RSS Feed for Kết quả tìm kiếm từ khóa: Quy hoạch thủy điện | Trang 1 Thứ sáu 03/05/2024 16:12
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM
bo sung du an thuy dien duc hanh binh thuan vao quy hoach

Bổ sung dự án Thủy điện Đức Hạnh (Bình Thuận) vào Quy hoạch

Bộ Công Thương vừa có quyết định phê duyệt bổ sung dự án Thủy điện Đức Hạnh, công suất 22 MW vào Quy hoạch thủy điện nhỏ toàn quốc trên địa bàn tỉnh Bình Thuận (Quyết định số: 1133/QĐ-BCT, ngày 2/4/2021).  
khong phat trien them thuy dien vua va nho tren dia ban tinh khanh hoa

Không phát triển thêm thủy điện vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa

Ủy ban Nhân dân tỉnh Khánh Hòa đã thống nhất với đề xuất của Sở Công Thương là không phát triển thêm các dự án thủy điện vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh này. Đồng thời đã thu hồi thỏa thuận đầu tư, đưa 4 dự án ra khỏi quy hoạch thủy điện vừa và nhỏ toàn quốc như: Sông Trang (công suất 5 MW), Khánh Thượng (công suất 18 MW), Sông Cái (công suất 2 MW), Hoa Sơn (công suất 4 MW), với lý do hiệu quả kinh tế của các dự án này thấp, nhưng diện tích rừng bị ảnh hưởng nhiều, chậm triển khai và chưa có nhà đầu tư đăng ký.
cuoc chien nguon nuoc thuong nguon va nguy co cua viet nam

"Cuộc chiến nguồn nước" thượng nguồn và nguy cơ của Việt Nam

Nhìn nhận câu chuyện an ninh năng lượng của Trung Quốc dưới lăng kính địa chính trị mới thấy rằng: suốt hơn 2 thập kỷ qua nước này phát triển thủy điện ồ ạt trên thượng nguồn sông Mê Kông (bao gồm cả các dự án đầu tư trên đất Myanmar và Lào) là không nhằm mục tiêu "giải tỏa cơn khát năng lượng" như nhiều người lầm tưởng. Theo Tiến sĩ Yu Xiaogang, nhà sáng lập tổ chức Green Watershed tại Vân Nam, nhu cầu năng lượng tại Tây Nam Trung Quốc đã không còn là vấn đề chính trong chính sách quy hoạch thủy điện của nước này. Bài viết dưới đây của ThS. Nguyễn Minh Quang - Giảng viên Nghiên cứu chính trị - An ninh môi trường (Đại học Cần Thơ) đề cập một số vấn đề nổi bật về mặt an ninh chính trị và quan hệ quốc tế thông qua cách tiếp cận trên quan điểm địa chính trị để phân tích về bối cảnh "cuộc chiến nguồn nước" (water war) đang hình thành trên dòng Mê Kông và những nguy cơ Việt Nam sẽ phải đối mặt khi phải đương đầu với "gọng kìm" Trung Quốc.
tro ve coi nguon cua cac cong trinh thuy dien viet nam ky 6

Trở về cội nguồn của các công trình thủy điện Việt Nam (Kỳ 6)

Năm 1983, theo yêu cầu của UBND tỉnh Nghĩa Bình (nay tách ra là tỉnh Bình Định và tỉnh Quảng Ngãi), Bộ Điện lực cử một đoàn công tác vào khảo sát, lập quy hoạch thủy điện nhỏ cho địa phương. Ông Chung Hường - Phó chủ tịch UBND tỉnh Nghĩa Bình dẫn chúng tôi đi theo quốc lộ 19 về phía Tây, đến huyện Vĩnh Thạnh, xã Vĩnh Sơn, ở độ cao trên 800 mét và dừng lại ở bản K4. Nơi đây sau này công trình Thủy điện Vĩnh Sơn ra đời.  
nhung bat cap trong quan ly thuy dien

