RSS Feed for Kết quả tìm kiếm từ khóa: Nhu cầu than | Trang 2 Chủ nhật 19/05/2024 05:49
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM
nhu cau than cua viet nam den 2045 du bao giai phap dap ung va kien nghi

Nhu cầu than của Việt Nam đến 2045: Dự báo, giải pháp đáp ứng và kiến nghị

Bộ Công Thương đang triển khai xây dựng Chiến lược phát triển ngành công nghiệp than Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (gọi tắt là Chiến lược phát triển ngành than) trên cơ sở Nghị quyết số 140/NQ-CP ngày 2/10/2020 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/2/2020 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
du bao nhu cau than toan cau va van de cung cap than cho dien cua viet nam

Dự báo nhu cầu than toàn cầu và vấn đề cung cấp than cho điện của Việt Nam

Năm 2022, nhu cầu than toàn cầu tăng kỷ lục và kéo dài tới năm 2024 - là dự báo mới nhất của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) vừa công bố nhân kết thúc 2021. Đặc biệt, ngay sau khi sản lượng điện từ than tăng 9% trong năm nhằm thúc đẩy việc phục hồi kinh tế sau khi đại dịch Covid-19 được chế ngự. Tại Việt Nam, năm 2022, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) xây dựng kế hoạch chi tiết với nhiều kịch bản để điều hành đảm bảo cung cấp điện cho hệ thống điện quốc gia, trong đó có kịch bản huy động nguồn nhiệt điện than. EVN yêu cầu các đơn vị trực thuộc sớm ký hợp đồng mua bán than với Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) để TKV có kế hoạch cung cấp than cho điện, đồng thời sẵn sàng để hệ thống điện sẽ huy động cao nguồn điện than vào đầu năm 2022 khi nền kinh tế phục hồi.
hai van de trong yeu mang tinh chien luoc can giai quyet cua tkv

Hai vấn đề trọng yếu, mang tính chiến lược cần giải quyết của TKV

Theo ông Lê Minh Chuẩn - Chủ tịch Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV): Để đảm bảo được sản lượng than cung cấp đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nền kinh tế, nhất là đáp ứng nhu cầu than cho phát điện thì Tập đoàn cần phải tập trung giải quyết hai vấn đề trọng yếu và mang tính chiến lược dài hạn, đó là đảm bảo sản lượng than khai thác trong nước và tăng cường hội nhập và cân đối định hướng nhập khẩu than phù hợp với năng lực sản xuất trong nước và thích ứng linh hoạt với nhu cầu của thị trường.
nganh dien the gioi va viet nam nam dau covid 19 ky 1 san luong dien san xuat

Ngành điện thế giới và Việt Nam năm đầu Covid-19 [Kỳ 1]: Sản lượng điện sản xuất

Trong chuyên đề này, chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam sẽ tổng hợp, phân tích, nhận xét về ngành điện năm 2020 - năm Covid-19 đầu tiên trên phạm vi toàn thế giới, các khu vực, nhóm nước và các nước đại diện dưới các tiêu chí: Quy mô sản lượng, tốc độ tăng, tỷ phần, sản lượng điện bình quân đầu người, cơ cấu nguồn điện theo loại nhiên liệu phát điện trong mối quan hệ với các yếu tố ảnh hưởng, đặc biệt là ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Qua đó, rút ra vài điều suy ngẫm cho Việt Nam trong chiến lược phát triển điện thời gian tới.
mot so dau hieu cua nganh than toan cau ky cuoi viet nam can luu y nhung gi

Một số dấu hiệu của ngành than toàn cầu [Kỳ cuối]: Việt Nam cần lưu ý những gì?

