RSS Feed for Kết quả tìm kiếm từ khóa: Luật Quy hoạch | Trang 1 Chủ nhật 05/05/2024 15:23
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM
mo bong bong trong quy dinh lap chien luoc quy hoach linh vuc nang luong

‘Mớ bòng bong’ trong quy định lập chiến lược, quy hoạch lĩnh vực năng lượng

Như chúng ta đều biết, công tác kế hoạch hóa bao gồm 3 phân khúc theo trình tự: Chiến lược => Quy hoạch => Kế hoạch (gồm kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn - hàng năm). Nhưng hiện mới chỉ có Luật Quy hoạch đề cập đến phân khúc Quy hoạch, còn 2 phân khúc Chiến lược và Kế hoạch chưa có văn bản luật nào quy định. Cho nên chưa có sự đảm bảo nào về mặt pháp luật để thực hiện được các quy định của Luật Quy hoạch về Nguyên tắc cơ bản trong hoạt động quy hoạch (quy định tại Điều 4), về Mối quan hệ giữa các loại quy hoạch (quy định tại Điều 6) và về Căn cứ lập quy hoạch (quy định tại Điều 20). Đó là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng “mớ bòng bong”, “bất nhất”, “lúng túng” trong quy định và thực hiện lập chiến lược, quy hoạch, kế hoạch hiện nay trong toàn bộ nền kinh tế, cũng như lĩnh vực năng lượng... Để làm rõ những vấn đề này, chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam có bài phân tích dưới đây.
thuc hien luat quy hoach nguy co binh moi ruou cu

Thực hiện Luật Quy hoạch: Nguy cơ ‘bình mới, rượu cũ’

Luật Quy hoạch ra đời nhằm đưa công tác quy hoạch đi vào khuôn khổ pháp luật, thành một hệ thống đồng bộ, thống nhất, đảm bảo các nguyên tắc đề ra trong Luật. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân (cả trong và ngoài khuôn khổ của Luật) nên việc đạt được mục tiêu đề ra còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Trong bài này, chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam sẽ nêu một số vấn đề, đặc biệt là trong ngành năng lượng khiến cho việc thực hiện Luật Quy hoạch có nguy cơ "bình mới, rượu cũ".  
vi sao viet nam can quy hoach nang luong tong the

Vì sao Việt Nam cần quy hoạch năng lượng tổng thể?

Theo các chuyên gia của Tạp chí Năng lượng Việt Nam, đã đến lúc chúng ta cần phải thực hiện quy hoạch năng lượng tổng thể quốc gia để làm cơ sở khoa học, pháp lý cho các quy hoạch phân ngành, đảm bảo tính đồng bộ, hài hòa và theo tinh thần đổi mới, đột phá, tuân thủ Luật Điện lực, Luật Quy hoạch... Bởi các quy hoạch phát triển điện lực quốc gia và những quy hoạch phân ngành năng lượng khác như: Quy hoạch than, Quy hoạch dầu khí, Quy hoạch năng lượng tái tạo đã thể hiện nhiều bất cập, từ phương pháp, nội dung, đến các thủ tục xây dựng, thẩm định và triển khai thực hiện.
bat cap cua quy hoach dien luc quoc gia va kien nghi khac phuc

Bất cập của Quy hoạch điện lực quốc gia và kiến nghị khắc phục

Các quy hoạch phát triển điện lực quốc gia và những quy hoạch phân ngành năng lượng khác (Than, Dầu - khí, Năng lượng tái tạo), thời gian qua là những cơ sở pháp lý cho xây dựng kế hoạch phát triển các công trình năng lượng, tạo nên những cơ sở vật chất phục vụ phát triển đất nước; đồng thời xây dựng, hoàn thiện dần các bộ tư liệu, số liệu phục vụ tính toán quy hoạch và quản lý nhà nước về năng lượng. Tuy nhiên, cả một thời gian dài đã thể hiện nhiều bất cập, từ phương pháp, nội dung, đến các thủ tục xây dựng, thẩm định và triển khai thực hiện... Theo các chuyên gia của Tạp chí Năng lượng Việt Nam, đã đến lúc cần phải thực hiện quy hoạch năng lượng tổng thể quốc gia để làm cơ sở khoa học, pháp lý cho các quy hoạch phân ngành, đảm bảo tính đồng bộ, hài hòa và theo tinh thần đổi mới, đột phá, tuân thủ Luật Điện lực, Luật Quy hoạch.
de nghi nghien cuu de xuat cua tap chi nang luong viet nam ve luat quy hoach

Đề nghị nghiên cứu đề xuất của Tạp chí Năng lượng Việt Nam về Luật Quy hoạch

Ngày 17/10/2017, Văn phòng Chính phủ có Văn bản số: 1187/PC-VPCP gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị phối hợp với cơ quan chủ trì thẩm tra nghiên cứu tiếp thu, hoàn thiện Dự án Luật Quy hoạch theo đề xuất của Tạp chí Năng lượng Việt Nam gửi Thủ tướng Chính phủ ("Báo cáo tổng hợp ý kiến góp ý dự thảo Luật Quy hoạch theo Tờ trình số 362/TTr-CP").
mot so y kien ve ban du thao moi luat quy hoach

