RSS Feed for Nhiệt điện Vĩnh Tân: "Nhận chìm" chất nạo vét là giải pháp tối ưu | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ hai 23/12/2024 18:50
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Nhiệt điện Vĩnh Tân: "Nhận chìm" chất nạo vét là giải pháp tối ưu

 - Dư luận đang rất "ồn ào" về việc Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) phê duyệt, UBND tỉnh Bình Thuận chấp thuận, và Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) thỏa thuận việc "nhận chìm" ngoài khơi vật liệu được lấy lên trong quá trình nạo vét đáy biển để xây dựng cảng than phục vụ dự án các Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân theo đề nghị của phía chủ đầu tư. Tuy nhiên, theo chúng tôi, những ý kiến "phản biện", hay "thư góp ý" về các quyết định của các cơ quan quản lý nhà nước cũng cần dựa trên các cơ sở nhất định. Việc đóng góp ý kiến phản biện không nên "định tính", hay chỉ dựa vào "cảm nhận" của cá nhân. Trong đó, có ý kiến của Giám đốc sở TN&MT tỉnh Bình Thuận và nguyên Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận...

Nhiệt điện Vĩnh Tân: "Cái khó ló cái khôn"
Tham khảo quốc tế cho dự án nạo vét cảng biển ở Vĩnh Tân
Đủ cơ sở pháp lý và thực tiễn để nhận chìm chất nạo vét ở Vĩnh Tân

TS. NGUYỄN THÀNH SƠN - HỘI ĐỒNG PHẢN BIỆN TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Trước hết, đây là việc đã được các cơ quan quản lý nhà nước (BộTN&MT, Bộ GTVT, UBND tỉnh Bình Thuận) cân nhắc dựa trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam, và các "khung pháp lý" cho phép. Việc dư luận xã hội quan tâm đến vấn đề này cũng là dễ hiểu. Tuy nhiên, những ý kiến "phản biện" hay "thư góp ý" về các quyết định của các cơ quan quản lý nhà nước cũng cần dựa trên các cơ sở nhất định như: kết quả nghiên cứu; tình hình thực tế; kinh nghiệm trong nước, cũng như trên thế giới; vv... Việc đóng góp ý kiến phản biện không nên "định tính", hay chỉ dựa vào cảm nhận của cá nhân.

Trong bài viết trước, chúng tôi đã nêu ra để tham khảo các công ước quốc tế có liên quan và kinh nghiệm của Liên bang Nga về vấn đề nhấn chìm ngoài khơi các vật liệu lấy lên trong quá trình nạo vét xây dựng cảng biển (Tham khảo quốc tế cho dự án nạo vét cảng biển ở Vĩnh Tân). Sau đây, xin đề cập tiếp một số khía cạnh khác của vấn đề.

1. Thực tế ở Việt Nam và trên thế giới

Ở Việt Nam: Những năm gần đây, dự án xây dựng Cảng Lạch Huyện ở Hải Phòng (có sử dụng vốn ODA của Nhật Bản) các bên (bên sử dụng vốn và bên cấp vốn) đều thống nhất lưu giữ (nhận chìm bằng xà lan mở đáy) ở ngay ngoài khơi hàng triệu m3 các chất (bùn, cát) được nạo vét ở gần bờ. Việc nhận chìm này chỉ cách "Kỳ quan Thiên nhiên" và "Kỳ quan Địa chất" đã được UNESCO chính thức công nhận (là Vịnh Hạ Long) khoảng 30km và nằm ngay trong khu vực của kỳ quan đang làm thủ tục xin giấy chứng nhận là Đảo Cát Bà.

Trên thế giới: Việc nhận chìm các chất thu được trong quá trình nạo vét đáy biển trở lại xuống đáy biển rất phổ biến. Ví dụ, trong trường hợp bãi biển Palm, Florida, Hoa Kỳ (là bãi biển đẹp và đắt giá nhất Hoa Kỳ) bị xói lở do cát bị sóng làm dịch chuyển theo và lắng đọng ở phía cuối của bãi. Để duy trì bãi, người ta đã nạo vét cát ở cuối bãi, chở lên "nhấn chìm" ở đầu bãi.

