RSS Feed for Phản biện Thứ bảy 27/07/2024 08:04
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Giải pháp giải cứu ngành điện Việt Nam trong năm 2024

Giải pháp giải cứu ngành điện Việt Nam trong năm 2024
Chung tay hỗ trợ doanh nghiệp và người dân trồng cam, khoai, dưa hấu, nuôi tôm hùm... khi gặp khó khăn trong tiêu thụ do “dư thừa sản xuất” tại một thời điểm nhất định, chúng ta đã có các chiến dịch “giải cứu”. Ngược lại, với ngành điện, do “thiếu năng lực sản xuất”, nên trong năm 2024 dự kiến có nhiều khó khăn trong cung ứng điện, cả về sản lượng (MWh) và công suất đỉnh (MW). Vậy, liệu có cần lên kế hoạch cho chiến dịch “giải cứu ngành điện” hay không? Dưới đây là một vài giải pháp đề xuất theo tinh thần giải cứu ngành điện trong năm 2024 của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam.
Vì sao lại chọn phương án kéo điện lưới ra Côn Đảo, thay vì điện gió ngoài khơi?

Vì sao lại chọn phương án kéo điện lưới ra Côn Đảo, thay vì điện gió ngoài khơi?

Ngày 16/1/2024, trong kỳ họp bất thường của Quốc hội, khi thảo luận ở tổ về tờ trình của Chính phủ về phân bổ vốn cho các dự án đầu tư công (trong đó có kế hoạch vốn ngân sách trung ương trên 2.520 tỷ đồng cho EVN để kéo điện lưới quốc gia ra Côn Đảo), đại biểu Nguyễn Mạnh Hùng - Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế Quốc hội băn khoăn: Vì sao lại chọn phương án kéo điện lưới ra Côn Đảo, thay vì phát triển điện gió ngoài khơi, điện sinh khối tại đây? Trao đổi thêm về nội dung này, Tạp chí Năng lượng Việt Nam xin dẫn lại 4 phương án của đơn vị tư vấn dưới đây để đại biểu và bạn đọc cùng tham khảo.
Phát triển nguồn điện trong Quy hoạch điện VIII - Nhận diện các thách thức và đề xuất giải pháp

Phát triển nguồn điện trong Quy hoạch điện VIII - Nhận diện các thách thức và đề xuất giải pháp

Sau hơn 2 năm được Bộ Công Thương trình và chỉnh sửa, đến ngày 15/5/2023 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch điện VIII. Đây là một bản Quy hoạch thể hiện rõ tính “chuyển dịch năng lượng” của Việt Nam, thực hiện cam kết tiến tới trung hòa phát thải khí nhà kính vào năm 2050 (net-zero) tại COP26. Tuy nhiên, với hệ quả từ chậm trễ đầu tư xây dựng nhiều nguồn nhiệt điện lớn từ các quy hoạch điện trước, các thách thức để thực hiện Quy hoạch lần này còn rất lớn, ngay cả trong giai đoạn quan trọng trước mắt đến năm 2030. Dưới đây là phân tích của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam về nguyên nhân, bài học và đề xuất các giải pháp thực hiện Quy hoạch điện VIII hiệu quả.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam năm 2023 - Hoạt động trong biến động khôn lường

Tập đoàn Điện lực Việt Nam năm 2023 - Hoạt động trong biến động khôn lường

2023 là năm thứ ba thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế, xã hội (giai đoạn 2021 - 2030), nhưng lại là nửa năm đầu tiên bắt đầu triển khai Quy hoạch điện VIII và trở thành năm nhiều biến động ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của ngành điện - một ngành kinh tế hạ tầng quan trọng của đất nước. Bài viết dưới đây của Hội đồng Khoa học Tạp chí Năng lượng Việt Nam xin chia sẻ với bạn đọc một vài nét về những kết quả vượt thử thách trong sự biến động trong năm qua và gợi ý một số giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho EVN trong những năm sắp tới.
Đề xuất một số ‘chính sách cấp bách’ phát triển nguồn điện gió và điện khí tại Việt Nam

Đề xuất một số ‘chính sách cấp bách’ phát triển nguồn điện gió và điện khí tại Việt Nam

