RSS Feed for Kết quả tìm kiếm từ khóa: Trữ lượng than | Trang 1 Thứ tư 08/05/2024 19:26
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM
tu tru luong than the gioi suy ngam ve phat trien ben vung nang luong viet nam

Từ trữ lượng than thế giới, suy ngẫm về phát triển bền vững năng lượng Việt Nam

Trong phạm vi bài viết dưới đây, chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam sẽ nêu rõ quá trình hoàn thiện công nghệ khai thác, sàng tuyển, chế biến, vận chuyển, sử dụng than trên thế giới và suy ngẫm cho trường hợp Việt Nam.
mot so dau hieu cua nganh than toan cau ky cuoi viet nam can luu y nhung gi

Một số dấu hiệu của ngành than toàn cầu [Kỳ cuối]: Việt Nam cần lưu ý những gì?

Hiện nay, với xu thế phát triển nền kinh tế tuần hoàn - nền kinh tế phi chất thải, ngay các loại chất thải từ sản xuất và sinh hoạt từng bị coi là thứ độc hại, vô dụng, bỏ đi đã được thế giới xác định là nguồn tài nguyên thứ cấp quan trọng, cần phải tái chế, sử dụng triệt để nhằm phục vụ sản xuất và đời sống. Với tư duy đó, không có cớ gì lại coi nguồn tài nguyên than là đồ “bẩn thỉu” phải bỏ đi. Ngược lại, chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam cho rằng: Phải tiếp tục tìm cách tốt nhất để khai thác, chế biến, sử dụng chúng phục vụ cuộc sống con người.
mot so dau hieu cua nganh than toan cau ky 2 dau hieu nao can quan tam

Một số dấu hiệu của ngành than toàn cầu [Kỳ 2]: Dấu hiệu nào cần quan tâm?

Từ tổng quan trữ lượng, sản lượng khai thác, xuất - nhập khẩu, tiêu thụ than năm 2020 của toàn thế giới, khu vực, nhóm nước và các nước đại diện (trong kỳ trước), dưới đây, chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam sẽ phân tích, nhận xét làm rõ từng nội dung, cũng như lưu ý những dấu hiệu cần quan tâm của ngành than trên toàn cầu.
anh quoc bo than chuyen sang nltt nhu the nao ky 2 vi sao quoc gia nay roi bo than

Anh quốc bỏ than, chuyển sang NLTT như thế nào? Kỳ 2: Vì sao quốc gia này rời bỏ than?

Việc Vương quốc Anh rời khỏi than là không còn đường lùi trong bối cảnh cạn kiệt trữ lượng than, mức phát thải CO2 cao, cũng như áp lực của EU về giảm phát CO2 và khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo theo Chỉ thị năng lượng tái tạo EU2001 được ban hành bởi Hội đồng châu Âu năm 2001. Đặc biệt là quốc gia này đã đạt đến trình độ phát triển kinh tế ở mức siêu giàu, chấp nhận được mức giá điện cao.
chinh sach gia than cua indonesia va bai hoc tham khao cho viet nam

Chính sách giá than của Indonesia và bài học tham khảo cho Việt Nam

Trong thị trường than đá thế giới, Indonesia là một trong những quốc gia rất nổi bật. Theo thống kê của BP năm 2019, Indonesia đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu than (với 220,3 MTOE chỉ sau sản lượng xuất khẩu than của Úc), đứng thứ 5 thế giới về trữ lượng (với 37 tỉ tấn, chiếm 3,5% tổng trữ lượng than toàn cầu). Ngoài việc sở hữu nguồn tài nguyên than dồi dào, chất lượng phù hợp với nhu cầu của nhiều nước, trong đó có Việt Nam, vị trí địa lý mang tính chiến lược, Indonesia còn có chính sách quản lý tài nguyên than rất cụ thể, đồng bộ, hợp lý và chặt chẽ. Bài báo này đề cập đến chính sách giá than của Indonesia, từ đó rút ra những bài học tham khảo cho Việt Nam trong vấn đề xác định, quản lý và điều hành giá than.
cong uoc minamata va van de quan ly phat thai thuy ngan

