RSS Feed for Hệ thống trạm sạc xe điện sử dụng năng lượng tái tạo ở Việt Nam - Sau bước khởi đầu | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ năm 02/05/2024 21:43
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Hệ thống trạm sạc xe điện sử dụng năng lượng tái tạo ở Việt Nam - Sau bước khởi đầu

 - Hiện nay, tốc độ tăng trưởng và phát triển của thị trường xe điện trên thế giới, cũng như Việt Nam ngày càng mạnh mẽ, trở thành xu hướng tất yếu cho cuộc sống xanh, giao thông xanh. Tuy nhiên, việc sử dụng nguồn điện từ nhà máy điện truyền thống như nhiệt điện than, khí để cung cấp cho trạm sạc xe điện thì bản chất vẫn là dùng nhiên liệu hóa thạch, chưa thể đáp ứng triệt để mục tiêu của Chương trình hành động về chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí cacbon và khí mê-tan của ngành giao thông vận tải (Quyết định số: 876/QĐ-TTg ngày 22/7/2022).
Viễn cảnh nào cho trạm sạc ô tô điện tại Việt Nam? Viễn cảnh nào cho trạm sạc ô tô điện tại Việt Nam?

Xe điện là loại phương tiện sử dụng động cơ điện để dẫn động thay vì động cơ đốt trong như xe chạy bằng xăng, dầu. Động cơ điện giúp chuyển hóa điện năng thành cơ năng, không thải ra khí CO2 nên được đánh giá là phương tiện xanh, thân thiện với môi trường và là xu thế của tương lai.

Dịch chuyển của nhu cầu nhiên liệu hóa thạch theo phân khúc xe điện Dịch chuyển của nhu cầu nhiên liệu hóa thạch theo phân khúc xe điện

Khi thế giới tiến tới điện khí hóa ngành giao thông, nhu cầu về dầu sẽ được thay thế bằng nhu cầu điện. Nhiều quốc gia đã thành công trong quá trình chuyển đổi này, trong đó có cường quốc xe điện Na Uy - quốc gia Bắc Âu (nơi có trên 80% ô tô mới được bán là xe điện). Tổng hợp của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam.

Bộ sạc hai chiều với xe điện - Công nghệ giúp tăng cường hiệu quả năng lượng Bộ sạc hai chiều với xe điện - Công nghệ giúp tăng cường hiệu quả năng lượng

Công nghệ sạc xe điện (Electric Vehicle - EV) đang phát triển sôi động, trong đó có công nghệ sạc hai chiều đã lên kệ. Nó được sử dụng để cung cấp năng lượng cho ngôi nhà, đưa năng lượng trở lại lưới điện, thậm chí cung cấp nguồn điện dự phòng trong trường hợp mất điện hoặc khẩn cấp.

Thực trạng Việt Nam hiện tại là dù đang có nhiều nguồn năng lượng tái tạo, nhưng nguồn điện chính phục vụ cho sản xuất, sinh hoạt vẫn thiếu cục bộ. Với tốc độ phát triển nhanh về số lượng phương tiện xe điện hiện nay, thì lượng điện tiêu thụ mới mỗi năm sẽ gia tăng đáng kể. Cần thiết có giải pháp tận dụng tối đa nguồn tài nguyên năng lượng tái tạo để phục vụ cho việc sạc xe điện, nhằm góp phần giải quyết tận gốc được bài toán trên.

Hệ thống trạm sạc xe điện sử dụng năng lượng tái tạo ở Việt Nam - Sau bước khởi đầu
Tác động của xe điện đến hệ thống điện Việt Nam. (Nguồn ADB).

Công ty cổ phần Giải pháp công nghệ thông minh Focus (www.focussolar.vn) và Năng lượng xanh Eagle Fly (www.solarev.vn) đã, đang hoạt động với mục tiêu phát triển năng lượng xanh tại Việt Nam, là đơn vị đầu tiên đã đầu tư trạm sạc nhanh DC công suất lớn sử dụng nguồn điện mặt trời mái nhà để phục vụ cho việc sạc xe điện mà không cần đến nguồn điện lưới.

Hệ thống trạm sạc SolarEV sử dụng pin lưu trữ LiFePo4 và các thiết bị chuyển đổi công suất lớn (Hệ thống lưu trữ từ 100 kWh đến 2 MWh, trụ sạc nhanh DC 60 kW đến 250 kW), hoạt động độc lập hoàn toàn không đấu nối lưới điện.

Hệ thống trạm sạc xe điện sử dụng năng lượng tái tạo ở Việt Nam - Sau bước khởi đầu
Trạm sạc xe điện sử dụng điện mặt trời không kết nối lưới điện. (Nguồn Focus solar&Eagle Fly).

Hệ thống trạm sạc thông minh sử dụng điện mặt trời mái nhà không chỉ phục vụ cho việc sạc xe mà còn cung cấp các tiện ích trong khi chờ sạc xe điện như: Dịch vụ chăm sóc xe, dịch vụ giải khát, phòng chờ VIP, giới thiệu quà lưu niệm và đặc sản địa phương; không gian đậu xe được che mát bởi mái che solar PV. Các trạm sạc đã thực hiện cho những khách hàng lớn như: Lado Taxi, Atlas Copco, Trạm dừng chân Đaknông-Đaklak và đang có kế hoạch xây dựng mạng lưới hạ tầng trạm sạc xe điện sử dụng năng lượng mặt trời tại Việt Nam.

Nguồn năng lượng mặt trời không những phục vụ cho sạc xe điện mà còn có thể đáp ứng nhu cầu lưu trữ để cấp điện cho nhu cầu sinh hoạt, sản xuất… Với công suất lớn, hệ thống đảm bảo kết nối được với hệ thống điện mặt trời hòa lưới đã lắp đặt trước đây nhằm tăng công suất, giảm chi phí đầu tư, sử dụng 100% năng lượng tái tạo./.

NGUYỄN HỮU KHOA - TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động