Tập thể các chuyên gia, nhà khoa học thuộc Hội đồng Khoa học Tạp chí Năng lượng Việt Nam vừa có văn bản tổng hợp, đánh giá, nhìn nhận và kiến nghị về “một số chính sách cấp bách cho phát triển các dự án điện gió và điện khí (sử dụng khí trong nước)/LNG (nhập khẩu) tại Việt Nam” gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ.
Quá trình xây dựng chính sách giảm điện than ở Đức và một số gợi suy cho Việt Nam

Quá trình xây dựng chính sách giảm điện than ở Đức và một số gợi suy cho Việt Nam

Cách tiếp cận của Đức về giảm phát thải than là tương đối cẩn trọng và toàn diện, đặc biệt là quá trình thảo luận về giảm than được tiến hành khi Đức đã dừng 3 lò phản ứng cuối cùng tại Đức vào tháng 4/2023. Những thông tin về quá trình thảo luận, xây dựng chính sách, cũng như cách tiếp cận chính sách của Đức về giảm nhiệt điện than có thể là bài học kinh nghiệm hữu ích cho các quốc gia khác, trong đó có Việt Nam. Đề cập về nội dung này, chuyên gia chuyển dịch năng lượng của The Asia Foundation có bài báo viết riêng cho Tạp chí Năng lượng Việt Nam dưới đây. Rất mong nhận được sự chia sẻ, thảo luận của các chuyên gia, nhà quản lý và bạn đọc.
Thị trường khí quốc tế tác động như thế nào đến phát triển nguồn điện LNG ở Việt Nam?

Thị trường khí quốc tế tác động như thế nào đến phát triển nguồn điện LNG ở Việt Nam?

Mặc dù giá thành cao, nhưng nhiên liệu khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) sẽ là lựa chọn khả thi, tất yếu nhằm thay dần nguồn điện than để đáp ứng nhu cầu năng lượng đang ngày càng tăng và phù hợp với lộ trình chuyển dịch năng lượng ở Việt Nam. Tuy nhiên, nếu giá khí LNG biến động tăng lên ở mức quá cao so với các dự báo thì sao? Tổng hợp, phân tích và đề xuất giải pháp của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam.
Văn bản cuối cùng ở COP28 và những hệ lụy đến ngành năng lượng Việt Nam

Văn bản cuối cùng ở COP28 và những hệ lụy đến ngành năng lượng Việt Nam

COP28 đã kết thúc ở Dubai (UAE), đa số các quốc gia vui mừng vì có một thỏa thuận mới mạnh mẽ hơn chống lại biến đổi khí hậu. Một số quốc gia (kể cả nước lớn) không hài lòng với thỏa thuận, nhưng đành chấp nhận. Chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam tổng hợp một số thông tin tại hội nghị và nhận định về các ảnh hưởng của văn bản thỏa thuận cuối cùng đến ngành năng lượng Việt Nam.
Điện mặt trời mái nhà - Trách nhiệm của cơ quan quản lý và doanh nghiệp

Điện mặt trời mái nhà - Trách nhiệm của cơ quan quản lý và doanh nghiệp

Gần đây, có nhiều bài viết phân tích, cũng như ý kiến dư luận, người tiêu dùng về định hướng và dự thảo của Chính phủ, Bộ Công Thương về cơ chế, chính sách phát triển năng lượng tái tạo, đặc biệt là điện mặt trời mái nhà. Để góp phần làm rõ hơn nội dung này, TS. Tô Văn Trường [*] có bài viết (thể hiện quan điểm riêng của mình) gửi tới Tạp chí Năng lượng Việt Nam dưới đây. Rất mong nhận được sự chia sẻ, thảo luận, phản biện của các chuyên gia, nhà quản lý và bạn đọc.
2023 - Một năm đầy sóng gió trong công tác vận hành thủy điện ở Việt Nam

2023 - Một năm đầy sóng gió trong công tác vận hành thủy điện ở Việt Nam

Năm 2023 là một năm đặc biệt khó khăn cho việc huy động công suất từ nguồn thủy điện của Việt Nam. Nhiều nhà máy thủy điện phải vận hành trong điều kiện mực nước trong hồ chứa tiệm cận mực nước chết, hoặc bằng với mực nước chết, thậm chí có trường hợp dưới mực nước chết. Vậy nguyên nhân nào đã làm cho các hồ thủy điện thiếu nước? Liệu năm 2024 và những năm tiếp theo, các nhà máy thủy điện cần phải vận hành như thế nào trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt, biến đổi khó lường?... Dưới đây là tổng hợp, phân tích và đề xuất giải pháp của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam.
Nên tiến hành cải cách thị trường điện Việt Nam như thế nào?

Nên tiến hành cải cách thị trường điện Việt Nam như thế nào?

Để có thêm ý kiến góp ý, tư vấn, phản biện về cải cách thị trường điện Việt Nam, Tạp chí Năng lượng Việt Nam giới thiệu bài viết của tác giả Thái Doãn Hoàng Cầu - Tiến sĩ về hành vi kinh tế trong thị trường điện, đã có trên 25 năm kinh nghiệm nghiên cứu, làm việc trong thị trường điện Úc và là tác giả cuốn sách “Thị trường điện: Các vấn đề cơ bản và chuyên đề kinh tế, thương mại, quản lý” [*]. Rất mong nhận được sự chia sẻ, thảo luận của các chuyên gia, nhà quản lý và bạn đọc.
Niềm hy vọng điện hạt nhân Việt Nam [kỳ 2]: Lò mô-đun nhỏ và lập luận của GS. Darriulat

Niềm hy vọng điện hạt nhân Việt Nam [kỳ 2]: Lò mô-đun nhỏ và lập luận của GS. Darriulat

Như đã giới thiệu, trong kỳ này, Giáo sư Pierre Darriulat - Nhà vật lý hàng đầu quốc tế, cựu Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Pháp sẽ mô tả về những tiến bộ đạt được trong thiết kế các lò phản ứng mô-đun nhỏ (SMR), cùng các lập luận và gợi ý cho tương lai điện hạt nhân Việt Nam. Rất mong nhận được sự chia sẻ, thảo luận của các chuyên gia, nhà quản lý và bạn đọc.
Giá điện Việt Nam ở mức nào là hợp lý?

Giá điện Việt Nam ở mức nào là hợp lý?

Ngày 9/11 vừa qua, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã thực hiện việc tăng giá điện lần thứ hai trong năm 2023. Sau lần điều chỉnh này, dư luận đặc biệt quan tâm tới câu hỏi: Vậy, giá điện ở mức nào là hợp lý và ở mức nào thì EVN mới có thể cân đối được thu, chi? Để làm rõ thêm nội dung này, chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam có bài viết tổng hợp, phân tích và đề xuất giải pháp dưới đây để bạn đọc tham khảo.
Còn 3 câu hỏi khó trong dự án Nhiệt điện Na Dương 2

Còn 3 câu hỏi khó trong dự án Nhiệt điện Na Dương 2

Suất đầu tư cao, vị trí đặt nhà máy gần moong khai thác và giá thành khai thác than Na Dương cao? Là 3 câu hỏi khó trong dự án Nhiệt điện Na Dương 2 hiện nay được giới chuyên gia phân tích và gợi ý giải pháp dưới đây. Rất mong nhận được sự chia sẻ, trao đổi của các chuyên gia, nhà quản lý và bạn đọc.
Phí dịch vụ công tơ điện - Kinh nghiệm một số nước và giải pháp cho Việt Nam

Phí dịch vụ công tơ điện - Kinh nghiệm một số nước và giải pháp cho Việt Nam

Như chúng ta đều biết, mới đây, một đại biểu Quốc hội khi đi tiếp xúc cử tri đã nhận được khiếu nại về việc: “Nếu không sử dụng điện quá 6 tháng sẽ bị chấm dứt hợp đồng, tháo công tơ. Khi xin cấp điện trở lại sẽ phải qua thủ tục mất thời gian và công sức đi lại...”. Để khách hàng dùng điện không bị tháo công tơ khi tạm ngừng sử dụng điện, chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam điểm qua một số biện pháp, cũng như cách giải quyết vấn đề này ở một số nước và đề xuất giải pháp cho Việt Nam.
Mô hình nào cho đầu tư tư nhân vào lưới điện truyền tải ở Việt Nam?

Mô hình nào cho đầu tư tư nhân vào lưới điện truyền tải ở Việt Nam?

Trong bài báo dưới đây, chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam cập nhật, đánh giá 4 mô hình (kèm theo một số biến thể) của các mô hình đầu tư tư nhân khác nhau vào lưới điện truyền tải đã được triển khai trên thế giới và đề xuất lựa chọn mô hình, lộ trình phát triển cho Việt Nam. Rất mong nhận được sự chia sẻ, thảo luận của các nhà quản lý, chuyên gia và bạn đọc.
|< < 1 2 3 4 >
Phiên bản di động