Tác động môi trường và lựa chọn địa điểm dự án điện gió
05:58 | 15/06/2022
Việt Nam phát triển điện gió ngoài khơi: Tiềm năng, thách thức và kế hoạch hành động Việt Nam đã cam kết với quốc tế giảm phát thải khí carbonic về không (Net-zero) vào năm 2050. Các nguồn điện gió trên bờ, gần bờ và ngoài khơi dự tính sẽ chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tồng nguồn phát điện vào năm 2045 (theo Dự thảo Quy hoạch điện VIII). Phát triển điện gió ngoài khơi, ngoài việc khai thác tiềm năng to lớn về năng lượng còn đảm bảo thực hiện tầm nhìn phát triển kinh tế biển... Phân tích của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam. |
Tác động môi trường của điện gió trên biển Việt Nam và giải pháp bảo vệ Hiện nay đã và đang có vài chục dự án điện gió trên các vùng biển gần bờ và xa bờ với công suất dự kiến lên tới hàng trăm GW là nguồn năng lượng xanh, giảm được phát thải khí nhà kính. Với các chính sách phát triển kinh tế biển mới và tăng trưởng xanh, việc xây dựng, vận hành nhiều nhà máy điện gió trên biển sẽ gây ra một số tác động môi trường và cảnh quan. Bài báo tổng hợp, phân tích các nguy cơ tác động môi trường và đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường tại các dự án điện gió trên biển, phục vụ phát triển kinh tế biển bền vững. |
Đánh giá và giảm thiểu tác động môi trường:
Như với tất cả các phương án cung cấp năng lượng, năng lượng gió có thể có những tác động xấu đến môi trường (bao gồm khả năng làm giảm, phân mảnh, hoặc suy thoái môi trường sống đối với động vật hoang dã, cá và thực vật). Hơn nữa, các cánh tua bin quay có thể gây ra mối đe dọa đối với các loài động vật hoang dã đang bay (như chim và dơi). Do tác động tiềm tàng mà năng lượng gió có thể gây ra đối với động vật hoang dã và khả năng những vấn đề này làm trì hoãn, hoặc cản trở sự phát triển của điện gió ở các khu vực tài nguyên gió chất lượng cao, giải quyết các vấn đề về giảm thiểu tác động, lựa chọn địa điểm và cấp phép là một trong những ưu tiên hàng đầu của ngành công nghiệp gió.
Để giải quyết những vấn đề này và hỗ trợ sự phát triển bền vững với môi trường của năng lượng gió tại Hoa Kỳ, WETO đầu tư vào các dự án tìm cách mô tả và sự hiểu biết tác động của tua bin gió đối với động vật hoang dã cả trên đất liền và ngoài khơi. Hơn nữa, WETO đầu tư vào các hoạt động thu thập và phổ biến các nghiên cứu được đánh giá nghiêm ngặt một cách khoa học về tác động môi trường thông qua các trung tâm thông tin tập trung như Tethys.
WETO cũng đầu tư vào nghiên cứu khoa học cho phép đổi mới và phát triển các công nghệ hiệu quả về chi phí có thể giảm thiểu các tác động đến động vật hoang dã tại các trang trại gió trên đất liền và ngoài khơi.
WETO hoạt động để tạo điều kiện cho sự hợp tác liên ngành về các tác động của năng lượng gió và nghiên cứu lựa chọn để cho phép quản lý hiệu quả đồng đô la của người đóng thuế trong việc giải quyết các vấn đề môi trường liên quan đến việc triển khai năng lượng gió tại Hoa Kỳ.
Một số khoản đầu tư của WETO:
WETO đã tài trợ cho nghiên cứu được đánh giá nghiêm ngặt trong hơn 24 năm, một phần thông qua quan hệ hợp tác với ngành công nghiệp gió và các tổ chức môi trường, chẳng hạn như Hợp tác Điều phối gió Quốc gia (NWCC) và Hợp tác Dơi và Năng lượng Gió (BWEC).
NWCC được thành lập vào năm 1994 bởi văn phòng gió của Bộ Năng lượng (DOE) hợp tác với Phòng thí nghiệm Năng lượng Tái tạo Quốc gia (NREL) nhằm giải quyết rộng rãi các rào cản đối với phát triển năng lượng gió (bao gồm truyền tải, thị trường điện và các tác động đến động vật hoang dã). Trong thập kỷ qua, trọng tâm của NWCC là đã chuyển sang giải quyết và phổ biến thông tin chất lượng cao liên quan đến các tác động và giải pháp môi trường.
Vào tháng 5/2009, văn phòng điện gió của DOE đã tài trợ gần 2 triệu đô la cho nghiên cứu môi trường nhằm giảm thiểu rủi ro đối với các loài và môi trường sống chính do phát triển năng lượng gió. Một báo cáo, được hoàn thành và phát hành vào năm 2013 bởi các nhà nghiên cứu từ Đại học Bang Kansas phối hợp với Grassland Community Collaborative của NWCC cho thấy rằng: Sự phát triển của điện gió ở Kansas không có tác động mạnh đến dân số và sự sinh sản của những con gà đồng cỏ.
Kể từ khi thành lập vào năm 2003, Tổ hợp tác Năng lượng Gió và Dơi đã tham gia vào nhiều hoạt động nghiên cứu được tài trợ bởi Phòng thí nghiệm Năng lượng Tái tạo Quốc gia của DOE, bao gồm các nghiên cứu đánh giá tác động của việc thay đổi tốc độ gió tối thiểu mà tại đó tua bin gió bắt đầu sản xuất điện và việc sử dụng các thiết bị ngăn chặn âm thanh bằng sóng siêu âm nhằm mục đích giảm tác động đến dơi tại các tua bin gió.
