RSS Feed for Kết quả tìm kiếm từ khóa: Sử dung than | Trang 2 Thứ sáu 17/05/2024 11:22
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM
tkv tham du hoi nghi than sach tai nhat ban

TKV tham dự Hội nghị than sạch tại Nhật Bản

Thông tin từ Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) cho biết: Đoàn công tác của Tập đoàn do Tổng Giám đốc Đặng Thanh Hải dẫn đầu đã tham dự Hội nghị than sạch 2018, tại Tokyo, Nhật Bản. Đây là Hội nghị quốc tế thường niên do Trung tâm Năng lượng than Nhật Bản (JCOAL) chủ trì tổ chức, nhằm trao đổi, thảo luận và chia sẻ thông tin về ứng dụng công nghệ than sạch trong khai thác, sản xuất và sử dụng than, cũng như xu hướng phát triển ngành công nghiệp than trên thế giới.
tra loi cho cau hoi the gioi dang su dung than nhu the nao ky cuoi

Trả lời cho câu hỏi: Thế giới đang sử dụng than như thế nào? [Kỳ cuối]

Theo báo cáo của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), tỷ trọng của các nguồn năng lượng hóa thạch trong cân bằng điện năng của các nước Đông Nam Á sẽ giảm từ 82% (2013) xuống còn 77% (2040). Nhưng, tỷ trọng than của các Đông Nam Á sẽ tăng từ 32% (2013) lên 50% (2040). Lý do chủ yếu là các nước Đông Nam Á phải dùng than thay thế cho dầu mỏ và khí đốt trong phát điện. Xu thế này cũng tương tự như trong Quy hoạch điện VII của Việt Nam.
tra loi cho cau hoi the gioi dang su dung than nhu the nao ky 2

Trả lời cho câu hỏi: Thế giới đang sử dụng than như thế nào? [Kỳ 2]

Trong Báo cáo thường niên của Hội đồng Năng lượng Thế giới (năm 2014), Việt Nam không có tên trên "bản đồ nhiệt điện than" của thế giới, vì tổng sản lượng của các nhà máy nhiệt điện than của chúng ta chỉ có 38 TWh (bằng khoảng ½ của Thổ Nhĩ Kỳ - nước đứng cuối cùng trong báo cáo của IEA). Việt Nam cũng là quốc gia sử dụng than để phát điện ít nhất (tính theo giá trị tuyệt đối cũng như tính theo đầu người). Trong khi đó, các nền kinh tế càng phát triển càng phải sử dụng nhiều than để phát điện như: Trung Quốc, Mỹ, Nhật, Đức, Úc, Hàn Quốc, Đài Loan...
tra loi cho cau hoi the gioi dang su dung than nhu the nao ky 1

Trả lời cho câu hỏi: Thế giới đang sử dụng than như thế nào? [Kỳ 1]

Trong điều kiện nền kinh tế của Việt Nam đang chập chững để "công nghiệp hóa", trên các phương tiện thông tin đại chúng gần đây có nhiều ý kiến cho rằng: Việt Nam phải "đoạn tuyệt" với than. Thậm chí, có người còn núp danh "phản biện", đưa ra các con số "ngụy khoa học" để "góp ý" với Chính phủ làm theo lợi ích của nhóm tài trợ bán hàng, bất chấp lợi ích kinh tế của cả một quốc gia. Loạt bài viết của chuyên đề này, chúng tôi xin làm rõ thêm về nhiệt điện chạy than trên thế giới và để trả lời câu hỏi: "Thế giới đang sử dụng than như thế nào?"
quang binh va nhiet dien quang trach ky 2

Quảng Bình và Nhiệt điện Quảng Trạch [Kỳ 2]

Trước khi đưa ra những dự báo về nguy cơ thiếu hụt nguồn điện trong giai đoạn sau năm 2021, cũng như khẳng định vai trò của dự án Trung tâm Điện lực Quảng Trạch - trụ cột trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Quảng Bình theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và bổ sung một lượng công suất lớn cho hệ thống điện quốc gia, Tạp chí Năng lượng Việt Nam thông tin tới bạn đọc về một bức tranh toàn cảnh khai thác, sử dụng than trên toàn cầu. Qua số liệu tổng hợp dưới đây sẽ cho chúng ta thấy những ý kiến nói rằng: "Việt Nam đang phát triển nhiệt điện than quá nóng, quá cao so với các nước trên thế giới" là cảm tính và phi thực tế. 
truoc ap luc nhu cau than viet nam can dieu chinh chinh sach ky 1

Trước áp lực nhu cầu than, Việt Nam cần điều chỉnh chính sách (Kỳ 1)

