RSS Feed for Các hồ thủy điện miền Trung góp phần giảm lũ cho vùng hạ lưu | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ sáu 22/11/2024 21:05
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Các hồ thủy điện miền Trung góp phần giảm lũ cho vùng hạ lưu

 - Ông Đỗ Đức Quân - Vụ trưởng Vụ Thủy điện Tổng cục Năng lượng (Bộ Công Thương) khẳng định: Do địa hình miền Trung khó khăn nên tính về khả thi và kỹ thuật không thể xây dựng các hồ chứa để cắt lũ. Vì vậy, các hồ thủy điện miền Trung chỉ có thể tích cực giảm lũ cho vùng hạ lưu.

>> Điều chỉnh quy trình vận hành bốn hồ chứa thủy điện ở miền Bắc
>> Ban hành quy trình vận hành liên hồ chứa lưu vực sông Srêpôk
>> Kiểm tra công tác quy hoạch, vận hành thủy điện tại Phú Yên
>> Ban hành quy trình vận hành liên hồ chứa lưu vực sông Sê San
>> Xây dựng quy trình vận hành 6 hồ chứa tại Bình Định
>> Vận hành hồ chứa trên lưu vực sông Ba theo nguyên tắc ưu tiên
>> Ban hành quy trình vận hành liên hồ chứa lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn

Theo ông Quân, ngay trong Quyết định của Thủ tướng phê duyệt về quy trình vận hành liên hồ cũng chỉ nêu giảm được lũ chứ không cắt được lũ. Việc cắt lũ chỉ có thể thực hiện được ở hồ Thủy điện Hòa Bình hay thủy điện ở ngoài miền Bắc.

“Còn ở miền Trung, kể từ Quảng Nam trở vào, ngay trong quy trình vận hành liên hồ cũng không ai nói thủy điện cắt được lũ” - ông Quân cho hay.

Nguyên nhân là do lũ ở các sông miền Trung cực kỳ lớn. Từ trước đến nay trong nghiên cứu quy hoạch đều thống nhất một kết luận, miền Trung địa hình không thể làm được. Cả về tính khả thi cũng như mặt kỹ thuật đều không thể làm.

Đối với sông Ba Hạ, ông Quân cho rằng, vào mùa lũ, nếu thủy điện phát hết công suất chỉ có ý nghĩa về mặt tiết kiệm tài nguyên, còn không phát điện thì vẫn phải xả tràn. Về lý thuyết chung, nếu cắt được lũ 2% hay 5% chẳng hạn thì thành phố Tuy Hòa (Phú Yên) phải không được ngập. Tức là phải có tiêu chuẩn đàng hoàng. Ở miền Trung ngay cả quy hoạch thủy lợi hay các công trình phòng chống lũ như đắp kè, đê đều xác định với Tuy Hòa chỉ có thể không ngập khi lũ ở mức dưới 10%. Điều này là khẳng định và được tính toán bởi các ngành có liên quan. Không riêng gì khu vực sông Ba mà cả hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn hay sông Côn ở Bình Định có dung tích phòng lũ cũng chỉ nói thủy điện có tác dụng giảm lũ.

“Cần phải hiểu đúng vấn đề của hồ thủy điện. Miền Bắc thì nói cắt lũ được chứ miền Trung thì không thể nói như thế. Nếu nói cắt được lũ thì chống được lũ nào và cụ thể bao nhiêu phần trăm” - ông Quân nói.

Quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Ba được Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 7/7/2014 nêu rõ: Cao trình mực nước dâng bình thường là 105,00m; Cao trình mực nước hồ ứng với lũ thiết kế là 105,96m; Cao trình mực nước kiểm tra là 108,05m; Dung tích toàn bộ là: 349,70 triệu m3; Dung tích hữu ích là165,90 triệu m3.

Khi vận hành giảm lũ cho hạ du phải tuân thủ theo quy định về trình tự, phương thức đóng, mở cửa van các công trình xả đã được cấp có thẩm quyền ban hành, bảo đảm không gây lũ nhân tạo đột ngột, bất thường đe dọa trực tiếp đến tính mạng và tài sản của nhân dân khu vực ven sông ở hạ du hồ chứa.

Trong thời kỳ mùa lũ khi chưa tham gia vận hành giảm lũ cho hạ du, mực nước các hồ chứa không được vượt mực nước cao nhất trước lũ là 103m.

Khi mực nước tại Trạm thủy văn Phú Lâm vượt giá trị quy định (3,2m), Trưởng Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Phú Yên quyết định vận hành các hồ với lưu lượng xả nhỏ hơn lưu lượng đến hồ nhằm giảm lũ cho hạ du nhưng phải bảo đảm mực nước hồ không vượt cao trình mực nước dâng bình thường; Khi mực nước hồ đạt đến mực nước dâng bình thường, vận hành điều tiết hồ với lưu lượng xả bằng lưu lượng đến hồ.

NangluongVietnam.vn

nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động