Báo cáo của Cục Khí tượng và Hải dương Quốc gia Hoa Kỳ (NOAA) và Cục Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (EPA), của Ủy ban Công ước Đông Bắc Đại Tây Dương (OSPAR) đều khẳng định, trên thế giới hầu hết chất thu được trong quá trình nạo vét biển đều được đổ xuống biển.

Theo Báo cáo đánh giá Đại dương Thế giới (xuất bản năm 2015 của Liên Hợp quốc), chỉ trong năm 2010, riêng nước Bỉ đã đổ 52 triệu tấn nạo vét xuống biển. Báo cáo của OSPAR cho thấy: lượng chất nạo vét đổ xuống Đông Bắc Đại Tây Dương từ năm 1990 tới 2010 hàng năm dao động trong khoảng 80 đến 150 triệu tấn.

2. Đưa chất nạo vét từ biển lên bờ không khả thi về mặt kinh tế

Trong khi cả thế giới đều chấp thuận việc nhấn chìm ngoài khơi các chất thu được trong quá trình nào vét xây dựng cảng biển, gần đây, có ý kiến đề cập đến việc đưa chất nạo vét ở Vĩnh Tân lên bờ.

Trước hết, đây chỉ là ý kiến hoàn toàn "cảm tính", không có cơ sở (của Giám đốc sở TN&MT tỉnh Bình Thuận và nguyên Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận).

"Trên bờ" và "ngoài khơi" là hai môi trường đổ thải/nhận chìm hoàn toàn khác nhau. Nếu chất nạo vét được đổ lên bờ, về nguyên tắc, bãi thải trên bờ cần được xây dựng theo đúng tiêu chuẩn của một "bãi thải" để vừa không được ảnh hưởng tới sinh thái trên bờ, vừa không được ảnh hưởng tới sinh thái dưới biển.

Như vậy, ở Vĩnh Tân đòi hỏi phải xây dựng kè bao rất tốn kém (giống như phương án đổ thải của dự án sắt Thạch Khê, Hà Tĩnh).

Một trong những khó khăn lớn nhất trong triển khai dự án sắt Thạch Khê, Hà Tĩnh của TKV là đổ thải. Có 2 phương án đổ thải: đổ thải trong đất liền - không khả thi về mặt kỹ thuật (do hiện tượng cát chảy); đổ thải lấn biển ven bờ - không khả thi về kinh tế (do chi phí xây kè quá lớn).

Cụ thể như sau:

(1) Phương án đổ thải trên bờ: Hiện nay, trong giai đoạn xây dựng mỏ (bốc đất XDCB), khối lượng đổ thải không lớn (đã thực hiện 12,7 triệu m3), nhưng bãi thải không duy trì được về hình dạng cũng như về kích thước. Điều này sẽ dẫn đến các hậu quả rất lớn về kinh tế và môi trường trong quá trình khai thác quy mô lớn sau này (xem ảnh vệ tinh hình 1).

Hình 1: Ảnh vệ tinh khu vực dự án sắt Thạch Khê.

(2) Phương án xây kè đổ thải lấn biển không khả thi về kinh tế vì các lý do sau:

- Bãi thải ngoài biển, theo thiết kế có diện tích 923ha (9,23km2) và có dung tích chứa 172 triệu m3. Suy ra, chiều cao đổ thải tối thiểu là 18,6m và chiều cao đê bao tối thiểu là >18,6m. Diện tích ngang bình quân 400m2. Tổng chiều dài đê bao chính (bao ngoài) + đê chắn sóng là 8km. Tổng khối lượng xây dựng cơ bản 3,2 triệu m3. Tổng khối lượng đầu tư ban đầu cho bãi thải ngoài biển là 3.200 tỷ đồng.