Theo điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành Than Việt Nam đến năm 2020, có xét triển vọng đến năm 2030, nhu cầu than nói chung và nhu cầu sử dụng than cho nhiệt điện nói riêng như sau: năm 2017: 55,2 triệu tấn (nhiệt điện: 39,0 triệu tấn, chiếm 71%), năm 2020: 86,4 triệu tấn (nhiệt điện: 64,1 triệu tấn, chiếm 74%) và từ năm 2025-2030 nhu cầu dự báo khoảng từ 120-150 triệu tấn. Để đáp ứng nhu cầu này, Nhà nước cần rà soát luật định, ban hành những quy định về khai thác khoáng sản có tính cạnh tranh, thuận lợi hơn cho doanh nghiệp, như áp dụng hệ thống thuế, phí công bằng cho cả nhà nước - doanh nghiệp, cũng như những quy định bảo đảm những chủ trương chính sách nhất quán, ổn định và cam kết dài hạn.
pvn thong tin ve viec quan ly than tai nhiet dien vung ang

PVN thông tin về việc quản lý than tại Nhiệt điện Vũng Áng

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) cho biết: Công tác quản lý, sử dụng than của Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1 đã được thực hiện theo các quy định của Nhà nước, quy định của Tập đoàn và quy trình nội bộ của Nhà máy. Bên cạnh việc tập trung ưu tiên tối đa nhận than của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV), việc bổ sung thêm nguồn than từ Công ty Hoành Sơn đã làm giảm giá nhiên liệu bình quân đầu vào, góp phần giảm giá thành sản xuất điện, tăng hiệu quả của Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1.
giai phap dam bao nguon than cho luyen gang lo cao

Giải pháp đảm bảo nguồn than cho luyện gang lò cao

Nhu cầu sử dụng than mỡ để luyện than Cốc và than antraxit để sản xuất gang theo công nghệ lò cao của Việt Nam ngày càng tăng cao. Nhưng do lượng than mỡ để luyện Cốc còn rất ít, chỉ còn khoảng hơn 2 triệu tấn (loại có độ tro 15%-17%) và một số mỏ nhỏ khác có chất lượng thấp sử dụng kém hiệu quả (vì độ tro >21%, lưu huỳnh cao). Do đó, việc tìm giải pháp nhằm đảm bảo nhu cầu than cho luyện gang lò cao đang đặt ra thách thức lớn đối với các doanh nghiệp của ngành Thép Việt Nam trong giai đoạn từ nay đến năm 2030.
kien giai thach thuc nguon than cho san xuat dien

Kiến - giải thách thức nguồn than cho sản xuất điện

Có ý kiến cho rằng, thế giới có xu hướng giảm sử dụng than và nhiệt điện than, điều đó là chưa đúng thực tế, mà một số nước giảm, nhưng có một số nước tăng tùy theo hoàn cảnh cụ thể của từng nước. Đối với Việt Nam, theo chúng tôi, cần phải tiếp tục phát triển than và nhiệt điện than là tất yếu - là nhiệm vụ sống còn để đáp ứng nhu cầu điện, đảm bảo an ninh năng lượng cho phát triển kinh tế - xã hội. Theo dự báo, nhu cầu than của nền kinh tế và cho sản xuất điện nói riêng ở nước ta sẽ tăng cao trong thời gian tới, nhưng vẫn ở mức chấp nhận được và có tính khả thi (xét trên phương diện sự cần thiết, khả năng đáp ứng và mức độ phát thải khí nhà kính). Tuy nhiên, để hiện thực hóa khả năng đáp ứng nhu cầu đòi hỏi phải có sự nỗ lực rất cao của Nhà nước và doanh nghiệp trong việc thực hiện các giải pháp đồng bộ để khai thác tài nguyên than trong nước và nhập khẩu than từ nước ngoài, kể cả đầu tư ra nước ngoài khai thác than đưa về nước.
nhu cau than cho san xuat dien va giai phap thuc hien ky 1

Nhu cầu than cho sản xuất điện và giải pháp thực hiện (Kỳ 1)

Có ý kiến cho rằng, thế giới có xu hướng giảm sử dụng than và nhiệt điện than, điều đó là chưa đúng thực tế, mà một số nước giảm, nhưng có một số nước tăng tùy theo hoàn cảnh cụ thể của từng nước. Đối với Việt Nam, theo chúng tôi, cần phải tiếp tục phát triển than và nhiệt điện than là tất yếu - là nhiệm vụ sống còn để đáp ứng nhu cầu điện, đảm bảo an ninh năng lượng cho phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
dinh huong tu duy de giai quyet van de nang luong quoc gia

