RSS Feed for Cơ chế trả lương áp dụng trong nội bộ TKV | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ ba 26/11/2024 20:43
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Cơ chế trả lương áp dụng trong nội bộ TKV

 - Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) vừa có hướng dẫn về cơ chế trả lương áp dụng trong nội bộ TKV (ban hành kèm theo Quyết định số 1387/QĐ-TKV ngày 29/7/2019).

Lương chuyên gia của TKV có thể lên đến trên 25 triệu đồng/tháng
TKV áp dụng mức lương công nhân có thể cao hơn giám đốc
TKV trả lương khuyến khích thợ bậc cao kèm thợ bậc thấp

Theo đó, cơ chế trả lương trong các đơn vị trực thuộc TKV được thực hiện như sau:

Cơ chế quyết toán tiền lương đối với thợ mỏ hầm lò

Để thu hút người lao động làm việc trong hầm lò, việc trả lương đối với thợ mỏ hầm lò được thực hiện theo nguyên tắc: Nếu người lao động làm việc đạt định mức khối lượng công việc giao khoán, đảm bảo chất lượng sản phẩm và đảm bảo định mức sử dụng vật tư, thì tiền lương được đảm bảo theo mức lương chức danh công việc giao khoán. Tiền lương của thợ mỏ hầm lò không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố chi phí khác do quản trị chi phí không tốt hoặc các nguyên nhân không do họ gây ra.

Quyết toán giữa TKV với các công ty:

Quỹ tiền lương của thợ mỏ hầm lò nằm trong quỹ tiền lương chung được xác định theo đơn giá tiền lương của công ty. Quỹ tiền lương này được ban hành đơn giá tiền lương để giao khoán và quyết toán theo sản lượng hiện vật (than, quặng nguyên khai sản xuất và được điều chỉnh tăng, giảm theo các chỉ tiêu kỹ thuật công nghệ thực hiện).

Quỹ tiền lương của thợ mỏ hầm lò xác định theo phương pháp nêu trên là quỹ tiền lương tối thiểu, phải đảm bảo nguyên tắc tốc độ tăng quỹ tiền lương của thợ mỏ hầm lò không thấp hơn tốc độ tăng quỹ tiền lương chung của công ty so với kế hoạch.

Trong trường hợp công ty cân đối được chi phí, có tiết kiệm được bổ sung quỹ lương thì quỹ tiền lương của thợ mỏ hầm lò cũng được tăng tương ứng theo tỷ lệ quỹ lương tăng thêm. Trường hợp công ty mất cân đối chi phí thì phải giảm tiền lương của lao động quản lý, phụ trợ và phục vụ (ngoài lò), giữ tiền lương thợ mỏ hầm lò để đảm bảo cân đối tốc độ tăng tiền lương với tốc độ tăng năng suất lao động và lợi nhuận theo quy định của Nhà nước.

Quyết toán giữa công ty với các công trường, phân xưởng:

Tiền lương ngành nghề giao khoán theo đơn giá sản phẩm trực tiếp cho thợ mỏ hầm lò không thấp hơn 80% so với tiền lương ngành nghề được hướng dẫn tại phụ lục 01 Quyết định số 1387.

Đơn giá tiền lương sản phẩm được tính theo sản lượng hiện vật gắn với chất lượng sản phẩm giao khoán, gắn với việc thực hiện các quy trình, quy chuẩn, đảm bảo an toàn, vệ sinh công nghiệp và hiệu quả công việc.

Trường hợp người lao động thực hiện tiết kiệm chi phí giao khoán thì quỹ tiền lương được bổ sung theo quy định nội bộ của công ty. Trường hợp người lao động thực hiện bội chi chi phí giao khoán thì phải phân tích rõ nguyên nhân tăng chi phí ngay trong kỳ nghiệm thu, phải xác định rõ đối tượng, nhóm đối tượng làm tăng chi phí, nguyên nhân khách quan, chủ quan. Nếu nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan của người quản lý thì không được giảm tiền lương của người lao động. Trường hợp người lao động không hoàn thành định mức năng suất do các nguyên nhân khách quan hoặc do lỗi trong khâu tổ chức sản xuất mà không phải do người lao động gây ra thì công ty phải trả lương ít nhất bằng 80% đơn giá tiền lương giao khoán cho phần chênh lệch định mức hoặc trả lương ngừng việc, chờ việc trong ca.

