RSS Feed for Cảng than Thứ bảy 27/04/2024 05:40
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM
Tạo điều kiện cho phương tiện giao nhận than tại các cảng

Tạo điều kiện cho phương tiện giao nhận than tại các cảng

Để đẩy mạnh hơn nữa công tác tiêu thụ than, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) chỉ đạo các đơn vị kho vận, các đơn vị tham gia vận tải tại các cảng than tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các phương tiện vào giao nhận than tại các cảng.
Cần có chính sách ưu tiên cho chuỗi cung ứng than nhập khẩu

Cần có chính sách ưu tiên cho chuỗi cung ứng than nhập khẩu

Trong tương lai, Việt Nam sẽ phải nhập khẩu 60÷70% khối lượng than cần cho các nhu cầu sử dụng trong nước. Trong đó, nhu cầu nhập khẩu than từ Indonesia của Việt Nam chiếm tới >50% và sẽ tăng lên rất nhanh. Trong khi đó, điều kiện về hạ tầng dịch vụ logistic phục vụ cho việc nhập khẩu than của chúng ta còn rất hạn chế. Vì vậy, Chính phủ Việt Nam cần có những chính sách ưu tiên về nhập khẩu than và sớm đề ra các giải pháp mang tính tổng thể để xử lý các khâu "nút cổ chai" trong chuỗi cung ứng than nhập khẩu.
Giải pháp nào để PVN giải quyết thách thức nguồn than cho điện?

Giải pháp nào để PVN giải quyết thách thức nguồn than cho điện?

Trong số 5 nhà máy nhiệt điện than do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) làm chủ đầu tư, có 2 nhà máy sử dụng nguồn than trong nước (Vũng Áng 1, Thái Bình 2) sử dụng khoảng 7 triệu tấn than/năm; 3 nhà máy (Long Phú 1, Sông Hậu 1 và Long Phú 3) sử dụng nguồn than nhập khẩu khoảng 10,5 triệu tấn than/năm. Trong 5 nhà máy nhiệt điện này, hiện mới chỉ có Vũng Áng 1 đã vận hành từ 2015, còn 3 nhà máy đang trong quá trình xây dựng là Thái Bình 2, Long Phú 1 và Sông Hậu 1 dự kiến đưa vào vận hành giai đoạn 2017-2019. Do đó, để đảm bảo nguồn cung cấp than ổn định, tổ chức vận chuyển và đặc biệt là trung chuyển các nguồn than từ nước ngoài về Việt Nam là hết sức khó khăn. Tạp chí Năng lượng Việt Nam giới thiệu bài viết dưới đây của nhóm tác giả Viện Dầu khí Việt Nam và PV Power Coal phân tích, đánh giá nhu cầu, cũng như các thách thức trong việc cung cấp than cho các nhà máy nhiệt điện của PVN, từ đó đưa ra một số nhận định và khuyến nghị.
Indonesia lên kế hoạch xây dựng cảng than tại Việt Nam

Indonesia lên kế hoạch xây dựng cảng than tại Việt Nam

Công ty PT Intra Asia Indonesia của Indonesia đang lên kế hoạch xây dựng một cảng than tại miền Nam Việt Nam có công suất bốc dỡ 15 đến 20 triệu tấn than/năm, với tổng số vốn đầu tư khoảng 1 tỷ USD, Jakarta Post đưa tin.
Chuẩn bị vận hành băng tải than Khe Ngát - Điền Công

Chuẩn bị vận hành băng tải than Khe Ngát - Điền Công

Dự án xây dựng tuyến băng tải vận chuyển than từ Khe Ngát ra cảng Điền Công (khu vực thành phố Uông Bí, Quảng Ninh) có tổng chiều dài toàn tuyến gần 8 km, công suất 6 triệu tấn/năm, với tổng mức đầu tư trên 1.291 tỷ đồng. Dự án đi vào hoạt động sẽ góp phần nâng cao năng suất vận chuyển than theo hướng hiện đại, đồng thời góp phần bảo vệ môi trường trên địa bàn khu vực.
Phương án nạo vét cảng than Trung tâm Điện lực Vĩnh Tân

Phương án nạo vét cảng than Trung tâm Điện lực Vĩnh Tân

Thời gian qua, một số báo có đưa tin về việc nhận chìm vật chất nạo vét cảng Trung tâm Điện lực Vĩnh Tân, phản ánh lo ngại của người dân về tác động của vật chất nạo vét tới môi trường biển khu vực. Trên cơ sở chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng tại Văn bản số 361/TB-VPCP ngày 16 tháng 8 năm 2017, Bộ Công Thương đã giao Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo tổ chức làm việc với chủ đầu tư các dự án thuộc Trung tâm Điện lực Vĩnh Tân gồm: Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tổng công ty phát điện 3, Công ty nhiệt điện BOT Vĩnh Tân 1 và chủ đầu tư Cảng tổng hợp Vĩnh Tân (các bên) bàn, thống nhất hướng giải quyết.
Nên xem lại khu vực nhận chìm chất nạo vét cảng biển Vĩnh Tân

