RSS Feed for Họp Ban chỉ đạo chương trình chuyển dịch năng lượng Việt Nam - EU (lần thứ hai) | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ năm 12/12/2024 17:13
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Họp Ban chỉ đạo chương trình chuyển dịch năng lượng Việt Nam - EU (lần thứ hai)

 - Tại trụ sở Bộ Công Thương vừa diễn ra phiên họp lần thứ hai của Ban chỉ đạo Chương trình Chuyển dịch Năng lượng Bền vững Việt Nam - EU (SETP), đồng chủ trì bởi Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân và Đại sứ EU tại Việt Nam Julien Guerrier. Phiên họp cập nhật tiến độ giải ngân gói hỗ trợ ngân sách thuộc chương trình SETP, tiến độ triển khai trong năm 2023 và phê duyệt kế hoạch hoạt động của 4 dự án hỗ trợ bổ sung cho năm 2024.
Văn bản cuối cùng ở COP28 và những hệ lụy đến ngành năng lượng Việt Nam Văn bản cuối cùng ở COP28 và những hệ lụy đến ngành năng lượng Việt Nam

COP28 đã kết thúc ở Dubai (UAE), đa số các quốc gia vui mừng vì có một thỏa thuận mới mạnh mẽ hơn chống lại biến đổi khí hậu. Một số quốc gia (kể cả nước lớn) không hài lòng với thỏa thuận, nhưng đành chấp nhận. Chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam tổng hợp một số thông tin tại hội nghị và nhận định về các ảnh hưởng của văn bản thỏa thuận cuối cùng đến ngành năng lượng Việt Nam.

Họp Ban chỉ đạo chương trình chuyển dịch năng lượng bền vững Viêt Nam - EU (lần thứ hai)
Phiên họp lần thứ hai của Ban chỉ đạo Chương trình Chuyển dịch Năng lượng Bền vững Việt Nam - EU (SETP), ngày 23/1/2024.

Phát biểu khai mạc, Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân cho biết: Nhằm góp phần thực hiện mục tiêu cam kết của Việt Nam về phát thải ròng bằng 0 tại COP 26 và kế hoạch huy động nguồn lực để thực hiện Chương trình Đối tác chuyển dịch Năng lượng công bằng (JETP) mà Việt Nam đã thông qua và trình bày tại COP 28, chương trình SETP với tổng trị giá 142 triệu EUR của Liên minh châu Âu (EU) có ý nghĩa quan trọng trong việc hỗ trợ Việt Nam hiện thực hóa mục tiêu chuyển dịch năng lượng, thông qua gói hỗ trợ ngân sách viện trợ không hoàn lại trị giá 121 triệu EUR và 4 dự án hỗ trợ bổ sung trị giá 21 triệu EUR.

Ban chỉ đạo Chương trình họp lần thứ nhất (tháng 5 năm 2022) đã phê duyệt kế hoạch hoạt động giai đoạn 2021 - 2025. Tại phiên họp lần thứ hai (ngày 23/1/2024), Ban chỉ đạo trao đổi thống nhất về tình hình giải ngân đợt 2 năm 2022 và đợt 3 năm 2023, cũng như tiến độ hoạt động của 4 dự án bổ sung, đưa ra các giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc để đảm bảo tiến độ cho các dự án theo đúng kế hoạch.

Đại sứ EU tại Việt Nam Julien Guerrier ghi nhận những nỗ lực đáng kể của Việt Nam trong việc thúc đẩy phát triển các nguồn năng lượng xanh, cũng như những thành quả mà Chính phủ Việt Nam và khu vực tư nhân đã đạt được.

Trong bối cảnh hiện tại, Đại sứ cho biết: EU đang tích cực hành động thúc đẩy thực hiện chương trình chuyển dịch năng lượng công bằng JETP, để thực hiện được điều đó cần tăng cường hợp tác, đối thoại ở mức độ quốc gia, cũng như sự tích cực tham gia của khu vực tư nhân.

