RSS Feed for Yếu tố "sống còn" trong bài toán cân bằng năng lượng là tiết kiệm | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ hai 23/12/2024 23:30
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Yếu tố "sống còn" trong bài toán cân bằng năng lượng là tiết kiệm

 - Ngày 18/3, trong cuộc họp tổng kết, triển khai kế hoạch nhiệm vụ năm 2014 với Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải khẳng định: cùng với việc đầu tư phát triển các nguồn năng lượng mới, năng lượng tái tạo, yếu tố "sống còn" trong bài toán cân bằng năng lượng quốc gia hiện nay phụ thuộc vào tiết kiệm năng lượng.

>> Sẽ thí điểm Công ty dịch vụ năng lượng trong tiết kiệm điện
>> Danh mục và lộ trình loại bỏ thiết bị sử dụng năng lượng hiệu suất thấp
>> Các địa phương chia sẻ cách tiết kiệm năng lượng hiệu quả

Theo Ban chỉ đạo Chương trình, trong giai đoạn 1 của Chương trình đã tiết kiệm được 4,9 triệu tấn dầu quy đổi (TOE), tương đương với 3,4% tổng năng lượng tiêu thụ, trị giá 65.000 tỷ đồng theo giá dầu năm 2011. Từ năm 2013, mục tiêu Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là tiết kiệm từ 5-8% tổng năng lượng tiêu thụ tương đương với 8-11 triệu TOE đến năm 2015.

Thống kê năm 2013 cho thấy, lượng điện năng tiêu thụ thực tế là 115,282 GWh điện thương phẩm, giảm so với dự báo khoảng 12,3%. Mặc dù nền kinh tế có ảnh hưởng của yếu tố tăng trưởng vĩ mô đối với nhu cầu tiêu thụ, tuy nhiên các hoạt động của Chương trình đã đóng góp một phần quan trọng trong việc giảm tốc độ tăng trưởng phụ tải điện toàn quốc.

Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), năm 2013 các Tổng công ty Điện lực đã hoàn thành vượt mức kế hoạch tiết kiệm điện đề ra với 2,799 tỷ kWh, đạt 141% kế hoạch, tiết kiệm chi phí được khoảng 3.700 tỷ đồng.

Trong năm qua, Chương trình đã triển khai đồng bộ các hoạt động theo chiều sâu, tạo bước chuyển biến trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng cuối cùng và triển khai bao quát các lĩnh vực từ sản xuất công nghiệp, công trình xây dựng sử dụng nhiều năng lượng, giao thông vận tải, hoạt động dịch vụ, hộ gia đình, phổ biến phương tiện hiệu suất cao, tiết kiệm năng lượng.

Bên cạnh đó, hệ thống văn bản pháp quy, mạng lưới quản lý và triển khai các hoạt động sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả đã cơ bản hình thành. Hệ thống cơ sở dữ liệu về năng lượng đã triển khai thí điểm hệ thống lưu trữ, phân tích báo cáo, định mức chuẩn cho một số ngành như xi măng, thép, dệt may, chế biến thủy hải sản.

Công tác tuyên truyền phổ biến thông tin, vận động cộng đồng, nâng cao nhận thức, thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả và bảo vệ môi trường cũng được tăng cường nhiều hình thức với các phương tiện thông tin đại chúng, đào tạo tập huấn, các cuộc thi sáng tạo, triển lãm sản phẩm, công nghệ, tổ chức sự kiện Giờ Trái đất, đưa các nội dung về giao dục tiết kiệm năng lượng vào hệ thống giáo dục quốc gia…

Tuy nhiên, Chương trình cũng đang vấp phải một số hạn chế về nguồn kinh phí, nhận thức và ý thức tiết kiệm năng lượng chưa cao trong các hộ sử dụng, một số dự án tiết kiệm năng lượng khó tiếp cận nguồn vốn và ngoài ra, vấn đề giá năng lượng hiện còn thấp cũng là rào cản lớn để triển khai các biện pháp tiết kiệm năng lượng.

Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải nhấn mạnh, cùng với việc đầu tư phát triển các nguồn năng lượng mới, năng lượng tái tạo, yếu tố "sống còn" trong bài toán cân bằng năng lượng quốc gia hiện nay phụ thuộc vào tiết kiệm năng lượng.

Vì vậy, dù có những chuyển biến nhất định, kết quả chủ trương khuyến khích, kêu gọi sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả vẫn còn khiêm tốn so với mục tiêu lớn của giai đoạn 2.

Theo đó, Phó thủ tướng chỉ đạo đẩy mạnh hơn nữa các nội dung của Chương trình, trong đó cần tập trung tuyên truyền, thay đổi nhận thức về tiết kiệm năng lượng, rút ngắn tiến độ xây dựng các chính sách, văn bản quy phạm pháp luật, việc triển khai các dự án tiết kiệm năng lượng, đặc biệt trong các ngành tiêu thụ năng lượng lớn, hiệu suất thấp.

Phó Thủ tướng giao: “Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các bộ liên quan có đánh giá cụ thể ngành, lĩnh vực nào là trọng điểm sử dụng năng lượng không hiệu quả để xác định trọng tâm đưa ra các giải pháp quyết liệt hơn. Đồng thời, có so sánh từng chỉ số với các ngành trong khu vực và thế giới để có hướng phấn đấu”.

Nguồn: Chinhphu

SỰ KIỆN BẠN ĐỌC QUAN TÂM

Nguồn gốc của "căn bệnh Thái Lan"
Chuyện "bầu" Kiên đánh vàng thành… bài giảng
Campuchia trước chính sách nước đôi của Trung Quốc
Chủ tịch Kim Jong-Un qua lời kể của người "vú em"
Tay chơi nghiệp dư trong cục diện châu Á-Thái Bình Dương
Kịch bản về một cuộc chiến khủng khiếp nhất trong lịch sử

nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động