Định hướng tư duy để giải quyết vấn đề năng lượng quốc gia

Gần đây, có một số chuyên gia đã kiến nghị Việt Nam cần hạn chế phát triển nhiệt điện chạy than vì lý do gây ô nhiễm môi trường. Thậm chí trên một số phương tiện thông tin đại chúng còn tuyên truyền về việc Trung Quốc giảm khai thác than và giảm nhiệt điện than, đặc biệt là tại thủ đô Bắc Kinh (với hàm ý lưu ý Việt Nam cần noi gương Trung Quốc để giảm nhiệt điện than...). Trong phạm vi bài này chúng tôi sẽ bàn về Việt Nam đang có xã hội, hay nền kinh tế các bon cao hay thấp và mức độ phát thải khí nhà kính ra sao? Liệu cần phải giảm sử dụng than nói chung và nhiệt điện than nói riêng để giảm nhẹ phát thải khí nhà kính hay không? Chứ hiện chúng ta đang được ví như một "người gầy" thì không nên đi bắt chước "người béo phì" nhịn ăn để giảm cân.
thu truong do thang hai uu tien su dung than noi dia

Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải: Ưu tiên sử dụng than nội địa

Tại buổi họp báo thường kỳ do Bộ Công Thương tổ chức ngày 14/7/2017, trả lời báo chí xoay quanh việc lượng tiêu thụ than của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) từ Tập đoàn CN Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) sẽ giảm 2 triệu tấn trong năm nay, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết: cơ quan này cũng đã tổ chức nhiều buổi làm việc giữa cơ quan chức năng của Bộ Công Thương, đại diện bên TKV và EVN. Các cuộc thảo luận được tổ chức trên tinh thần tuân theo quy luật thị trường hàng hóa - tức là các sản phẩm phải có tính cạnh tranh. Tuy nhiên, cần ưu tiên sản phẩm sản xuất trong nước.
vi sao viet nam can phat trien nhiet dien than tam ket

Vì sao Việt Nam cần phát triển nhiệt điện than? (Tạm kết) 

Với khoảng 100 triệu người trong khu vực ASEAN vẫn chưa được sử dụng điện, việc cung cấp điện giá rẻ, đáng tin cậy và bền vững là rất quan trọng cho tăng trưởng kinh tế. Việc liên kết giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển lĩnh vực công nghiệp là rõ ràng và các nước trong khu vực sẽ được hưởng lợi từ việc đầu tư vào công nghệ sử dụng than đá có lượng phát thải carbon thấp. Nhưng điều quan trọng là phải đưa chủ nghĩa hiện thực vào cuộc tranh luận về việc làm thế nào để cắt giảm khí thải ở khu vực châu Á trong tương lai tới?
vi sao viet nam can phat trien nhiet dien than bai 15

Vì sao Việt Nam cần phát triển nhiệt điện than? (Bài 15)

Gần đây, có một số chuyên gia đã kiến nghị Việt Nam cần hạn chế phát triển nhiệt điện chạy than vì lý do gây ô nhiễm môi trường. Thậm chí trên một số phương tiện thông tin đại chúng còn tuyên truyền về việc Trung Quốc giảm khai thác than và giảm nhiệt điện than, đặc biệt là tại thủ đô Bắc Kinh (với hàm ý lưu ý Việt Nam cần noi gương Trung Quốc để giảm nhiệt điện than...). Trong phạm vi bài này chúng tôi sẽ bàn về Việt Nam đang có xã hội, hay nền kinh tế các bon cao hay thấp và mức độ phát thải khí nhà kính ra sao? Liệu cần phải giảm sử dụng than nói chung và nhiệt điện than nói riêng để giảm nhẹ phát thải khí nhà kính hay không? Chứ hiện chúng ta đang được ví như một "người gầy" thì không nên đi bắt chước "người béo phì" nhịn ăn để giảm cân.
aiib ho tro co dieu kien cho nhiet dien than va thuy dien

AIIB hỗ trợ "có điều kiện" cho nhiệt điện than và thủy điện

Việc Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng châu Á (AIIB) có nhận đầu tư cho nhiệt điện than và thủy điện hay không đang trở thành mối quan tâm của quốc tế. Mặc dù ngân hàng này vẫn chưa chấp thuận các khoản đầu tư nào liên quan đến điện than, nhưng Dự thảo thứ hai đề cập đến việc cân nhắc vận hành các nhà máy sử dụng than, dầu sạch để thay thế cho những nhà máy cũ, hoặc ở những khu vực không thể áp dụng các dạng năng lượng khác.
Trang trước Trang tiếp
Phiên bản di động