Năm 2023, Chính phủ Việt Nam cũng đã ban hành Quy hoạch điện VIII - đây cũng là bước tiến quan trọng, đặt ra nhiều cơ hội, cũng như thách thức của Chính phủ khi thực hiện chuyển dịch năng lượng bền vững. Trong bối cảnh đó, vai trò của diễn đàn trao đổi chính sách như Nhóm đối tác Năng lượng Việt Nam (VEPG) ngày càng trở nên quan trọng, cần thiết, nhằm tăng cường hợp tác giữa Việt Nam và các đối tác phát triển.

Cập nhật tiến độ công tác hỗ trợ ngân sách (bao gồm tiến độ, khả năng đạt được các mục tiêu dự kiến theo logic hỗ trợ trong Hiệp định tài chính chương trình - SETP), đại diện Bộ Công Thương cho biết: Đến thời điểm hiện tại, Chính phủ Việt Nam đã gửi báo cáo giải ngân tới EU và giải ngân đợt 1 năm 2022, đợt 2 năm 2023 đều đạt 100% theo kế hoạch giải ngân.

Hiện tại, Bộ Công Thương đang chuẩn bị tài liệu giải ngân đợt 3 và dự kiến sẽ nộp trong tháng 3 năm 2024. Theo các chỉ số giải ngân, dự kiến đợt 3 cũng sẽ đạt được 100% lượng giải ngân như đã cam kết.

Tuy nhiên, đối với các chỉ số giải ngân đợt 4 (năm 2024), chỉ số về trung tâm đào tạo về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng, phòng thí nghiệm về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng (2 phòng thí nghiệm được thiết lập), cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm áp dụng hệ thống quản lý năng lượng), trong đó có tới 30% số cơ sở có khả năng không đạt được. Vì vậy, Bộ Công Thương đề xuất nhà tài trợ EU điều chỉnh các mục tiêu đối với các tiêu chí giải ngân.

Tại phiên họp, đại diện dự án EVSET đã trình bày về tiến độ dự án hỗ trợ kỹ thuật của SETP. Hiện tại, dự án đã dự thảo 9 điều khoản tham chiếu cho các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật cho Cục Điều tiết Điện lực, Cục Điện lực và Năng lượng Tái tạo, Vụ Tiết kiệm Năng lượng và Phát triển bền vững, Trung tâm Thông tin Năng lượng. Trong đó, một số điều khoản tham chiếu đã được Bộ Công Thương, EU thông qua và đã bắt đầu triển khai, số còn lại đang trong quá trình rà soát, hoàn thiện.

Ngoài ra, dự án đang triển khai các hoạt động hỗ trợ ngoài Bộ Công Thương và tổ chức các diễn đàn trao đổi chính sách năng lượng Nhóm đối tác Năng lượng Việt Nam (VEPG).

Theo đại diện Viện Tăng trưởng Xanh Toàn cầu (GGGI), bà Maria Cecilia Pana: Dự án thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực hiệu quả năng lượng đóng vai trò quan trọng của khu vực trong việc thúc đẩy phát triển các sản phẩm và giải pháp sáng tạo về tiết kiệm năng lượng. Tuy nhiên, khởi nghiệp ở Việt Nam trong lĩnh vực này vẫn còn mới.

Kết thúc phiên họp, Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân đề xuất EU cần có cơ chế linh hoạt hơn để tháo gỡ khó khăn, sửa đổi, điều chỉnh bổ sung về tiến độ và nội dung một cách linh hoạt, tạo điều kiện tối đa cho các chuyên gia thực hiện dự án.

Đại sứ Julien Guerrier chúc mừng Việt Nam đã hoàn thành tiến độ giải ngân đợt 1 và đợt 2 (đạt 100% mức giải ngân theo kế hoạch). Còn các chỉ số giải ngân có thể không đạt được trong kỳ giải ngân thứ 4 sẽ được xem xét để hiệu chỉnh.

Đại diện EU tại Việt Nam nhất trí và thông qua kế hoạch hoạt động đã trình bày tại phiên họp này./.

BBT TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động