Công ước Minamata và vấn đề quản lý phát thải thủy ngân

Lượng thủy ngân (Hg) bị phát thải vào không khí trong quá trình sử dụng than ở Việt Nam là tương đối thấp và so với thế giới vẫn ở mức có thể chấp nhận được. Theo tính toán, tổng lượng phát thải Hg vào không khí ở Việt Nam từ các ngành có sử dụng than (nhiệt điện, xi măng, luyện kim, VLXD, phân bón, hóa chất, chất đốt sinh hoạt với tổng khối lượng trên 80 triệu tấn vào năm 2019) chỉ lớn hơn 2,1 lần so với lượng thủy ngân bị phát thải trong vụ cháy ở Công ty Cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông vừa qua... Để bạn đọc có góc nhìn toàn diện về vấn đề này, Tạp chí Năng lượng Việt Nam thực hiện loạt bài phân tích về quản lý phát thải thủy ngân trong sử dụng than ở Việt Nam, qua đó kiến nghị các giải pháp nhằm quản lý, kiểm soát tốt hơn phát thải thủy ngân trong một số ngành của nền kinh tế. 
nhap khau than cho cac du an dien cua pvn thach thuc va giai phap ky 2

Nhập khẩu than cho các dự án điện của PVN: Thách thức và giải pháp (Kỳ 2)

Xét về mặt vị trí địa lý, mối quan hệ truyền thống, tài nguyên trữ lượng than và khả năng xuất khẩu than bốn nước sẽ đóng vai trò chủ yếu trong việc xuất khẩu than năng lượng (dùng phát điện) vào Việt Nam là: Inđônêxia, Úc, LB Nga và Nam Phi.
kien nghi thu nghiem cong nghe khi hoa than ngam tai hung yen thai binh

Kiến nghị thử nghiệm công nghệ khí hóa than ngầm tại Hưng Yên, Thái Bình

Với Bể than ở Đồng bằng Sông Hồng, Chính phủ đã có nhiều văn bản giao cho Tập đoàn CN Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) thử nghiệm công nghệ khí hóa than ngầm UCG (Underground Coal Gasification) tại Hưng Yên (sau chuyển sang Thái Bình). Vì vậy, theo chúng tôi cần sớm tiến hành thử nghiệm công nghệ UCG tại Thái Bình. Đồng thời với việc đã giao TKV thử nghiệm công nghệ UCG, Chính phủ nên tiếp tục giao Tổng công ty Đông Bắc (kết hợp với trường Đại học Bách khoa Hà Nội) triển khai thử nghiệm công nghệ UCBG tại khu mỏ Tiền Hải...
nhap khau than cho dien cua viet nam thach thuc va giai phap ky 2

Nhập khẩu than cho điện của Việt Nam: Thách thức và giải pháp [Kỳ 2]

Xét về mặt vị trí địa lý, mối quan hệ truyền thống, tài nguyên trữ lượng than và khả năng xuất khẩu than bốn nước sẽ đóng vai trò chủ yếu trong việc xuất khẩu than năng lượng (dùng phát điện) vào Việt Nam là: Inđônêxia, Úc, LB Nga và Nam Phi.
nganh than indonesia va nhung van de viet nam can tham khao

Ngành than Indonesia và những vấn đề Việt Nam cần tham khảo

Indonesia là nước có tiềm năng tài nguyên trữ lượng than và cũng là nước sản xuất than lớn nhất ở Đông Nam Á, đứng thứ ba ở châu Á (sau Trung Quốc và Ấn Độ). Theo thống kê năng lượng thế giới của BP tháng 6/2017, tổng trữ lượng than của Indonesia đến cuối năm 2016 là 25.573 triệu tấn (bằng 2,2% tổng trữ lượng than thế giới và đứng thứ 9 trong top 10 thế giới gồm: Mỹ, Trung Quốc, LB Nga, Úc, Ấn Độ, LB Đức, Ukraina, Kazăxtan, Indonesia và Ba Lan). Trong đó, than antraxit và bitum là 17.326 triệu tấn và than ábitum và than nâu là 8.247 triệu tấn... Trong bức tranh tổng thể về thị trường than Indonesia, các chuyên gia năng lượng (thuộc Đại học Mỏ - Địa chất và Tạp chí Năng lượng Việt Nam) đã khuyến nghị với chúng ta nhiều vấn đề quan trọng qua bài báo dưới đây.
truoc ap luc nhu cau than viet nam can dieu chinh chinh sach ky 2

