Đột phá trong phương pháp thu năng lượng mặt trời
06:06 | 26/05/2012
Các nhà nghiên cứu tại Trường Đại học Strathclyde đã thử nghiệm thiết bị không gian, tạo ra một bệ đỡ cho các tấm pin mặt trời, để thu nguồn năng lượng này và cho phép truyền năng lượng trở về Trái đất thông qua sóng điện từ cực ngắn hoặc tia laze.
Phát minh độc đáo này sẽ cung cấp một nguồn năng lượng đáng tin cậy và cho phép truyền năng lượng tới các khu vực hẻo lánh trên thế giới, đưa năng lượng tới các khu vực chịu thảm họa hoặc các khu vực xa xôi mà các phương pháp truyền thống khó tiếp cận được.
Tiến sỹ Massimiliano Vasile thuộc khoa Cơ khí và Kỹ thuật Không gian (Department of Mechanical and Aerospace Engineering), trường Đại học Strathclyd, người đứng đầu nghiên cứu này cho biết: “Vũ trụ là một nguồn cung cấp năng lượng mặt trời khổng lồ và chúng có lợi thế là có thể thu thập năng lượng mặt trời bất kể thời gian nào trong nhà, trong bất cứ điều kiện thời tiết nào. Ở những khu vực như sa mạc Sahara, nơi mà năng lượng mặt trời có chất lượng tốt thì lại rất khó khăn để truyền năng lượng này tới các khu vực có nhu cầu sử dụng. Tuy nhiên, nghiên cứu của chúng tôi đang tập trung vào phương pháp khắc phục khó khăn này và sử dụng năng lượng mặt trời từ vũ trụ để hướng tới các khu vực xa xôi.”
Bằng việc sử dụng sóng cực ngắn hay tia laze, có thể đưa năng lượng trở lại Trái đất, tới thẳng những khu vực đặc biệt. Điều này sẽ cung cấp một nguồn năng lượng chất lượng và đáng tin cậy. Hơn thế nữa, không cần phải tích trữ năng lượng từ các nguồn tái tạo khi mà năng lượng mặt trời có thể được cung cấp một cách liên tục.
Đầu tiên, các vệ tinh nhỏ có thể tạo ra đủ năng lượng cho một ngôi làng, tuy nhiên, mục đích là một ngày nào đó sẽ đặt một cấu trúc đủ lớn vào không gian để thu được năng lượng có thể cung cấp cho một thành phố lớn. Với sự sẵn có của công nghệ, điều này hoàn toàn có thể.
Nhóm các sinh viên ngành khoa học và cơ khí ở Strathclyde đã phát triển một thí nghiệm mang tính đột phá. Thí nghiệm này, mang tên Suaineadh, là một bước đi quan trọng hướng trong việc thiết kế xây dựng trong không gian.
Dự án này là một phần trong nghiên cứu Institute for Advanced Concepts của NASA. Nghiên cứu này đang chứng minh một thiết kế hoàn toàn mới, sử dụng cho các vệ tinh năng lượng mặt trời quy mô lớn. Hiện nay, vai trò của nhóm kỹ sư tại Strathclyde là phát triển các giải pháp cải tiến cho thành phần cấu trúc và phương pháp để quản lý quỹ đạo của thiết bị này.
(Nguồn: VNEEP)