RSS Feed for Thiếu điện Chủ nhật 26/03/2023 10:00
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM
Cung ứng điện năm 2020 sẽ gặp nhiều khó khăn

Cung ứng điện năm 2020 sẽ gặp nhiều khó khăn

Tại buổi họp báo công bố kết quả kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện năm 2018 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2020, tổ chức ngày 18/12/2019, tại Hà Nội, Bộ Công Thương cho biết, việc cung ứng điện năm 2020 được dự kiến sẽ gặp nhiều khó khăn.
Gỡ vướng GPMB các dự án truyền tải điện tại Đồng Nai

Gỡ vướng GPMB các dự án truyền tải điện tại Đồng Nai

Phó Tổng giám đốc phụ trách Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) Đinh Quang Tri vừa có buổi làm việc với UBND tỉnh Đồng Nai, nhằm đưa ra giải pháp tháo gỡ vướng mắc còn tồn tại trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng (GPMB) các dự án truyền tải điện trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
EVN: Đảm bảo cung cấp điện cho năm 2016

EVN: Đảm bảo cung cấp điện cho năm 2016

Nhiệt độ trung bình cao, nhu cầu sử dụng tăng, kéo phụ tải tăng cao hơn trong bối cảnh các hồ thuỷ điện thiếu nước. Những yếu tố này đang ảnh hưởng đến tình hình cung cấp điện.
Cấp nước, điện vụ Đông Xuân: Tiết kiệm là yêu cầu số 1

Cấp nước, điện vụ Đông Xuân: Tiết kiệm là yêu cầu số 1

Lấy nước đồ ải đợt 1 được thực hiện từ 0 giờ ngày 21/1 đến 24 giờ ngày 26/1, theo Kế hoạch cấp nước, điện phục vụ vụ Đông Xuân năm 2015-2016 đã thống nhất giữa Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
Bộ Công Thương cam kết không để thiếu điện

Bộ Công Thương cam kết không để thiếu điện

Bộ Công Thương cam kết sẽ khắc phục ngay tình trạng mất điện cục bộ tại một số địa phương trong một số thời điểm gần đây, đảm bảo đời sống và sản xuất cho người dân và doanh nghiệp.
Các giải pháp tiết kiệm năng lượng điện

Các giải pháp tiết kiệm năng lượng điện 1

Điện năng - Nguồn tài nguyên vô giá của đất nước đang bị sử dụng một cách lãng phí. Ngành Điện đã và đang tiến hành nhiều giải pháp để đối phó với tình trạng trên, trong đó việc sử dụng điện một cách hợp lý là một biện pháp rất quan trọng...
20 năm vận hành đường dây siêu cao áp 500kV Bắc - Nam

20 năm vận hành đường dây siêu cao áp 500kV Bắc - Nam

Sáng ngày 27/5, tại Hà Nội, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 20 năm vận hành đường dây siêu cao áp 500kV Bắc-Nam. Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải đến dự và phát biểu chỉ đạo.
Đường dây siêu cao áp 500kV: "Đường điện Trường Sơn"

Đường dây siêu cao áp 500kV: "Đường điện Trường Sơn"

Sau gần 20 năm thống nhất đất nước, hệ thống điện Việt Nam được nối liền; vào ngày 27/5/1994, hệ thống dường dây điện siêu cao áp 500kV Bắc - Nam chính thức đưa vào vận hành. Đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng đối với sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước. Đường dây 500kV Bắc - Nam đã chứng minh vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh năng lượng, điều hòa lưới điện cung cấp cho nhu cầu sản xuất, tiêu dùng và phát triển kinh tế - xã hội, chấm dứt tình trạng thiếu điện triền miên tại khu vực miền Trung và miền Nam, là sự khẳng định chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước. Đến nay, hệ thống truyền tải điện 500kV Bắc - Nam đã đảm bảo vận hành truyền tải công suất trên 2.000MW, với sản lượng truyền tải trên 12 tỷ kWh/năm, cao gấp 6 lần so với thiết kế ban đầu khi đường dây mạch 1 đưa vào vận hành, phát huy hiệu quả các công trình điện. Hướng tới kỷ niệm 20 năm vận hành an toàn, hiệu quả đường dây siêu cao áp 500kV Bắc - Nam (mạch 1), Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Điện lực Việt Nam Hoàng Quốc Vượng có bài viết dành riêng cho Tòa soạn Năng lượng Việt Nam.
Ý chí siêu cao áp 500kV Bắc - Trung - Nam

Ý chí siêu cao áp 500kV Bắc - Trung - Nam

Vào ngày này cách đây đúng 20 năm, hàng chục triệu trái tim của cả nước hồi hộp chờ đón giây phút lịch sử có một không hai của ngành Điện lực Việt Nam, đó là lúc Thủ tướng Võ Văn Kiệt, như một vị Tổng tư lệnh chiến dịch suốt hơn 730 ngày ròng rã, ra lệnh đóng điện lưới quốc gia đường dây siêu cao áp 500kV đầu tiên của Việt Nam. Khi đó, việc quyết định xây dựng đường dây 500kV Bắc -Trung - Nam là một thách thức "vô tiền khoáng hậu" tại một thời điểm nền kinh tế đất nước cực kỳ khó khăn, trên một con đường mà đích đến dường như còn nằm trong đám sương mờ, trong một hoàn cảnh đầy ắp nỗi nghi ngờ và lo âu về khoa học - công nghệ, về nguồn tài chính, về năng lực quản lý, về hiệu quả kinh tế, môi trường...
Đầu tư vốn tín dụng hỗ trợ ngành điện vượt qua khó khăn