Nên xem lại khu vực nhận chìm chất nạo vét cảng biển Vĩnh Tân

Tạp chí Năng lượng Việt Nam tiếp tục nhận được nhiều ý kiến, bình luận, phản biện tâm huyết của độc giả về việc nhận chìm chất nạo vét ở cảng biển Vĩnh Tân phục vụ vận chuyển than cho các dự án thuộc Trung tâm Điện lực Vĩnh Tân. Trong đó, có ý kiến của độc giả, chuyên gia Nguyễn Trung Thành cho rằng, với một vùng biển mở, thì khối lượng bùn (chưa đến 1 triệu m3 chất nạo vét khu nước trước bến và vũng quay tàu xuống khu vực biển đã được chọn ở vùng biển Bình Thuận - BBT) là không đáng kể (so với tải trọng trầm tích Sông Mekong đổ ra biển vào mùa lũ vào khoảng 80 triệu tấn/năm - số liệu của Milliman và Syvitski công bố). Tuy nhiên, việc tiến hành quan trắc giám sát cần được thực hiện. Việc điều tra của Viện Hải Dương học Nha Trang không nên dừng lại trong 30 ha nhận chìm, mà nên trên diện tích rộng hơn. Các bản đồ trầm tích khu vực nên xem lại, vì đáy biển nền cát có thể có diện tích rộng hơn nhiều so với khu vực được cấp phép nhận chìm.
Nhận thức sai lầm về nhận chìm chất nạo vét cảng biển Vĩnh Tân?

Nhận thức sai lầm về nhận chìm chất nạo vét cảng biển Vĩnh Tân?

Sau loạt bài báo phản biện khoa học về việc nhận chìm chất nạo vét ở cảng biển Vĩnh Tân phục vụ vận chuyển than cho các dự án thuộc Trung tâm Điện lực Vĩnh Tân (xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận) được đăng tải, Tạp chí Năng lượng Việt Nam tiếp tục nhận được nhiều ý kiến của bạn đọc, đặc biệt là nhận định của GS, TS. Trần Đức Thạnh về "thủy thạch động lực", "điều không thể có về sinh vật bị chôn vùi", và vấn đề "bùn cát lắng đọng nhanh", vv... Trước hết, thay mặt nhóm tác giả, chúng tôi xin chân thành cảm ơn bạn đọc và GS,TS. Trần Đức Thạnh đã quan tâm tới các bài báo, trong đó có một số nhận xét, tạo điều kiện cho chúng tôi được giải trình và làm rõ hơn các kết quả với công luận. Dưới đây, chúng tôi xin trả lời các câu hỏi bạn đọc quan tâm.
Nhận chìm chất nạo vét cảng biển: Luật cho phép, nhưng thực tế thế nào?

Nhận chìm chất nạo vét cảng biển: Luật cho phép, nhưng thực tế thế nào? 1

Luật pháp cho phép, nhưng các bài học đắt giá do nhận chìm đã thống kê chưa? Dự án được thực hiện ra sao cho nước đục không ảnh hưởng đáng kể tới các khu vực biển? Nếu xảy ra gió mùa Đông Bắc với thời gian dài, dòng chảy tại khu vực nhận chìm sẽ thay đổi hướng và nước đục sẽ có khả năng ảnh hưởng tới khu bảo tồn biển Hòn Cau và bãi cạn Breda. Và câu hỏi đặt ra là: Thời gian lắng đọng các chất nạo vét thực tế là bao lâu, trong điều kiện thời tiết, dòng chảy phức tạp như vậy? Đã có mô hình phân tích chưa? Đó là ý kiến của bạn đọc sau loạt bài phản biện khoa học về việc nhận chìm chất nạo vét ở cảng biển Vĩnh Tân phục vụ vận chuyển than cho các dự án thuộc Trung tâm Điện lực Vĩnh Tân được đăng tải trên Tạp chí Năng lượng Việt Nam.
Nghiên cứu xây cảng than cho các nhà máy điện ĐBSCL

Nghiên cứu xây cảng than cho các nhà máy điện ĐBSCL

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng vừa có ý kiến chỉ đạo về việc hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án đầu tư xây dựng cảng trung chuyển than cho các trung tâm nhiệt điện đồng bằng sông Cửu Long.
"Nhận chìm" chất nạo vét cảng biển Vĩnh Tân là phương án hợp lý

