RSS Feed for PVN và PM bàn hướng giải quyết  ‘bế tắc’ trong dự án Nhiệt điện Long Phú 1 | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ năm 23/01/2025 22:31
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

PVN và PM bàn hướng giải quyết ‘bế tắc’ trong dự án Nhiệt điện Long Phú 1

 - Thông tin từ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) cho biết: Trong khuôn khổ chuyến công tác tại Liên bang Nga (từ 27/11 - 2/12), ông Lê Mạnh Hùng - Tổng Giám đốc PVN đã chủ trì buổi làm việc với lãnh đạo Tổng công ty Power Machines (PM) về dự án Nhà máy Nhiệt điện Long Phú 1.
Thách thức trong lĩnh vực điện lực của PVN [Kỳ 3]: Các dự án ‘mất phương hướng’ Thách thức trong lĩnh vực điện lực của PVN [Kỳ 3]: Các dự án ‘mất phương hướng’

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam/Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PVN/PV Power) đang tập trung triển khai xây dựng 3 nhà máy nhiệt điện than (Sông Hậu 1, Thái Bình 2, Long Phú 1) và chuẩn bị đầu tư các dự án nhiệt điện khí: Nhơn Trạch 3 và 4 sử dụng khí thiên nhiên hoá lỏng (LNG), miền Trung 1 và 2 sử dụng khí từ mỏ Cá Voi Xanh. Đồng thời, nghiên cứu để phát triển một số nhà máy điện khí khác. Tuy nhiên, việc triển khai các dự án nhiệt điện than đang gặp rất nhiều khó khăn, thách thức, tiến độ các dự án đều chậm so với kế hoạch đề ra, đặc biệt là dự án Nhiệt điện Thái Bình 2 và Long Phú 1 đang trong tình trạng bế tắc và mất phương hướng. Dưới đây là phân tích của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam về 3 dự án điện nêu trên.


Trao đổi về dự án Nhà máy Nhiệt điện Long Phú 1, ông Alexander Konyukhov - Tổng Giám đốc PM bày tỏ sự lạc quan về hợp tác giữa hai bên trong khuôn khổ dự án này. Khẳng định, việc triển khai dự án phụ thuộc lớn vào nhu cầu của mỗi Bên. Phía PM sẵn sàng phối hợp với PVN để tìm kiếm các giải pháp phù hợp nhằm tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn của dự án trong thời gian sớm nhất.

Ông Lê Mạnh Hùng - Tổng Giám đốc PVN cho biết: Việc dự án bị “đóng băng” do PM bị liệt vào danh sách cấm vận, trừng phạt của Hoa Kỳ đã gây ra những thiệt hại về kinh tế cho cả hai phía, đồng thời ảnh hưởng lớn đến an ninh năng lượng Việt Nam, cũng như quan hệ hai nước Việt Nam - LB Nga.

Theo ông Hùng, mục tiêu hiện nay của PVN và PM là giải quyết triệt để các vấn đề còn vướng mắc đối với dự án. Do đó, hai bên cần tiếp tục nỗ lực đàm phán để tìm kiếm giải pháp phù hợp cho dự án, trên cơ sở trao đổi thẳng thắn, chân thành, phù hợp với hợp đồng EPC, thông lệ quốc tế và giữ gìn quan hệ hợp tác hữu nghị.

Kết thúc buổi làm việc, hai bên nhất trí thành lập Tổ công tác chung giải quyết các vướng mắc, khó khăn của dự án Nhiệt điện Long Phú 1.

Dự án Nhiệt điện Long Phú 1 có công suất 1.200 MW. Theo Quy hoạch điện VII (điều chỉnh): Vận hành thương mại tổ máy 1 năm 2018, tổ máy 2 năm 2019. Nhưng thực tế hiện nay không xác định được tiến độ cụ thể do Tổng thầu Power Machines (PM - Nga) đang bị Chính phủ Mỹ đưa vào danh sách cấm vận. Do đó, hiện tại, các hoạt động trên công trường chỉ là công tác bảo quản, bảo dưỡng vật tư thiết bị đã được vận chuyển về và đã lắp đặt vào vị trí.

Theo nhìn nhận của ông Nguyễn Thái Sơn - Chuyên gia Hội đồng Khoa học Tạp chí Năng lượng Việt Nam, hiện tại dự án này có những khó khăn, vướng mắc như sau:

Một là: Thẩm định, phê duyệt Tổng mức đầu tư điều chỉnh của dự án.

PVN đã có Công văn số 5741/DKVN-BĐ-KTĐT ngày 25/9/2018 trình Bộ Công Thương thẩm định Hồ sơ Tổng mức đầu tư (TMĐT) điều chỉnh của dự án Nhiệt điện Long Phú 1. Bộ Công Thương có Công văn số 598/BCT - ĐL ngày 8/7/2019 yêu cầu PVN rà soát, thẩm định lại TMĐT điều chỉnh của dự án trên cơ sở phương án lựa chọn để xử lý hợp đồng EPC với Nhà thầu PM được cấp thẩm quyền phê duyệt.