Những bất cập trong quản lý thủy điện

Thực tế cho thấy, công tác quản lý quy hoạch thủy điện của chúng ta còn chồng chéo giữa các bộ, ngành, trên một dòng sông. Bộ Tài nguyên và Môi trường quy hoạch phát triển tài nguyên nước, Bộ Công Thương quy hoạch bậc thang thủy điện, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quy hoạch thủy lợi,... do vậy, khi triển khai đầu tư xây dựng công trình phải xin thỏa thuận của nhiều bộ, ngành. Thậm chí có dự án khi triển khai xây dựng mới phát hiện sự chồng chéo về mặt quy hoạch, phải xử lý, gây lãng phí, chậm tiến độ.
bo cong thuong bao cao quoc hoi ve cong tac quan ly thuy dien

Bộ Công Thương báo cáo Quốc hội về công tác quản lý thủy điện

Bộ Công Thương vừa có văn bản báo cáo về công tác quản lý thủy điện gửi đại biểu Quốc hội khóa XIV (kỳ họp thứ 4). Theo nội dung báo cáo, từ đầu năm 2017 đến nay, Bộ Công Thương phối hợp với các tỉnh xem xét để loại khỏi quy hoạch 4 dự án thủy điện tại tỉnh Quảng Nam và Gia Lai. Mặt khác, không xem xét bổ sung quy hoạch đối với 11 dự án thủy điện theo đề nghị của các tỉnh: Đồng Nai, Hòa Bình và Lai Châu do không khả thi về kinh tế, kỹ thuật, có ảnh hưởng đến rừng phòng hộ và môi trường, xã hội.
da den luc chung ta phai cong bang voi thuy dien tam ket

Đã đến lúc chúng ta phải công bằng với thủy điện (Tạm kết)

Theo các nghiên cứu cho thấy, Việt Nam có tiềm năng thủy điện về lý thuyết khá lớn, với tổng công suất lắp máy (Nlm) khoảng 35.000 MW và điện lượng bình quân năm (Eo) khoảng 300 tỷ kWh. Tuy nhiên, xét về mặt kinh tế - kỹ thuật và môi trường - xã hội (còn gọi là tiềm năng kinh tế), chỉ có thể khai thác được khoảng 26.000 MW, với Eo đạt khoảng 100 tỷ kWh. Đây là tài nguyên quý giá của quốc gia, là nguồn năng lượng sạch, có khả năng tái tạo, cần được khai thác hợp lý.
da den luc chung ta phai cong bang voi thuy dien bai 24

Đã đến lúc chúng ta phải công bằng với thủy điện (Bài 24)

Trong hệ thống điện quốc gia (đặc biệt đối với Việt Nam) các nhà máy thủy điện có vai trò rất quan trọng trong việc "phủ đỉnh". Khi mức độ tiêu dùng điện của nền kinh tế không đồng đều giữa các mùa trong năm, giữa các giờ trong ngày, hệ số không đồng đều của phụ tải (tiêu dùng điện) có khi lên tới 2÷2,5 lần, việc "san bằng phụ tải" rất khó thực hiện, sẽ đòi hỏi nền kinh tế (ngành điện) phải đầu tư một lượng vốn không hề nhỏ (vài trăm tỷ USD) cho công suất phát điện dự phòng - nếu không tận dụng các nguồn thủy điện.
khai thac hop ly thuy dien vua va nho nang luong tai tao

Khai thác hợp lý thủy điện vừa và nhỏ, năng lượng tái tạo

Sáng ngày 5/10, tại Hà Nội, Bộ Công Thương chủ trì phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Kinh tế Việt Nam tổ chức Hội thảo "Quy hoạch thủy điện vừa và nhỏ, phát triển năng lượng tái tạo: An toàn - hiệu quả - bền vững".
tiep tuc ra soat quy hoach thuy dien tai tay nguyen

Tiếp tục rà soát quy hoạch thủy điện tại Tây Nguyên

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Công Thương tiếp tục chủ trì thực hiện rà soát quy hoạch thủy điện trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên, theo yêu cầu tại Công điện số 391/CĐ-TTg này 16/3/2017 của Thủ tướng Chính phủ.
da den luc chung ta phai cong bang voi thuy dien bai 20

Đã đến lúc chúng ta phải công bằng với thủy điện (Bài 20)

