RSS Feed for Dự thảo Thông tư Quy định quản lý an toàn đập, hồ thủy điện | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Chủ nhật 22/12/2024 23:37
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Dự thảo Thông tư Quy định quản lý an toàn đập, hồ thủy điện

 - Bộ Công Thương đã xây dựng xong dự thảo Thông tư Quy định về quản lý an toàn đập, hồ chứa thủy điện (thay thế Thông tư số 34/2010/TT-BCT ngày 07 năm 10 năm 2010). Để hoàn thiện Thông tư, Bộ Công Thương đang lấy ý kiến góp ý của các cơ quan, tổ chức liên quan.

Quản trị và sử dụng hiệu quả tài nguyên thủy điện


Thông tư này quy định về quản lý an toàn đập thủy điện có chiều cao từ 05 m trở lên, hồ chứa thủy điện có dung tích toàn bộ từ 50.000 m3 trở lên.

Quản lý an toàn đập, hồ chứa thủy điện

Chủ sở hữu đập, hồ chứa thủy điện có trách nhiệm xây dựng phương án ứng phó thiên tai cho công trình, vùng hạ du đập trong quá trình thi công xây dựng. Nếu tiến độ xây dựng đập, hồ chứa thủy điện thay đổi so với phương án ứng phó thiên tai cho công trình, vùng hạ du đập trong quá trình thi công được duyệt và không còn phù hợp với diễn biến khí tượng thủy văn tại thời điểm xây dựng, chủ sở hữu đập, hồ chứa thủy điện có trách nhiệm hiệu chỉnh phương án phù hợp với tiến độ, diễn biến khí tượng thủy văn và báo cáo cơ quan phê duyệt phương án biết.

Hằng năm, chủ sở hữu, hoặc tổ chức, cá nhân khai thác đập, hồ chứa thủy điện có trách nhiệm rà soát, đánh giá phương án ứng phó thiên tai và xử lý theo quy định: Nếu phương án còn phù hợp, không cần hiệu chỉnh thì ra quyết định gia hạn thời hạn thực hiện phương án đã được phê duyệt và gửi quyết định gia hạn đến cơ quan nhận phương án theo quy định; Nếu phương án có nội dung không còn phù hợp thì hiệu chỉnh, phê duyệt lại phương án; Việc rà soát, ra quyết định gia hạn thời hạn thực hiện phương án đã được phê duyệt hoặc hiệu chỉnh, phê duyệt lại phương án ứng phó thiên tai phải hoàn thiện trước ngày 15 tháng 4 hằng năm đối với đập, hồ chứa thủy điện xây dựng tại khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ; trước ngày 15 tháng 8 hằng năm đối với đập, hồ chứa thủy điện xây dựng tại khu vực Nam Trung Bộ.

Hằng năm, chủ sở hữu hoặc tổ chức, cá nhân khai thác đập, hồ chứa thủy điện có trách nhiệm rà soát, đánh giá phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp và xử lý theo quy định.

Chủ sở hữu hoặc tổ chức, cá nhân khai thác đập, hồ chứa thủy điện có trách nhiệm xây dựng phương án bảo vệ đập, hồ chứa thủy điện. Định kỳ không quá 05 năm một lần, kể từ ngày phương án được phê duyệt, chủ sở hữu hoặc tổ chức, cá nhân khai thác đập, hồ chứa thủy điện phải tổ chức rà soát phương án bảo vệ đập và xử lý theo quy định: Nếu phương án còn phù hợp, không cần hiệu chỉnh thì báo cáo kết quả với cơ quan phê duyệt; Nếu phương án có nội dung không còn phù hợp thì báo cáo kết quả rà soát, đồng thời hiệu chỉnh phương án, lập hồ sơ đề nghị thẩm định, phê duyệt lại phương án trình cơ quan có thẩm quyền hoặc tự phê duyệt theo quy định.

Lắp đặt hệ thống giám sát vận hành

Chủ sở hữu hoặc tổ chức, cá nhân khai thác đập, hồ chứa thủy điện có trách nhiệm lắp đặt hệ thống giám sát vận hành, gồm: Hệ thống quan trắc khí tượng thủy văn chuyên dùng theo quy định của pháp luật về khí tượng thủy văn; Hệ thống giám sát vận hành thuộc phạm vi trách nhiệm của chủ sở hữu đập, hồ chứa thủy điện; Cột thủy chí hoặc trang thiết bị có tính năng tượng tự để xác định được mực nước hạ lưu đập; trường hợp hạ lưu đập có trạm quan trắc khí tượng thủy văn thì có thể khai thác thông tin mực nước hạ du từ trạm quan trắc này thay cho cột thủy chí hoặc trang thiết bị có tính năng tương tự cột thủy chí. Chủ sở hữu hoặc tổ chức, cá nhân khai thác đập, hồ chứa thủy điện có trách nhiệm phối hợp với Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân và Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp huyện quyết định vị trí lắp đặt cột thủy trí hoặc trang thiết bị có tính năng tương tự cột thủy trí; và thiết bị để kết nối, truyền tải thông tin.