Tổ công tác Chính phủ đánh giá dự án không thuộc diện được điều chỉnh theo quy định của Luật Xây dựng số 50/2014/QH13, do đó, việc điều chỉnh dự án để điều chỉnh Tổng mức đầu tư không thuộc thẩm quyền Chính phủ.

Hai là: Đề xuất của PM để tiếp tục thực hiện Hợp đồng EPC:

Sau thời gian dài đàm phán, PVN đánh giá các phương án do PM đề xuất đến thời điểm hiện tại được đánh giá là không có tính khả thi, vì:

Thứ nhất: Chi phí phát sinh cao, không tuân thủ các quy định của hợp đồng EPC đã ký, không tuân thủ các quy định Pháp luật hiện hành của Việt Nam.

Thứ hai: Không đảm bảo giải quyết được triệt để các khó khăn do lệnh cấm vận của Chính phủ Mỹ (như phương thức thanh toán, đồng tiền thanh toán, khả năng các bên liên quan sẽ bị Chính phủ Mỹ áp đặt lệnh cấm vận trực tiếp/thứ cấp...).

Thứ ba: Không có giải pháp để thu xếp đủ vốn cho dự án.

Thứ tư: Dựa trên các thông tin về Công ty TKZ do nhà thầu PM cung cấp, TKZ có thể được đánh giá là không đủ năng lực, kinh nghiệm và tài chính đáp ứng các tiêu chí tổng thầu để thực hiện theo các yêu cầu trong hồ sơ mời thầu EPC của dự án Nhiệt điện Long phú 1.

Nhận xét, đánh giá về dự án, ông Nguyễn Thái Sơn cho rằng:

Một là: Hiệu quả đầu tư của dự án: ​PVN đã giao Viện Dầu khí Việt Nam phân tích mô hình tài chính, đánh giá hiệu quả kinh tế, tài chính dự án với tổng mức đầu tư dự kiến điều chỉnh được trình Bộ Công Thương tại Công văn số 5741/DKVN-BĐ-KTĐT ngày 25/9/2018, các phương án và giá chào của PM như trên. Kết quả phân tích mô hình tài chính của Viện Dầu khí Việt Nam khẳng định: Với các giá trị phát sinh do Nhà thầu PM yêu cầu (từ 600 - 686 triệu USD) thì dự án không còn hiệu quả kinh tế - tài chính.

Hai là: Giấy phép đầu tư của dự án: ​Giấy phép đầu tư của dự án đã hết hạn (từ tháng 2/2019), vì vậy dự án sẽ không tiếp tục được áp dụng các cơ chế ưu đãi đầu tư của UBND tỉnh Sóc Trăng. Để gia hạn Giấy chứng nhận đầu tư thì cần cấp thẩm quyền phê duyệt điều chỉnh tiến độ hoàn thành của dự án, trong khi ở thời điểm hiện tại thì không đủ cơ sở để xác định tiến độ khả thi để hoàn thành dự án.

Ba là: Hiện tại, PM đang đẩy ảnh hưởng của vụ việc vượt quá phạm vi mâu thuẫn kinh tế đơn thuần, có tác động nhất định tới lĩnh vực quan hệ khác. Các phương án PM đề xuất để hai bên có thể tiếp tục, hoặc đồng thuận chấm dứt thực hiện hợp đồng đều vượt quá thẩm quyền quyết định của PVN, đặc biệt là về việc tăng giá hợp đồng, miễn trừ trách nhiệm thu xếp vốn và giảm phạm vi công việc của PM. Vì vậy, dự án đang đi vào bế tắc, không xác định được phương hướng.

“Hiện tại, việc giải quyết vướng mắc của dự án đòi hỏi quyết sách tổng thể và kịp thời của Chính phủ để có phương án giải quyết dứt điểm, vì càng để lâu càng hỏng thiết bị, khó khắc phục và càng mất hiệu quả dự án. Đặc biệt, sẽ càng chậm tiến độ, thiếu nguồn cấp điện cho nền kinh tế.

Một trong những việc PVN có thể thực hiện là huy động các nguồn lực để bảo trì, giảm mức hư hỏng những thiết bị đã được lắp đặt đến điểm dừng kỹ thuật. Tuy vậy, nội dung này cũng rất khó khăn, nhiều rủi ro cho PVN khi không xác định được nguồn chi phí cho hạng mục của dự án” - Chuyên gia Hội đồng Khoa học Tạp chí Năng lượng Việt Nam đặc biệt lưu ý./.

BBT TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động