RSS Feed for Pakistan và chính sách tiết kiệm điện "độc nhất vô nhị" | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ bảy 23/11/2024 13:55
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Pakistan và chính sách tiết kiệm điện 'độc nhất vô nhị'

 - Pakistan hiện đang thi hành chính sách “độc nhất vô nhị” trong cuộc chiến thiếu điện năng trầm trọng bằng cách tắt máy điều hòa trong các cơ quan nhà nước và cấm nhân viên đi bít tất. Giải pháp “bất thường” của chính phủ Pakistan nhằm giúp tiết kiệm nguồn điện năng eo hẹp trong bối cảnh nhiều khu vực tại quốc gia này vẫn chìm trong bóng tối vì cắt điện.

>> Nhật Bản tiết kiệm điện bằng chiến dịch "siêu hạ nhiệt"
>> Indonesia ban hành 5 chính sách mới về tiết kiệm năng lượng

Nguyên nhân dẫn tới tình trạng thiếu điện là do các nhà máy điện đã quá lỗi thời, công suất bị sụt giảm mạnh cùng với việc chính phủ không đủ khả năng trả tiền mua điện. 

Giới công chức tại Pakistan đều nhận được một biên bản thông báo về mẫu trang phục mới, bắt đầu có hiệu lực từ tuần trước. Theo đó, mọi nhân viên văn phòng sẽ đi xăng đan hoặc giày lười đi làm nhưng không được đi bít tất. 

“Tất cả thiết bị điều hòa trong văn phòng công sở sẽ không được sử dụng cho tới khi tình hình cung cấp điện năng được cải thiện. Quy định trang phục bắt buộc gồm áo trắng hay sáng màu (cộc tay hoặc dài tay) cùng quần dài sáng màu, hoặc trang phục truyền thống shalwar kameez với áo gi-lê và giày lười, hoặc xăng đan không kèm bít tất. Công chức sẽ có 7 ngày để chuẩn bị trang phục và thực hiện theo quy định mới”, một quan chức chính phủ Pakistan nói. 

Giải pháp “bất thường” của chính phủ Pakistan nhằm giúp tiết kiệm nguồn điện năng eo hẹp trong bối cảnh nhiều khu vực tại quốc gia này vẫn chìm trong bóng tối vì cắt điện. 

Theo thống kê, các công ty điện tại Pakistan mới chỉ cung cấp 2/3 tổng điện năng yêu cầu. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng thiếu điện là do các nhà máy điện đã quá lỗi thời, công suất bị sụt giảm mạnh cùng với việc chính phủ không đủ khả năng trả tiền mua điện cho các công ty. 

Phần lớn các nhà máy điện tại Pakistan đều được xây dựng vào những năm 1960 và tình trạng hạn hán cũng đang đe dọa tới nguồn cung cấp nước phục vụ hoạt động tại nhà máy. 

Tại khu vực phía tây bắc sát biên giới với Afghanistan, tình hình còn tồi tệ hơn khi nguồn điện cung cấp chỉ từ 5 - 6 giờ/ngày.

Bộ trưởng Nước và Điện Pakistan - Musadik Malik cho rằng chính sự thờ ơ trong việc phối hợp hợp tác của Bộ Dầu mỏ và Tài chính đã khiến tình trạng thiếu điện có cơ hội hoành hành. 

Tình trạng mất điện trên diện rộng kéo dài suốt 20 giờ đồng hồ từng được ghi nhận tại thành phố Faisalabad và Gujranwala, thậm chí thủ đô Islamabad cũng không là ngoại lệ. 

Tại thành phố Peshawar, việc cắt điện thường xuyên kéo dài tới 14 giờ đồng hồ. Đặc biệt, khu vực phía tây bắc sát biên giới với Afghanistan, tình hình còn tồi tệ hơn khi nguồn điện cung cấp chỉ từ 5 - 6 giờ/ngày.

Thậm chí, tình trạng cắt điện liên miên đã hủy hoại cả nền công nghiệp của thành phố Punjab. Còn tại Lahore - thành phố lớn thứ 2 tại Pakistan, người dân chịu cảnh sống dưới cái nắng thiêu đốt 40 độ C trong khi nguồn cung cấp điện bị cắt từ 12 - 14 giờ/ngày. 

Trang phục công sở mới của Pakistan yêu cầu các công chức không đi bít tất

Trong buổi họp báo tại thành phố Lahore hôm 20/5, bộ trưởng Malik và Bộ trưởng Tài nguyên thiên nhiên và Dầu mỏ - Sohail Wajahat Siddiqui khẳng định “chưa có giải pháp cho cuộc khủng hoảng điện hiện nay”. Tờ Daily Times dẫn lời các bộ trưởng cho biết: “Dựa trên bối cảnh hiện tại, chúng tôi sẽ thực hiện chính sách tăng giá điện và gas trên mọi lĩnh vực”.

CÁC BÀI VIẾT BẠN ĐỌC QUAN TÂM

Hàng chục tỷ USD bí mật vào Triều Tiên như thế nào?
Quan hệ Nga-Nhật và chai rượu mùa nho năm 1855
Quân cảng Cam Ranh: Bí mật địa thế chiến lược quân sự
Chiêu 'miệng hố chiến tranh' của Triều Tiên thất bại
Báo Nga bình luận về chuyến công du của Thủ tướng
Nực cười với ‘lợi ích cốt lõi’ của Trung Quốc
Truyền thông Nga: Việt Nam đàm phán mua tên lửa của Nga?

Nguồn: Infonet

nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động