PEWG đề xuất EVN hợp tác trong chuyển đổi nhiên liệu cho các nhà máy điện than
07:54 | 21/11/2023
Net Zero của nước Mỹ đang ở đâu và khi nào có đột biến giảm? Nước Mỹ đứng thứ nhì thế giới về công suất và sản lượng điện hàng năm, cũng là nước phát thải CO2 thứ hai (sau Trung Quốc). Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) vừa ra báo cáo về ngành điện nước Mỹ năm 2022, dày 237 trang, với rất nhiều bảng và các con số. Chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam xin tóm tắt và bình luận một số nội dung chính của báo cáo này để bạn đọc cùng tham khảo. |
Một số câu hỏi còn bỏ ngỏ trong ‘chuyển đổi năng lượng công bằng’ Đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP) là một trong những cơ chế tài chính cao cấp nhất được thiết kế để chuyển tiền từ các nền kinh tế giàu có sang một số nước đang phát triển, hướng tới mục đích loại bỏ nhiên liệu hóa thạch. Năm 2021, Nam Phi đã ký thỏa thuận đầu tiên và hiện nay đã có một số quốc gia khác đang bắt đầu triển khai. Tuy nhiên, quá trình này diễn ra chậm chạp và đầy rủi ro chính trị. Câu hỏi đặt ra là: Liệu những kế hoạch “hoàn hảo” như vậy có đủ toàn diện, hiệu quả và kịp thời để biến cam kết thành hiện thực? (Tổng hợp của CTV Tạp chí Năng lượng Việt Nam). |
Chuyển dịch năng lượng nhìn từ Quy hoạch điện VIII của Việt Nam Theo nhìn nhận của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam: Nhu cầu trong tương lai, nguồn cung cấp nhiên liệu, phát triển nguồn điện và khung pháp lý về năng lượng là các yếu tố chính trong Quy hoạch điện VIII cần xem xét trong quá trình chuyển dịch năng lượng ở Việt Nam. |
Than đá trong chuyển dịch năng lượng - Một số gợi ý cho Việt Nam Giả sử rằng: Việt Nam sẽ thực hiện được các cam kết tại COP26 và loại bỏ nhiệt điện than vào năm 2050, thì vai trò của than vẫn rất quan trọng trong 27 năm tới cho dù nhu cầu về than sẽ giảm dần theo thời gian. Vì vậy, việc đảm bảo nguồn cung cấp than ổn định với giá thành hợp lý là một vấn đề không thể xem nhẹ trong những năm tới. Ngoài ra, khi nhu cầu sử dụng than tại Việt Nam giảm dần trong gần 3 thập kỷ tới, vấn đề hỗ trợ, chuyển đổi việc làm cho trên 100.000 người lao động ngành than cũng cần phải được xem xét kỹ lưỡng và có lộ trình thực hiện phù hợp cho từng giai đoạn. |
Tại buổi làm việc, Trưởng Nhóm công tác đã giới thiệu về PEWG và các chương trình hoạt động của Nhóm trong năm 2023 - 2024.
Ông John Rockhold cho biết: Hiện nay, quá trình tiếp cận năng lượng sạch, hướng đến cam kết phát thải ròng bằng 0 của các quốc gia đang đặt ra những yêu cầu mới đối với ngành điện. Tại Việt Nam, PEWG mong muốn hỗ trợ EVN trong việc chuyển đổi nhiên liệu tại các nhà máy nhiệt điện nhằm đạt mục tiêu theo Quy hoạch điện VIII và đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
Bên cạnh đó, PEWG cũng sẵn sàng chia sẻ tới EVN về những kinh nghiệm chuyên môn và các hỗ trợ về kỹ thuật, công nghệ trong quá trình chuyển dịch năng lượng.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam làm việc với Nhóm công tác Điện và Năng lượng thuộc Diễn đàn kinh Doanh Việt Nam về các nội dung hợp tác trong lĩnh vực chuyển dịch năng lượng (ngày 20/11/2023). |
Phó Tổng giám đốc EVN Nguyễn Tài Anh trân trọng cảm ơn sự hỗ trợ của PEWG đối với sự phát triển của ngành điện Việt Nam. EVN đang gặp nhiều thách thức khi vừa phải đảm bảo cung cấp điện, vừa đảm bảo tính bền vững trong quá trình chuyển đổi năng lượng. Để đạt được mục tiêu chuyển dịch năng lượng, EVN sẽ cần rất nhiều nguồn đầu tư đến từ các đối tác trong và ngoài nước.
Tại buổi làm việc, hai bên đã cùng trao đổi, thảo luận chi tiết về các nội dung liên quan như: Cơ cấu nguồn điện tại Việt Nam, các hoạt động của EVN và lộ trình chuyển đổi năng lượng của EVN... Hai bên thống nhất sẽ tiếp tục phát triển mối quan hệ hợp tác tốt đẹp và nỗ lực hiện thực hoá các nội dung hợp tác trong thời gian tới.
Diễn đàn Kinh doanh Việt Nam là tổ chức phi lợi nhuận, phi chính trị, đóng vai trò đại diện cho khối doanh nghiệp ngoài nhà nước để trao đổi về các vấn đề chính sách, lợi ích, môi trường, pháp lý... với Chính phủ Việt Nam (đại diện là Bộ Kế hoạch và Đầu tư). Trong đó, Nhóm công tác Điện và Năng lượng (thuộc VBF) tập trung vào hoạt động về chính sách cho năng lượng tái tạo và khuyến khích đầu tư tư nhân vào phát triển năng lượng bền vững của Việt Nam.
Hiện PEWG đang đại diện cho 200 thành viên hoạt động trong lĩnh vực điện và năng lượng (bao gồm các công ty trong ngành điện, các định chế tài chính, công ty tư vấn...)./.
H. LINH