- Trình tự đổ thải theo từng ô sau khi xây các đê bao phụ. Suy ra, khối lượng ô cần chia và khối lượng xây đê bao rất lớn. Giả sử diện tích mỗi ô 500x500m= 25ha, cần chia thành 40 ô, tổng chiều dài đê bao trong (phụ) là 42km. Tổng khối lượng xây đê bao phụ 18,8 triệu m3. Tổng chi phí xây đê bao phụ 18.800 tỷ đồng.

- Tổng cộng vốn đầu tư xây dựng mới (cho đê bao ngoài + đê chắn sóng) và đầu tư hàng năm cho đê bao trong là 22.000 tỷ đồng. Tính bình quân cho 1 m3 đất đổ ra biển phải đầu tư thêm cho đê bao +đê chắn sóng 128.000 đồng/m3.

- Như vậy, chỉ riêng đê bao và đê chắn sóng đã làm tăng chi phí đổ thải lên hơn 3 lần chi phí bốc đất bình quân so với các mỏ lộ thiên vùng Quảng Ninh.

Trường hợp của Vĩnh Tân, khối lượng đổ thải ít hơn nhiều, nhưng về nguyên tắc, bãi thải cũng phải được thiết kế và đầu tư xây dựng tương tự như ở Thạch Khê. Ngoài ra, việc thiết lập bãi thải trên bờ ở Vĩnh Tân sẽ đòi hỏi chi phí đổ thải lớn hơn so với ở Thạch Khê. Vì còn phát sinh chi phí cho công đoạn dỡ tải từ xà lan mở đáy đưa chất nạo vét từ biển lên bờ (ở Thạch Khê đưa chất thải từ trên bờ xuống biển).

Nói tóm lại, việc đưa chất nạo vét từ biển lên bờ ở Vĩnh Tân là một đề xuất rất kém thông minh và thiếu hiểu biết.

3. Nhận chìm ở Vĩnh Tân không có gì đáng lo ngại

So với việc nạo vét và nhận chìm ở cảng Lạch Huyện, việc nạo vét và nhận chìm ở Vĩnh Tân có nhiều thuận lợi hơn (và vì vậy sẽ không có gì đáng lo ngại) vì các lý do sau:

1/ Vịnh Hạ Long và Đảo Cát Bà nằm trong phần "kín" của Biển Đông. Việc phát tán để làm giảm nồng độ các chất độc hại (nếu có) sẽ xảy ra chậm hơn. Ngược lại, khu biển vùng Bình Thuận là vùng "hở" của Biển Đông nên việc phát tán sẽ nhanh hơn và ít ảnh hưởng hơn.

2/ Đặc điểm của bờ biển vùng Bình Thuận là: bắt đầu từ xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong, bờ biển đổi chiều từ chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam sang chạy theo hướng Đông Bắc - Tây Nam. Vì vậy, vào mùa hè, dòng chảy trong gió mùa Tây Nam sẽ có hướng từ Nam lên Bắc và đi ra khơi ở khu vực ranh giới Bình Thuận – Ninh Thuận và mang nước đục ra lắng đọng ở ngoài khơi. Điều này, cho phép dự báo khu vực "nhận chìm" sẽ hầu như không ảnh hưởng đến khu bảo tồn biển Hòn Cau nằm cách đó 8km về phía Tây Nam (xem hình 2).ới việc nạo vét và đổ thải ở cảng Lạch Huyện, việc nạo vét và đổ thải ở Vĩnh Tân có nhiều thuận lợi hơn (và vì vậy sẽ không có gì đáng lo ngại) vì các lý do sau:

1/ Vịnh Hạ Long và Đảo Cát Bà nằm trong phần "kín" của Biển Đông. Việc phát tán để làm giảm nồng độ các chất độc hại (nếu có) sẽ xẩy ra chậm hơn. Ngược lại, khu biển vùng Bình Thuận là vùng "hở" của Biển Đông nên việc phát tán sẽ nhanh hơn và ít ảnh hưởng hơn.