Đầu tư vốn tín dụng hỗ trợ ngành điện vượt qua khó khăn

Thực hiện chủ trương của Chính phủ về tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, phục hồi sản xuất kinh doanh, theo chức năng nhiệm vụ được giao, trong những năm qua, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã chủ động nắm bắt nhu cầu vốn của EVN nói riêng và các doanh nghiệp ngành điện nói chung và tìm hướng tháo gỡ khó khăn về vốn cho các dự án điện.
Nhật ký Năng lượng: Những thảm họa có thể lường trước

Nhật ký Năng lượng: Những thảm họa có thể lường trước

Nhiều người sẽ không khỏi ngạc nhiên khi đọc bài nghiên cứu và phân tích của PGS, TS Bùi Huy Phùng (Chủ tịch Hội đồng Khoa học Năng lượng - VEA) về "Mối quan hệ giữa đầu tư phát triển nguồn và lưới điện đã hợp lý?" Tác giả cho biết giai đoạn 1980-1990, tỷ lệ đầu tư lưới điện của Việt Nam khoảng 20% tổng đầu tư điện lực, giai đoạn 2005-2009 tỷ lệ này khoảng 36% và theo Quy hoạch điện VII (QHĐVII) giai đoạn 2011-2030, tỷ lệ này chưa tới 34%, trong khi trên thế giới, bình quân khoảng 45-50%. Vậy mà sau thảm họa về sự cố mất điện diễn ra hồi gữa năm 2012 tại Ấn Độ đã làm cả thế giới phải hoài nghi, lo lắng...
Nhật ký Năng lượng: Phòng bệnh hơn chữa bệnh

Nhật ký Năng lượng: Phòng bệnh hơn chữa bệnh

Cuối năm 2010, thương hiệu EVN như bị nung đỏ bởi sức nóng tại hội trường Quốc hội. Nhiều đại biểu Quốc hội đã yêu cầu xem xét năng lực cung cấp điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam. ĐB Bùi Văn Tĩnh (tỉnh Hòa Bình) nhấn mạnh: “Việc thiếu điện vẫn tiếp tục diễn ra gây ảnh hưởng đến đời sống, sự phát triển kinh tế, xã hội”; ĐB Huỳnh Ngọc Đáng nêu ý kiến: “Thiếu điện đang là nỗi bức xúc trong dư luận. Điện còn là chỉ số hài lòng của người dân đối với Chính phủ. Vì chúng ta không thể nói đến chuyện phát triển kinh tế, xã hội nếu không có nguồn điện ổn định”.
Cần phải xem ngành Điện là ngành đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho đất nước

Cần phải xem ngành Điện là ngành đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho đất nước 1

Giá điện đang khiến dư luận xôn xao chỉ là một vấn đề. Đã đến lúc chúng ta cần phải nhìn vào chiều sâu về bản chất của ngành Điện lực Việt Nam đang hoạt động và phục vụ đất nước như thế nào? Bằng cơ chế nào để giúp EVN có tiền để tiếp tục đầu tư xây dựng hoàn thành các dự án nguồn và lưới điện như Chính phủ đã giao? Đấy là trăn trở, nhận định và cũng là câu hỏi lớn của Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam Trần Viết Ngãi đặt ra khi bàn về chiến lược phát triển ngành năng lượng Việt Nam trong giai đoạn trước mắt, cũng như lâu dài.
Sẽ cho phép một số dự án điện vào diện 'khẩn cấp’

Sẽ cho phép một số dự án điện vào diện 'khẩn cấp’

Tại Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 8 ngày 28/8, Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam khẳng định, để khắc phục tình trạng thiếu điện cục bộ khu vực phía Nam những năm 2017-2018, do một số dự án chậm tiến độ, ngoài việc chỉ đạo điều chỉnh sơ đồ điện VII thì hiện Chính phủ đã có chủ trương cho phép một số dự án điện như: Long Phú, Vĩnh Tân… vào diện dự án khẩn cấp.
Hàn Quốc nối lại hoạt động lò phản ứng hạt nhân Hanbit 3

Hàn Quốc nối lại hoạt động lò phản ứng hạt nhân Hanbit 3

Theo TTXVN dẫn nguồn tin từ Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc cho biết, ngày 9/6, Ủy ban An toàn và An ninh hạt nhân - cơ quan giám sát hạt nhân của chính phủ - đã chấp thuận nối lại hoạt động của lò phản ứng Hanbit 3 bị đình chỉ lâu nay để sửa chữa, nhằm đảm bảo cung cấp điện cho quốc gia đang đối mặt với tình trạng thiếu điện do nắng nóng mùa hè gây ra.
1 2
Phiên bản di động