Một số ý kiến về bản Dự thảo mới Luật Quy hoạch

Dự thảo Luật Quy hoạch kèm theo Tờ trình số 362/TTr-CP, ngày 31/8/2017 của Chính phủ trình Quốc hội xem xét có nội dung gồm 6 Chương, 70 Điều. Theo nhìn nhận của chúng tôi, so với dự thảo lần trước, bản dự thảo lần này có nhiều sửa đổi. Tuy nhiên, xét trên tổng thể thì dự thảo lần này vẫn còn những bất cập "cơ bản" cần phải khắc phục, điều chỉnh, bổ sung. Trên thực tế, toàn ngành năng lượng có "Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050" được phê duyệt theo Quyết định số 1855/2007/QĐ-TTg, nhưng chẳng có phân ngành năng lượng nào tuân theo (gồm ngành điện, ngành dầu khí, ngành than, ngành năng lượng tái tạo).
xem xet luat quy hoach ky vong thuc day dau tu thuy dien

Xem xét Luật Quy hoạch, kỳ vọng thúc đẩy đầu tư thủy điện

Việt Nam được coi là có nhiều tiềm năng để phát triển thủy điện. Tuy nhiên, việc xây dựng tràn lan các dự án thủy điện ở khắp mọi miền đất nước đã làm nảy sinh không ít bất cập, khi có nhiều dự án, công trình thủy điện không hiệu quả, không đảm bảo an toàn, ảnh hưởng xấu tới chế độ dòng chảy, môi trường và đời sống người dân. Một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên là do việc quy hoạch tràn lan, thiếu đồng bộ, thiếu căn cứ khoa học, quản lý bị buông lỏng trong công tác quy hoạch các công trình thủy điện.
quy hoach phat trien dien luc va mot so kien nghi sua doi luat dien luc viet nam ky 2

Quy hoạch phát triển điện lực và một số kiến nghị sửa đổi Luật Điện lực Việt Nam (Kỳ 2)

Kỳ 1, PGS, TS Bùi Huy Phùng đã khái quát nội dung cơ sở pháp lý của quy hoạch phát triển điện lực, thực tiễn công tác xây dựng quy hoạch phát triển điện lực… Trên cơ sở đó tác giả đã đưa ra 3 nhận xét về Luật Điện lực 2004. Kỳ 2 của bài viết là những nhận xét tiếp theo và kiến nghị sửa đổi một số nhược điểm, bất cập của Luật Điện 2004. Đặc biệt là vấn đề quy định lập Quy hoạch (Điều 9) và bổ sung điều về trách nhiệm của các tổ chức trong việc lập, phê duyệt, thực hiện quy hoạch…
quy hoach phat trien dien luc va mot so kien nghi sua doi luat dien luc viet nam ky 1

Quy hoạch phát triển điện lực và một số kiến nghị sửa đổi Luật Điện lực Việt Nam (Kỳ 1)

Hơn hai thập niên qua, kinh tế và năng lượng Việt Nam đã có những bước tiến rất đáng ghi nhận. Giai đoạn 2001 - 2010, GDP tăng bình quân 7%/năm, năm 2010, GDP đầu người 1.150 USD/người, Việt Nam bước qua ngưỡng nước nghèo.Sản xuất năng lượng sơ cấp tăng khoảng 8%/năm. Năm 2010, sản xuất than sạch đạt 44 triệu tấn,  dầu thô 15 triệu tấn, khí đốt 9 tỷ m3, tổng công suất các nhà máy điện khoảng 24.000 MW, sản xuất điện đạt 100 tỷ kWh, điện tiêu thụ đầu người đạt xấp xỉ 1.000 kWh/người. Cơ sở hạ tầng của ngành năng lượng phát triển nhanh. Nội dung sử dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường đang từng bước được quản lý thống nhất và có hiệu quả. Bên cạnh đó, hoạt động năng lượng đang được định hướng dần theo cơ chế thị trường. Trong thành tựu đạt được có sự đóng góp không nhỏ của công tác thể chế, quy hoạch năng lượng nói chung và quy hoạch phát triển điện lực (QHPTĐL) nói riêng. Công tác QHPTĐL quốc gia và địa phương được thực hiện theo pháp luật ngày càng có chất lượng và thống nhất hơn. Tuy nhiên, ngành năng lượng càng lớn mạnh, hệ thống năng lượng càng phức tạp, đa dạng, đặc biệt là phân ngành điện lực, quá trình phát triển đang đòi hỏi tính cân đối, thống nhất và hiệu quả cao hơn; trên thực tế nhiều năm qua đã thể hiện không ít bất cập, yêu cầu bổ sung, sửa đổi.
quy hoach dien luc phai tren co so quy hoach nang luong tong the