WETO cũng đang tài trợ cho các dự án nghiên cứu và phát triển nhằm nâng cao sự sẵn sàng về mặt kỹ thuật của các công nghệ giảm thiểu và tối thiểu hóa các tác động đến dơi thông qua cơ hội tài trợ cạnh tranh. Bộ Năng lượng cũng đang hỗ trợ các công ty, trường đại học và tổ chức như: International, Frontier Wind, General Electric, Texas Christian University, University of Massachusetts thử nghiệm thực địa và đánh giá các công nghệ cận thương mại về giảm thiểu tác động đến loài dơi, các kết quả thu được sẽ cung cấp cho các cơ quan quản lý, chủ sở hữu cơ sở điện gió các công cụ hữu hiệu và hiệu quả để giảm tác động lên loài dơi.
Vào năm 2016, WETO đã chọn ra sáu nhóm để thực hiện cải tiến công nghệ bảo vệ các chú đại bàng chia sẻ không phận với các tua bin gió. Hơn 3 triệu đô la đã được phân bổ cho sáu nhóm để thực hiện các dự án nghiên cứu và phát triển công nghệ giảm thiểu tác động đến đại bàng mang tính đột phá quan trọng. Nghiên cứu được hỗ trợ bởi nguồn tài trợ này sẽ cung cấp cho các chủ sở hữu trang trại điện gió các công cụ hữu hiệu và hiệu quả để giảm thiểu tác động tiềm tàng đối với đại bàng tại các trang trại điện gió. Nghiên cứu quan trọng này được xây dựng dựa trên công việc của Bộ Năng lượng nhằm cho phép triển khai năng lượng gió và đảm bảo sự chung sống với động vật hoang dã bằng cách giải quyết các vấn đề về môi trường và địa điểm. Nếu thành công, nghiên cứu sẽ bảo vệ động vật hoang dã đồng thời cung cấp cho ngành công nghiệp gió các công cụ mới để giảm thiểu các rủi ro về quản lý và tài chính.
WETO hỗ trợ các hoạt động nghiên cứu giải quyết các tương tác sinh học với các tua bin gió ngoài khơi. Với sự hỗ trợ này, các nhà nghiên cứu đang thu thập thông tin quan trọng về sinh vật biển và hoạt động của chim, dơi ngoài khơi có ảnh hưởng đến việc triển khai các dự án gió ngoài khơi của Hoa Kỳ.
Ví dụ, Viện Nghiên cứu Đa dạng Sinh học và nhiều cộng tác viên đã tiến hành nghiên cứu lớn nhất về sinh thái từng được hoàn thành ở Trung Đại Tây Dương để tạo ra một bức tranh chi tiết về môi trường ở các khu vực năng lượng gió ở khu vực này nhằm tạo điều kiện cho phép và tuân thủ môi trường đối với các dự án điện gió ngoài khơi.
WETO cũng làm việc với các cơ quan liên bang khác để triển khai các hướng dẫn nhằm cho phép các nhà đầu tư đáp ứng các yêu cầu về quản lý và hành chính theo luật định để bảo vệ động vật hoang dã, an ninh quốc gia và an toàn công cộng. Ví dụ: Văn phòng Công nghệ Năng lượng Gió đã làm việc với Bộ Nội vụ để triển khai Hướng dẫn về phát triển Năng lượng Gió trên Đất liền và Kế hoạch Bảo tồn Đại bàng.
Đánh giá tác động giảm thiểu nhiễu rađa:
WETO cũng tham gia vào quan hệ đối tác liên ngành nhằm giải quyết các tác động tiềm tàng của việc vận hành các tua bin gió đối với các hệ thống radar quốc phòng và dân sự. Trong vài năm qua, cùng với Bộ Quốc phòng (DOD), Bộ An ninh Nội địa (DHS), Cục Hàng không Liên bang (FAA) và Cục Khí quyển và Đại dương Quốc gia (NOAA), WETO đã thực hiện các chiến dịch liên ngành về Kiểm tra và Đánh giá hiện trường (IFT & E) để mô tả tác động của tua bin gió đối với các radar giám sát hàng không hiện có, đánh giá các phương pháp giảm thiểu ngắn hạn do ngành đề xuất, đồng thời thu thập và phân tích dữ liệu để thúc đẩy nghiên cứu, phát triển các phương pháp giảm thiểu dài hạn.
Ba vòng thử nghiệm không khí gần các cơ sở năng lượng gió ở Minnesota và Texas đã được thực hiện trong suốt năm 2012 và 2013, với đỉnh điểm là một báo cáo và bảng thông tin tóm tắt quá trình thử nghiệm. DOE và các đối tác liên ngành của mình đang nỗ lực xây dựng các thử nghiệm này để đảm bảo rằng các phương pháp giảm thiểu đã được thử nghiệm có thể được triển khai để giảm tác động đến radar gần các cơ sở năng lượng gió.
Ngoài ra, Cơ sở dữ liệu tua bin gió của Hoa Kỳ đã được Bộ Quốc phòng, Bộ An ninh Nội địa và Cục Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia sử dụng để thực hiện các đánh giá tác động quan trọng của tua bin gió khi hoạt động lên hệ thống radar. Nỗ lực này kết hợp với hoạt động liên ngành của DOE nhằm giải quyết các tác động tiềm tàng của tua bin gió khi hoạt động đối với hệ thống radar quốc phòng và dân sự thông qua Nhóm công tác giảm thiểu nhiễu ra đa của tua bin gió./.
TS. NGUYỄN MẠNH HIẾN - CHUYÊN GIA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM
Theo: Environmetal impacts and Siting of Wind Projects - Các tác động Môi trường và lựa chọn địa điểm các dự án Gió.