Trước áp lực nhu cầu than, Việt Nam cần điều chỉnh chính sách (Kỳ 2)

Hiện nay, việc khai thác than ngày càng khó khăn, do khai thác ngày càng xuống sâu hơn, xa hơn. Mặt khác, công tác cấp phép thăm dò, khai thác mỏ còn phức tạp, các loại thuế, phí tăng cao, dẫn đến giá thành sản xuất than tăng… đang là những khó khăn, thách thức kìm hãm ngành Than Việt Nam phát triển. 
truoc ap luc nhu cau than viet nam can dieu chinh chinh sach ky 1

Trước áp lực nhu cầu than, Việt Nam cần điều chỉnh chính sách (Kỳ 1)

Theo điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành Than Việt Nam đến năm 2020, có xét triển vọng đến năm 2030, nhu cầu than nói chung và nhu cầu sử dụng than cho nhiệt điện nói riêng như sau: năm 2017: 55,2 triệu tấn (nhiệt điện: 39,0 triệu tấn, chiếm 71%), năm 2020: 86,4 triệu tấn (nhiệt điện: 64,1 triệu tấn, chiếm 74%) và từ năm 2025-2030 nhu cầu dự báo khoảng từ 120-150 triệu tấn. Để đáp ứng nhu cầu này, Nhà nước cần rà soát luật định, ban hành những quy định về khai thác khoáng sản có tính cạnh tranh, thuận lợi hơn cho doanh nghiệp, như áp dụng hệ thống thuế, phí công bằng cho cả nhà nước - doanh nghiệp, cũng như những quy định bảo đảm những chủ trương chính sách nhất quán, ổn định và cam kết dài hạn.
phan doi viet nam phat trien nhiet dien than la mot sai lam ky 13

Phản đối Việt Nam phát triển nhiệt điện than là một sai lầm [Kỳ 13]

Tiềm năng, trữ lượng các nguồn dầu - khí của Việt Nam được đánh giá là hạn chế, khó đảm bảo nhu cầu phát triển. Tiềm năng kinh tế, kỹ thuật thủy điện cơ bản đã được sử dụng. Các nguồn năng lượng tái tạo mới bước đầu được khai thác, giá còn cao. Hiệu quả sử dụng năng lượng thấp, tiềm năng tiết kiệm năng lượng được đánh giá khá lớn, nhưng khai thác nó gặp nhiều rào cản, liên quan đến hầu hết các ngành. Tiềm năng, trữ lượng than được đánh giá (tuy không lớn) nhưng là nguồn nội địa, đồng thời có khả năng nhập than với giá hợp lý... Do vậy, bài toán công nghệ than sạch và tỷ lệ sử dụng hợp lý cần được nghiên cứu giải quyết.
tong quan tru luong va tieu thu than tren toan cau

Tổng quan trữ lượng và tiêu thụ than trên toàn cầu

Sản lượng và nhu cầu tiêu thụ than thế giới vẫn tiếp tục gia tăng, chủ yếu do sự gia tăng ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Khu vực này cầu luôn vượt cung và phải nhập khẩu từ ngoài khu vực. Tuy nhiên, xét theo chủng loại than cụ thể thì cung cầu trong từng khu vực, nhất là khu vực châu Á - Thái Bình Dương, châu Âu và Eurasia vẫn có sự "thừa - thiếu", do vậy, việc xuất, nhập khẩu than giữa các khu vực trên thế giới vẫn diễn ra.
nhu cau than cho san xuat dien va giai phap thuc hien tam ket

Nhu cầu than cho sản xuất điện và giải pháp thực hiện (Tạm kết)

Nhu cầu than của nền kinh tế và cho sản xuất điện nói riêng ở nước ta sẽ tăng cao trong thời gian tới là tất yếu, nhưng vẫn ở mức chấp nhận được và có tính khả thi (xét trên phương diện sự cần thiết, khả năng đáp ứng và mức độ phát thải khí nhà kính). Tuy nhiên, để hiện thực hóa khả năng đáp ứng nhu cầu đòi hỏi phải có sự nỗ lực rất cao của Nhà nước và doanh nghiệp trong việc thực hiện các giải pháp đồng bộ để khai thác tài nguyên than trong nước và nhập khẩu than từ nước ngoài, kể cả đầu tư ra nước ngoài khai thác than đưa về nước.
Trang tiếp
Phiên bản di động