Theo kết quả nghiên cứu cho thấy, tổng trữ năng lý thuyết, hằng năm, Lào Cai có thể khai thác khoảng 15 tỷ kWh bổ sung cho hệ thống điện quốc gia. Trong đó, lưu vực sông Hồng: 12 tỷ kWh và lưu vực sông Chảy: 3 tỷ kWh và có thể đầu tư xây dựng trên 100 công trình thuỷ điện có công suất lắp máy từ 1MW trở lên.
cuoc chien nguon nuoc tren dong me kong va nguy co viet nam

"Cuộc chiến nguồn nước" trên dòng Mê Kông và nguy cơ Việt Nam

Nhìn nhận câu chuyện an ninh năng lượng của Trung Quốc dưới lăng kính địa chính trị mới thấy rằng: suốt hơn 2 thập kỷ qua nước này phát triển thủy điện ồ ạt trên thượng nguồn sông Mê Kông (bao gồm cả các dự án đầu tư trên đất Myanmar và Lào) là không nhằm mục tiêu "giải tỏa cơn khát năng lượng" như nhiều người lầm tưởng. Theo Tiến sĩ Yu Xiaogang, nhà sáng lập tổ chức Green Watershed tại Vân Nam, nhu cầu năng lượng tại Tây Nam Trung Quốc đã không còn là vấn đề chính trong chính sách quy hoạch thủy điện của nước này. Bài viết dưới đây của ThS. Nguyễn Minh Quang - Giảng viên Nghiên cứu chính trị - An ninh môi trường (Đại học Cần Thơ) phân tích một số vấn đề nổi bật về mặt an ninh chính trị và quan hệ quốc tế thông qua cách tiếp cận trên quan điểm địa chính trị để phân tích về bối cảnh "cuộc chiến nguồn nước" (water war) đang hình thành trên dòng Mê Kông và những nguy cơ Việt Nam sẽ phải đối mặt khi phải đương đầu với "gọng kìm" Trung Quốc.
thong nhat dua 4 du an thuy dien o nam tra my vao quy hoach

Thống nhất đưa 4 dự án thủy điện ở Nam Trà My vào quy hoạch

Tại kỳ họp thứ 5, Hội đồng Nhân dân tỉnh Quảng Nam, khóa IX đã chính thức biểu quyết thông qua nhiều nghị quyết quan trọng. Đặc biệt là Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 161/2010/NQ-HĐND về quy hoạch thủy điện vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, thống nhất bổ sung quy hoạch bốn dự án thủy điện vừa và nhỏ nằm trên địa bàn huyện Nam Trà My. 
quang binh de cao vai tro tham dinh ho so du an thuy dien

Quảng Bình đề cao vai trò thẩm định hồ sơ dự án thủy điện

UBND tỉnh Quảng Bình vừa có văn bản về quản lý quy hoạch, nâng cao chất lượng thẩm định hồ sơ các dự án thủy điện trên địa bàn tỉnh. Theo đó, Quảng Bình sẽ không cho phép xem xét, nghiên cứu để bổ sung trở lại vào quy hoạch đối với các dự án thủy điện đã đề nghị Bộ Công Thương loại ra khỏi quy hoạch và các dự án có công suất từ 3 MW trở xuống.
quy hoach thuy dien tren toan quoc sau ra soat

Quy hoạch thủy điện trên toàn quốc "sau rà soát"

Theo thống kê quy hoạch các dự án thủy điện trên bậc thang các sông lớn của Bộ Công Thương, đến nay, các cấp có thẩm quyền đã phê duyệt quy hoạch tổng số 110 dự án thủy điện bậc thang có tổng công suất 17.540 MW. Và tính đến hết tháng 6 năm 2017, công tác rà soát thủy điện nhỏ về cơ bản đã tương đối đầy đủ, chi tiết trên phạm vi cả nước, đảm bảo các yêu cầu Nghị quyết 62 của Quốc hội. Tổng thể quy hoạch thủy điện nhỏ trên địa bàn toàn quốc "sau rà soát" là 713 dự án với tổng công suất 7.217,64 MW.  
Trang tiếp
Phiên bản di động