2/ Đặc điểm của bờ biển vùng Bình Thuận là: bắt đầu từ xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong, bờ biển đổi chiều từ chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam sang chạy theo hướng Đông Bắc - Tây Nam. Vì vậy "dòng chảy Bắc - Nam" vốn tồn tại từ lâu ngoài Biển Đông sẽ bị hạn chế, giảm đi rất nhiều. Điều này, cho phép dự báo khu vực "nhấn chìm" sẽ có ảnh hưởng rất nhỏ (thậm chí không có ảnh hưởng) đến Hòn Cau nằm cách đó 8km về phía Đông Nam (xem hình 2).

Hình 2: Sơ đồ khu vực nhấn chìm.

3/ Theo số liệu quan trắc bằng phao định vị vệ tinh của các đồng nghiệp Hoa Kỳ (đưa ra trong hội thảo tại Việt Nam), do đặc điểm nêu trên của bờ biển vùng Bình Thuận, số liệu về tốc độ dòng chảy trên bề mặt hiện thời (ngày 15/8/2009) ven bờ biển Việt Nam cho thấy: tại khu vực Bình Thuận dòng chảy có tốc độ lớn nhất Việt Nam, đạt trên 100cm/s (xem hình 3).

Hình 3: Tốc độ dòng chảy ngày 15/8/2009 ven bờ biển Việt Nam.

4/ Ngoài ra, số liệu mô phỏng về dòng chảy trung bình tháng do một chuyên gia Việt Nam tổng hợp từ số liệu đo của Hoa Kỳ được lưu trữ tại Trung tâm Dữ liệu Đại dương Quốc gia Hoa Kỳ (NODC) và Hệ thống Quan trắc Đại dương Toàn cầu (GOOS) cho thấy: hầu hết các tháng trong năm (hình 4,5,6,7), trừ tháng 10 (hình 8) dòng chảy ven bờ biển khu vực Vĩnh Tân đều có hướng chủ đạo là Tây Nam - Đông Bắc, như sau:

Hình 4: Hướng chủ đạo của dòng chảy ven bờ biển Việt Nam trong tháng 6.

Hình 5: Hướng chủ đạo của dòng chảy ven bờ biển Việt Nam trong tháng 7.

Hình 6: Hướng chủ đạo của dòng chảy ven bờ biển Việt Nam trong tháng 8.

Hình 7: Hướng chủ đạo của dòng chảy ven bờ biển Việt Nam trong tháng 9.

Hình 8: Hướng chủ đạo của dòng chảy ven bờ biển Việt Nam trong tháng 10.

4. Kết luận

1/ Việc "đề xuất" của tư vấn, "trình" của chủ đầu tư, "cho phép" của Bộ TN&MT, "thỏa thuận" của Bộ GTVT, "chấp thuận" của UBND tỉnh Bình Thuận về việc "nhận chìm" ngoài khơi các chất (bùn và cát) thu được trong quá trình nạo vét xây dựng cảng than của Trung tâm Nhiệt điện Vĩnh Tân là có đầy đủ cơ sở về các mặt (pháp lý, công nghệ, kinh tế) có liên quan đến bảo vệ môi trường biển. Ngoài ra,

2/ Trong điều kiện cụ thể của Việt Nam, việc "nhận chìm" ngoài khơi là giải pháp không thể tránh khỏi (phù hợp với điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế). Tuy nhiên,

3/ Công việc tiếp theo cần lưu ý là quan trắc và giám sát để xử lý các vấn đề có thể phát sinh trong quá trình diễn ra quy luật rất quan trọng của tự nhiên là "tự lấy lại cân bằng".

Tài liệu tham khảo:

http://uristu.com/library/konventsii/konvenciy_630/

http://bellona.ru/2007/05/08/konventsiya-po-zashhite-prirodnoj-morsko/

http://oceanography.ru/index.php/2013-05-24-16-12-00/2014-02-02-17-10-46

http://www.priroda.ru/lib/detail.php?ID=5146

http://base.garant.ru/12112602/

http://www.consultant.ru/document/cons_doc_LAW_19643/

http://meganorm.ru/Index2/1/4293824/4293824757.htm

(Khi sao chép, trích dẫn nội dung, số liệu từ bài viết này phải ghi rõ "nguồn", hoặc "theo": TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM)

nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động