"Nhận chìm" chất nạo vét cảng biển Vĩnh Tân là phương án hợp lý

Theo kinh nghiệm quốc tế​, bao gồm các nước Tây Âu, Bắc Âu, Mỹ và nhiều nước khác trên thế giới chủ yếu là nhận chìm ngay sát bờ để giữ lại cát cho bờ bãi quốc gia. Do đó, trong việc nhận chìm các chất nạo vét để xây dựng cảng than, phục vụ các nhà máy nhiệt điện (thuộc Trung tâm Điện lực Vĩnh Tân) cần phải tính toán thật kỹ lưỡng để cân bằng cả về an ninh môi trường, lẫn bài toán kinh tế.
Nhiệt điện Vĩnh Tân: "Nhận chìm" chất nạo vét là giải pháp tối ưu

Nhiệt điện Vĩnh Tân: "Nhận chìm" chất nạo vét là giải pháp tối ưu 1

Dư luận đang rất "ồn ào" về việc Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) phê duyệt, UBND tỉnh Bình Thuận chấp thuận, và Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) thỏa thuận việc "nhận chìm" ngoài khơi vật liệu được lấy lên trong quá trình nạo vét đáy biển để xây dựng cảng than phục vụ dự án các Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân theo đề nghị của phía chủ đầu tư. Tuy nhiên, theo chúng tôi, những ý kiến "phản biện", hay "thư góp ý" về các quyết định của các cơ quan quản lý nhà nước cũng cần dựa trên các cơ sở nhất định. Việc đóng góp ý kiến phản biện không nên "định tính", hay chỉ dựa vào "cảm nhận" của cá nhân. Trong đó, có ý kiến của Giám đốc sở TN&MT tỉnh Bình Thuận và nguyên Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận...
Tham khảo quốc tế cho dự án nạo vét cảng biển ở Vĩnh Tân

Tham khảo quốc tế cho dự án nạo vét cảng biển ở Vĩnh Tân

Trong các bài viết trước, chúng tôi đã nhận định việc nhận chìm ngoài biển (lưu giữ) đất, cát được lấy lên trong quá trình nạo vét cảng/luồng/lạch là phù hợp với các tiêu chí về kỹ thuật - công nghệ, kinh tế, và pháp lý. Nội dung bài viết dưới đây là những tham khảo quốc tế về mặt pháp lý và kinh tế cho trường hợp nạo vét xây dựng cảng than ở Vĩnh Tân dựa trên các tài liệu (có địa chỉ) như sau:
Nhiệt điện Vĩnh Tân: "Cái khó ló cái khôn"

Nhiệt điện Vĩnh Tân: "Cái khó ló cái khôn"

Theo chúng tôi, việc Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt và chấp thuận cho Công ty TNHH Điện lực Vĩnh Tân 1 đổ thải chất nạo vét khu nước trước bến và vũng quay tàu xuống khu vực biển đã được chọn ở vùng biển Bình Thuận là hợp lý (khả thi về mặt kỹ thuật - môi trường) và hiệu quả (khả thi về kinh tế). Về mặt kỹ thuật, đây không phải là "bãi thải quặng đuôi", mà chỉ là "bãi chứa chất nạo vét" - vì chất nhận chìm chỉ là những chất thu được trong quá trình nạo vét đáy biển. Việc nhận chìm chất nạo vét ở biển đã và đang được thực hiện thường xuyên ở Việt Nam, cũng như trên thế giới, vừa vì lý do kỹ thuật, vừa vì lý do kinh tế. Việc nhận chìm chất nạo vét ở Vĩnh Tân thực chất chỉ là xê dịch lớp đất, cát đáy biển ở khu vực này chồng lấp lên lớp đất, cát đáy biển ở khu vực khác. Với trình tự nhận chìm, cường độ nhận chìm và thời gian, kỹ thuật nhận chìm hợp lý, việc nhận chìm sẽ không có ảnh hưởng đáng kể tới đa dạng sinh học biển tại khu vực nhận chìm và các khu vực xung quanh. Thành phần/chất lượng nước biển về lâu dài cũng không có gì thay đổi.
Quảng Bình hỗ trợ EVN thực hiện dự án Nhiệt điện Quảng Trạch

Quảng Bình hỗ trợ EVN thực hiện dự án Nhiệt điện Quảng Trạch

UBND tỉnh Quảng Bình vừa có công văn gửi các ban, ngành và UBND huyện Quảng Trạch yêu cầu phối hợp, tạo điều kiện hỗ trợ Ban quản lý Dự án Nhiệt điện 2 thực hiện công tác điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trạch 1 đảm bảo tiến độ theo cam kết giữa Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) với UBND tỉnh Quảng Bình.
1 2 3
Phiên bản di động