Quy hoạch điện lực phải trên cơ sở quy hoạch năng lượng tổng thể

Trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam đang đổi mới mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế để phát triển bền vững nói chung và đang tổ chức hiệu chỉnh Quy hoạch điện VII nói riêng, việc xây dựng Quy hoạch điện lực quốc gia, cũng như các phân ngành năng lượng khác, không thể theo kiểu truyền thống riêng lẻ, mà cần thực hiện Quy hoạch năng lượng tổng thể quốc gia để làm cơ sở khoa học, pháp lý cho các quy hoạch phân ngành... thể hiện tinh thần đổi mới, tuân thủ Luật Điện lực (sửa đổi 2013).
danh gia quy hoach dien 7 va de xuat lap quy hoach dien 8 ky 2

Đánh giá Quy hoạch điện 7 và đề xuất lập Quy hoạch điện 8 [Kỳ 2]

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, việc lập quy hoạch tập trung, sử dụng phương pháp luận "chi phí tối thiểu" với bài toán quy hoạch động tìm lời giải tối ưu trong Quy hoạch điện 7 và điều chỉnh Quy hoạch điện 7 được đánh giá là phù hợp trong điều kiện Việt Nam - quốc gia đang phát triển có mức thu nhập trung bình, với dự kiến nhu cầu điện vẫn còn tăng trưởng ở mức 7-8%/năm trong vòng 2 thập kỷ tới.
danh gia quy hoach dien 7 va de xuat lap quy hoach dien 8 ky cuoi

Đánh giá Quy hoạch điện 7 và đề xuất lập Quy hoạch điện 8 [Kỳ cuối]

Qua xem xét điều chỉnh Quy hoạch điện 7 cho thấy, chúng ta chưa có những cảnh báo nghiêm ngặt và chế tài với hậu quả của việc không thực hiện đúng tiến độ đưa các công trình nguồn điện vào, buộc phải đưa vào/ đẩy sớm lên các dự án nguồn tương tự quy mô, nhưng lại ở vị trí xa trung tâm phụ tải, dẫn đến phải sử dụng các biện pháp truyền tải chi phí lớn, rủi ro mà chưa chắc đã đáp ứng an ninh cung cấp điện.
danh gia quy hoach dien 7 va de xuat lap quy hoach dien 8 ky 1

Đánh giá Quy hoạch điện 7 và đề xuất lập Quy hoạch điện 8 [Kỳ 1]

Để đánh giá về ưu, nhược điểm của phương pháp luận, công cụ tính toán; chương trình phát triển nguồn điện; lưới điện... của Quy hoạch điện 7 và Quy hoạch (điều chỉnh), qua đó đề xuất một số nội dung cải tiến trong lập Quy hoạch điện 8 sắp tới, Tạp chí Năng lượng Việt Nam giới thiệu một số bài viết của tác giả Nguyễn Anh Tuấn (nguyên Phó Viện trưởng Viện Năng lượng - Bộ Công Thương) - là người tham gia từ những ngày đầu lập Đề án Quy hoạch, điều chỉnh Quy hoạch sau này, cũng như theo dõi sát sao quá trình tổ chức thực hiện để bạn đọc tham khảo, cùng tham gia phản biện, đóng góp ý kiến cho Quy hoạch điện mới của Việt Nam.
phat trien nguon dien trong dieu chinh quy hoach dien vii bai hoc cho quy hoach dien viii

Phát triển nguồn điện trong điều chỉnh Quy hoạch điện VII, bài học cho Quy hoạch điện VIII

Kiểm điểm giai đoạn trên 10 năm phát triển nguồn điện ở Việt Nam vừa qua đã cho thấy: Chậm trễ (thậm chí không thể triển khai đầu tư) nhiều nguồn điện truyền thống do bế tắc về vốn đầu tư, nhiên liệu, quy định pháp luật, công tác điều hành, năng lực của một số chủ đầu tư... Bài viết dưới đây, chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam phân tích nguyên nhân cản trở tiến độ phát triển nguồn điện trong điều chỉnh Quy hoạch điện VII và gợi ý một số giải pháp thúc đẩy các dự án nguồn điện trong Quy hoạch điện VIII.
quy hoach nang luong tong the co so khoa hoc phap ly cho quy hoach cac phan nganh nang luong

Quy hoạch năng lượng tổng thể - Cơ sở khoa học, pháp lý cho quy hoạch các phân ngành năng lượng

Qua hơn 25 năm đổi mới, cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội, ngành năng lượng Việt Nam đã có những bước tiến khá, rất đáng ghi nhận. Giai đoạn 2001-2010, GDP tăng bình quân 7%/năm (năm 2010 GDP đầu người 1.150USD/người), Việt Nam bước qua ngưỡng nước nghèo. Ngành năng lượng càng lớn mạnh, hệ thống năng lượng càng phức tạp, đa dạng, quá trình phát triển đang đòi hỏi tính cân đối, thống nhất và hiệu quả cao hơn. Tuy nhiên, trên thực tế nhiều năm qua đã thể hiện không ít bất cập - bất cập ngay cả trong các quy hoạch phân ngành năng lượng quốc gia. 
Trang tiếp
Phiên bản di động