Bên cạnh đó, chủ sở hữu hoặc tổ chức, cá nhân khai thác đập, hồ chứa thủy điện có trách nhiệm thống nhất với Ủy ban nhân dân, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp huyện, cấp xã vùng hạ du trong việc lắp đặt hệ thống cảnh báo vận hành phát điện, vận hành xả lũ tại vùng hạ du.

Trường hợp thống nhất quyết định lắp đặt hệ thống cảnh báo vùng hạ du thì các bên tham gia phải thống nhất bằng văn bản những nội dung: Vị trí lắp đặt; Trang thiết bị cảnh báo được lắp đặt tại từng vị trí; Những trường hợp phải cảnh báo; Thời điểm cảnh báo; Hình thức cảnh báo và Quyền, trách nhiệm của từng tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc cảnh báo.

Tổ chức thực hiện

Đăng ký an toàn đập

Đối với đập, hồ chứa thủy điện được đưa vào khai thác, sử dụng trước ngày Nghị định số 114/2018/NĐ-CP có hiệu lực thi hành nhưng chủ sở hữu đập, hồ chứa thủy điện chưa thực hiện đăng ký an toàn đập theo quy định tại Thông tư số 34/2010/TT-BCT ngày 07 tháng 10 năm 2010 của Bộ Công Thương quy định về quản lý an toàn đập của công trình thủy điện thì chủ sở hữu đập, hồ chứa thủy điện có trách nhiệm thực hiện việc đăng ký an toàn đập, hồ chứa thủy điện theo quy định tại điểm b khoản 1, khoản 2, điểm b khoản 3 Điều 10 Nghị định số 114/2018/NĐ-CP.

Đối với đập, hồ chứa thủy điện được đưa vào khai thác, sử dụng trước ngày Nghị định số 114/2018/NĐ-CP có hiệu lực thi hành và chủ sở hữu đập, hồ chứa thủy điện đã thực hiện đăng ký an toàn đập theo quy định tại Thông tư số 34/2010/TT-BCT thì chủ sở hữu đập, hồ chứa thủy điện có trách nhiệm thực hiện lại việc đăng ký an toàn đập, hồ chứa thủy điện theo quy định tại khoản 2 và điểm b khoản 3 Điều 10 Nghị định số 114/2018/NĐ-CP trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.

Đối với phương án phòng chống lụt bão bảo đảm an toàn đập thủy điện và phương án phòng chống lũ lụt vùng hạ du đập thủy điện. 

Phương án phòng chống lụt bão bảo đảm an toàn đập thủy điện và phương án phòng chống lũ lụt vùng hạ du đập đập thủy điện được phê duyệt theo quy định tại Nghị định số 72/2007/NĐ-CP, Thông tư số 34/2010/TT-BCT và có hiệu lực năm 2018 tiếp tục có hiệu lực thi hành đến khi có phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp được phê duyệt theo quy định tại Nghị định số 114/2008/NĐ-CP.

Đối với phương án bảo vệ đập

Đối với những đập chưa có phương án bảo vệ đập được phê duyệt theo quy định tại Nghị định số 72/2007/NĐ-CP và Thông tư số 34/2010/TT-BCT thì chủ sở hữu đập, hồ chứa thủy điện có trách nhiệm xây dựng phương án cắm mốc chỉ giới trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt làm cơ sở xây dựng phương án bảo vệ đập, hồ chứa thủy điện trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại Nghị định số 114/2014/NĐ-CP trong năm 2019.

Đối với những đập đã có phương án bảo vệ đập được phê duyệt theo quy định tại Nghị định số 72/2007/NĐ-CP và Thông tư số 34/2010/TT-BCT thì chủ sở hữu đập, hồ chứa thủy điện có trách nhiệm rà soát, hiệu chỉnh phương án cắm mốc chỉ giới, phương án bảo vệ đập trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt lại trước ngày 31 tháng 12 năm 2020, phương án bảo vệ đập đã được phê duyệt có hiệu lực đến ngày có phương án bảo vệ đập, hồ chứa thủy điện theo quy định tại Nghị định số 114/2018/NĐ-CP được phê duyệt.

Nội dung dự thảo Thông tư tại đây

TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động