Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải: Ưu tiên sử dụng than nội địa
07:26 | 15/07/2017
Sự thiếu nghiêm túc của Bộ Tài chính khi xem xét thuế than
Thuế tài nguyên than và sự mập mờ, ngụy biện của Bộ Tài chính
Lập luận của Bộ Tài chính đang làm khó ngành than
Theo ông Hải, đối với EVN, than cũng là nguyên liệu đầu vào quan trọng trong việc sản xuất điện, nên giá than cũng ảnh hưởng nhiều tới giá điện, từ đó kéo theo giá hàng loạt các mặt hàng khác cũng bị tác động lớn. Và nếu giá điện tăng, rõ ràng giá các sản phẩm khác cũng tăng. Chính vì vậy, Bộ Công Thương và các cấp có thẩm quyền cũng cho phép nhiều doanh nghiệp được phép trực tiếp nhập khẩu than để tăng cường tính cạnh tranh lành mạnh.
Tất nhiên, cùng với việc tuân thủ quy luật thị trường, hai bên cần phải đảm bảo ưu tiên cho việc sản xuất trong nước. Điều này không đơn thuần chỉ là vấn đề kinh doanh giữa hai doanh nghiệp mà nó còn liên quan đến đời sống của 113.000 công nhân lao động ngành than.
Trước đó, EVN đề nghị giảm mua 2 triệu tấn than từ TKV xuống còn 17,92 triệu tấn so với kế hoạch. Tuy nhiên TKV cho biết, việc EVN cắt giảm mua than sẽ nâng số than tồn kho từ 9,3 triệu tấn tăng thêm 2 triệu tấn, đồng thời cộng thêm 2 triệu tấn than sạch do Thủ tướng yêu cầu tăng thêm để tăng đóng góp cho tăng trưởng GDP cả năm. Như vậy, tổng lượng than tồn kho lên tới 13,3 triệu tấn.
Ngày 19/6/2017, tại buổi làm việc với Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, ông Đặng Thanh Hải, Tổng giám đốc TKV cho biết: Nếu tính theo năng suất lao động bình quân của TKV năm 2016 thì có tới khoảng 4.000 lao động mất việc làm, tương đương với một mỏ than hầm lò bị đóng cửa. Và việc cắt giảm sản lượng sẽ gây thiệt hại cho ngành than - vì đã ký nhiều hợp đồng với các đối tác để thực hiện kế hoạch từ đầu năm 2017, trong đó có hợp đồng thuê máy móc thiết bị phục vụ sản xuất, hợp đồng vận chuyển, hợp đồng bảo hiểm, hợp đồng mua sắm vật tư, vv…
NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM