RSS Feed for IAEA: Nhật cần tăng cường quản lý nước nhiễm xạ | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ bảy 23/11/2024 04:02
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

IAEA: Nhật cần tăng cường quản lý nước nhiễm xạ

 - Một nhóm các chuyên gia từ Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) ngày 22/4 đã lên tiếng yêu cầu Nhật Bản nỗ lực tăng cường quản lý khối lượng lớn nước nhiễm xạ tại Nhà máy điện hạt nhân Fukushima 1 và gọi đây là “vấn đề có tính thách thức lớn nhất” trong ngắn hạn.

>> Nhà máy điện hạt nhân Fukushima lại gặp sự cố vì... chuột
>> Công bố báo cáo sơ bộ sự cố hạt nhân ở Fukushima
>> Thủ tướng Nhật khẳng định sự cần thiết của điện hạt nhân

 

Các thành viên IAEA giám sát tại phòng điều khiển nhà máy Fukushima Dai-ichi. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Trong bản tóm tắt báo cáo công bố cùng ngày sau chuyến thị sát Nhật Bản mới đây, IAEA cho biết: “Cần phải tiếp tục các biện pháp nhằm cải thiện các vấn đề trong quản lý liên quan đến sự phát tán và phơi nhiễm phóng xạ từ hiện trường (nhà máy), đặc biệt là các vấn đề liên quan đến tích trữ lượng nước tồn đọng.”

Nhóm công tác gồm 13 thành viên này là phái bộ đầu tiên của IAEA tới Nhật Bản để đánh giá về nỗ lực dỡ bỏ các lò phản ứng bị hư hại nghiêm trọng trong thảm họa tại tổ hợp hạt nhân Fukushima số 1 sau trận động đất và sóng thần kinh hoàng hồi tháng 3/2011.

Chuyến thăm của IAEA diễn ra ngay sau khi Fukushima 1 lâm vào tình trạng mong manh hơn sau hàng loạt các sự cố như: rò rỉ nước nhiễm xạ và mất điện, ảnh hưởng đến hệ thống làm lạnh của các bể chứa thanh nhiên liệu đã qua sử dụng.

Giám đốc Cơ quan công nghệ rác thải và chu kỳ nhiên liệu hạt nhân của IAEA và là Trưởng phái đoàn IAEA, Juan Carlos Lentijo, cho biết: Công ty điện lực Tokyo (TEPCO) - công ty điều hành nhà máy - đã thiết lập được mức độ làm lạnh ổn định cho các lò phản ứng và bể chứa thanh nhiên liệu nhưng hệ thống tạm thời được lắp đặt trong nhà máy cần phải là những thiết bị thường trực để đảm bảo cho sự ổn định đó.

Ông Lentijo cũng khẳng định tại cuộc họp báo ở Tokyo rằng, nhóm công tác kêu gọi sự cần thiết phải “vạch rõ một chiến lược toàn diện mới nhằm quản lý phù hợp hơn” số nước nhiễm xạ khổng lồ tại nhà máy.

Chiến lược trên cũng sẽ bao gồm cả việc đưa vào hệ thống công nghệ đáng tin cậy hơn và đánh giá liều bức xạ ra bên ngoài từ nước nhiễm xạ trong các bể chứa.

Bản báo cáo đã không được công khai. Phái bộ IAEA sẽ ra báo cáo cuối cùng về chuyến công tác tới Nhật Bản trong vòng một tháng tới.

Nhật Bản được cho là sẽ tiếp nhận lời khuyên mà IAEA đưa ra khi Tokyo cập nhật lộ trình trung và dài hạn đối với việc dỡ bỏ bốn lò phản ứng ở Fukushima 1. Toàn bộ quá trình này sẽ mất khoảng 30-40 năm.

Nhóm công tác của IAEA cho rằng Nhật Bản có “những kế hoạch lôgích và hợp lý” đối với công tác dỡ bỏ các thanh nhiên liệu nóng chảy từ lò phản ứng số 1 đến số 3.

Tuy nhiên, trưởng đoàn Lentijo cho rằng cùng lúc đó nước này “gần như không thể đảm bảo thời gian dỡ bỏ cơ sở hạt nhân ít hơn 30-40 năm.”

Tại nhà máy Fukushima, một số lượng lớn nước nhiễm xạ đang gia tăng vốn là kết quả của việc bơm nước liên tục vào các lò phản ứng số 1,2 và 3. Hàng loạt hiện tượng rò rỉ từ bể chứa ngầm đã được phát hiện trong thời gian gần đây.

Hồi tháng 3/2013, sự cố mất điện - được cho là xảy ra do một con chuột đã chạm phải bảng chuyển mạch - khiến hệ thống làm mát cho các bể chứa thanh nhiên liệu của lò phản ứng 1,3 và 4 ngừng hoạt động. TEPCO đã phải mất tới 29 tiếng để khôi phục hoạt động cho hệ thống này.

Một xác chuột khác cũng mới được tìm thấy trong hộp biến áp ngoài trời nối với bể làm mát nhiên liệu của lò số 2 vào sáng 22/4 khiến TEPCO phải tạm thời cắt điện để tiến hành kiểm tra.

CÁC BÀI VIẾT BẠN ĐỌC QUAN TÂM

Vì sao Mỹ - Nhật không tấn công phủ đầu Triều Tiên?
Chủ tịch Quốc hội: "Tôi là dân, tôi thấy sợ các ông lắm rồi"
Chiến tranh Triều Tiên liệu có xảy ra?
Đông Á: Khoảnh khắc giữa chiến tranh và hòa bình
Chuyên gia Nhật: Cam Ranh là khắc tinh của “đường lưỡi bò”
Người Việt giỏi thủy chiến và thạo nghề biển

Hữu Thắng/Tokyo (Vietnam+)

nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động