Hiện nay, với xu thế phát triển nền kinh tế tuần hoàn - nền kinh tế phi chất thải, ngay các loại chất thải từ sản xuất và sinh hoạt từng bị coi là thứ độc hại, vô dụng, bỏ đi đã được thế giới xác định là nguồn tài nguyên thứ cấp quan trọng, cần phải tái chế, sử dụng triệt để nhằm phục vụ sản xuất và đời sống. Với tư duy đó, không có cớ gì lại coi nguồn tài nguyên than là đồ “bẩn thỉu” phải bỏ đi. Ngược lại, chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam cho rằng: Phải tiếp tục tìm cách tốt nhất để khai thác, chế biến, sử dụng chúng phục vụ cuộc sống con người.
mot so dau hieu cua nganh than toan cau ky 1 tong quan tu tru luong den tieu thu

Một số dấu hiệu của ngành than toàn cầu [Kỳ 1]: Tổng quan từ trữ lượng đến tiêu thụ

Năm 2020 ngành than toàn cầu đã để lại một số dấu hiệu quan trọng cần quan tâm. Với tinh thần đó, trong bảng dưới đây trình bày tổng quan trữ lượng, sản lượng khai thác, xuất - nhập khẩu, tiêu thụ than năm 2020 của toàn thế giới, khu vực, nhóm nước và các nước đại diện.
dap ung ben vung nhu cau than cho quy hoach dien viii van de va giai phap

Đáp ứng bền vững nhu cầu than cho Quy hoạch điện VIII: Vấn đề và giải pháp

Để đáp ứng nhu cầu điện cho phát triển kinh tế, xã hội của đất nước ngày càng tăng cao, dự thảo Quy hoạch điện VIII đã đề ra mục tiêu phát triển sản lượng điện rất cao, kéo theo nhu cầu các nguồn nhiên liệu cho phát điện tăng cao, vượt quá khả năng nguồn cung trong nước. Trong bối cảnh việc phát triển ngành điện vừa phải đáp ứng nhu cầu điện, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, vừa phải giảm thiểu ô nhiễm môi trường theo hướng tăng trưởng xanh, phát triển bền vững và cam kết của Việt Nam về thỏa thuận biến đổi khí hậu, Quy hoạch lần này đề ra định hướng đi đôi với đẩy mạnh huy động các nguồn năng lượng tái tạo, tiếp tục tăng cường khai thác các nguồn nhiên liệu hóa thạch nội địa nhằm nâng cao tính tự chủ cùng với việc nhập khẩu từ nước ngoài gắn liền việc nâng cao trình độ công nghệ các nhà máy phát điện. Trong phạm vi bài báo này đề cập đến các vấn đề và giải pháp đáp ứng nhu cầu than cho Quy hoạch, đảm bảo bền vững và thân thiện hơn với môi trường. 
san xuat kinh doanh cua tkv dau moc vua qua tam nhin chang duong moi

Sản xuất, kinh doanh của TKV: Dấu mốc vừa qua, tầm nhìn chặng đường mới

Trong giai đoạn 2016 - 2020, mặc dù gặp nhiều khó khăn, nhưng Tập đoàn CN Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV), với truyền thống “kỷ luật và đồng tâm” đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh trong kế hoạch 5 năm (2016 - 2020) với những dấu mốc quan trọng, tạo tiền đề vững chắc cho chặng đường tiếp theo (2021 - 2025) với tầm nhìn mới, nhằm tiếp tục nâng cao vị thế, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Trong bài này, sẽ nêu kết quả thực hiện sản xuất, kinh doanh than là ngành then chốt và là 1 trong số các lĩnh vực kinh doanh chính của TKV trong giai đoạn 5 năm vừa qua và kế hoạch 5 năm tới.
nhu cau than cua viet nam ky cuoi chinh sach va giai phap

Nhu cầu than của Việt Nam [Kỳ cuối]: Chính sách và giải pháp

Qua dự báo nhu cầu than cho sản xuất điện, cũng như phân tích làm rõ nguồn cung (trong các kỳ trước), chuyên gia Tạp chí năng lượng Việt Nam kiến nghị tới Chính phủ và cơ quan quản lý Nhà nước về năng lượng một số giải pháp phát triển bền vững. 
nhu cau than cua viet nam ky 2 nguon cung trong nuoc va nhap khau

