng Sinh học Thế giới cho thấy: Việc phụ thuộc vào than để sản xuất điện ở châu Á không thể dừng lại một sớm một chiều. Vì vậy, khu vực này cần chuyển sang đốt trộn nhiên liệu sinh khối với than để không ảnh hưởng đến mục tiêu an ninh năng lượng, trung hòa carbon và quan trọng hơn là kéo dài tuổi thọ các nhà máy nhiệt điện. Tuy nhiên, việc sử dụng sinh khối trong sản xuất điện đang đối mặt với nhiều rào cản, nhất là chuỗi cung ứng nhiên liệu và logistic.
|< < 1 2 3 4 > >|
Phiên bản di động