Nhu cầu than của Việt Nam [Kỳ 2]: Nguồn cung trong nước và nhập khẩu

Theo kinh nghiệm của các nước như: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ… để có nguồn cung than ổn định cho sản xuất điện, cần phải đầu tư mua mỏ ở nước ngoài. Tuy nhiên, đây là dạng đầu tư mạo hiểm, nhiều rủi ro, dó đó, cần có chiến lược bài bản và Chính phủ phải có sự hỗ trợ thích đáng bằng các hình thức thích hợp từ cơ chế, chính sách, hỗ trợ đầu tư, hợp tác quốc tế, đường lối ngoại giao năng lượng v.v...
nhu cau than cua viet nam ky 1 du bao den nam 2035

Nhu cầu than của Việt Nam [Kỳ 1]: Dự báo đến năm 2035

Đến năm 2030 nhu cầu than của Việt Nam được dự báo tương đương khoảng 80,4 triệu Toe, bình quân đầu người khoảng 0,73 Toe/người (tương ứng với dân số khi đó được dự báo là 110 triệu người). Theo tính toán của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam, so với bình quân đầu người của thế giới thì nhu cầu than của Việt Nam đến năm 2030 cao hơn, song so với nhiều nước vẫn còn thấp hơn nhiều, nhất là so với Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Úc, Nhật Bản và một số nước giàu tài nguyên than. 
duy tri san luong khai thac than va 4 nhom van de can giai quyet

Duy trì sản lượng khai thác than và 4 nhóm vấn đề cần giải quyết

Trong văn bản của Tạp chí Năng lượng Việt Nam gửi tới Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và Bộ Chính trị về những vấn đề cần ưu tiên trong Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị về “Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia Việt Nam đến 2030, tầm nhìn đến 2045” mới đây đã nhấn mạnh rằng: “Để ngành công nghiệp than Việt Nam duy trì được sản lượng, cần thực hiện các giải pháp tháo gỡ ở tầm vĩ mô”.
thuc trang cung cau nhap khau than thach thuc va chinh sach phat trien ky cuoi

Thực trạng, cung - cầu, nhập khẩu than: Thách thức và chính sách phát triển [Kỳ cuối]

Để đảm bảo phát triển bền vững ngành than Việt Nam - một trong những ngành cung ứng nhiên liệu sơ cấp cho nền kinh tế (nhất là than cho điện) góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, chúng ta cần phải hoạch định chiến lược và có những cơ chế chính sách phù hợp.
thuc trang cung cau nhap khau than thach thuc va chinh sach phat trien ky 3

Thực trạng, cung - cầu, nhập khẩu than: Thách thức và chính sách phát triển [Kỳ 3]

Kết quả tính toán cho thấy, vào năm 2020, Việt Nam phải nhập khẩu than cho sản xuất điện khoảng 25 triệu tấn; 50 triệu tấn vào năm 2025; 80 triệu tấn vào năm 2030 và khoảng 88 triệu tấn vào năm 2035... 
thuc trang cung cau nhap khau than thach thuc va chinh sach phat trien ky 2

Thực trạng, cung - cầu, nhập khẩu than: Thách thức và chính sách phát triển [Kỳ 2]

Về cơ cấu năng lượng sơ cấp của Việt Nam theo dạng nhiên liệu, than vẫn chiếm tỷ lệ lớn nhưng sẽ có xu hướng ổn định tỷ trọng ở những năm sau của giai đoạn quy hoạch với tỷ lệ 37,3% năm 2025 và 38,4% năm 2035. Đây là một kết quả của việc áp dụng những chính sách các-bon thấp để thúc đẩy năng lượng tái tạo phát triển. 
Trang trước Trang tiếp
Phiên bản di động