Cơ chế trả lương giờ

Các đơn vị lựa chọn các công việc trả lương theo thời gian để tính toán trả lương theo giờ làm việc nhằm sử dụng lao động có hiệu quả bằng cách khuyến khích người lao động tăng thời gian sử dụng lao động trong ca, một người trong ca có thể làm nhiều việc với tiền lương giờ của các công việc là khác nhau. Ví dụ: lao động tiếp liệu trước hoặc sau khi lĩnh vật tư sẽ thực hiện các công việc khác như dọn vệ sinh công nghiệp hoặc lao động phục vụ bàn, bếp thì bố trí kiêm nhiệm thêm công việc tạp vụ; vệ sinh công nghiệp thì làm thêm một số công việc khác…

Cách xác định tiền lương ngày, tiền lương giờ:

Tiền lương ngày được xác định trên cơ sở tiền lương tháng chia cho số ngày làm việc trong tháng theo từng ngành nghề. Ví dụ: tiền lương ngày của công nhân nấu ăn: 6.700.000đ: 24 công = 279.000đ/công. Tiền lương ngày công tối thiểu là 279.000đ/công.

Tiền lương giờ được xác định trên cơ sở tiền lương ngày chia cho số giờ làm việc trong ngày theo từng ngành nghề. Ví dụ: tiền lương giờ của công nhân nấu ăn: 279.000đ: 8 giờ = 35.000đ/giờ. Tiền lương giờ tối thiểu 35.000 đ/giờ, nếu thời gian làm việc có thời gian làm việc nhỏ hơn 4h/ngày thì áp dụng hệ số k điều chỉnh (k=1,1) do người lao động phải di chuyển để thay đổi công việc.

Trả lương lũy tiến theo sản phẩm tăng thêm

Áp dụng cơ chế trả lương lũy tiến theo khối lượng công việc tăng thêm trong ca làm việc:

Các đơn vị căn cứ theo từng loại hình sản phẩm để xây dựng đơn giá tiền lương lũy tiến theo phần sản phẩm tăng thêm so với định mức, phải tính toán cụ thể đến từng cá nhân để khuyến khích người lao động tăng năng suất lao động, tăng thời gian làm việc có ích trong ca.

Áp dụng cơ chế trả lương lũy tiến theo ngày công làm việc trong tháng đối với thợ lò:

Sử dụng đòn bẩy kinh tế để tăng tỷ lệ huy động ngày công trong giới hạn luật pháp quy định bằng giải pháp trả điểm lương lũy tiến như sau: Thợ lò đi làm từ công thứ nhất đến công thứ 18, tiền lương được trả bằng 100% điểm lương của khối lượng công việc đã thực hiện tương ứng với số công đi làm. Thợ lò đi làm từ công thứ 19 trở lên, tiền lương của ngày công thứ 19 trở lên được trả bằng 110% điểm lương của khối lượng công việc thực hiện của công thứ 19 trở lên. Hoặc áp dụng cơ chế khuyến khích bằng tiền mức từ 1,0 - 2,0 triệu đồng/người-tháng tùy theo ngày công đi làm (hình thức một số đơn vị đang áp dụng khuyến khích ngày công cao).

Các đơn vị được quyền điều chỉnh các quy định về ngày công làm việc cũng như giá trị điểm lũy tiến hoặc mức tiền lương khuyến khích nhưng đảm bảo nguyên tắc mức khuyến khích không thấp hơn mức TKV hướng dẫn.

Áp dụng cơ chế trả lương khuyến khích với lao động cần thu hút

Đối với lao động cần thu hút như: ca trưởng, kíp trưởng trong các nhà máy điện, nhà máy alumin, nhà máy hóa chất; thợ sửa chữa cơ khí, cơ điện có tay nghề cao; lực lượng bảo vệ vũ trang thường xuyên đối mặt với nguy hiểm… các đơn vị tùy theo tính chất công việc để áp dụng hệ số khuyến khích tiền lương không hạn chế mức tối đa (có thể cao hơn cả giám đốc doanh nghiệp).

Cơ chế khuyến khích tiền lương cho thợ bậc cao, kèm cặp thợ bậc thấp

Nhằm bù đắp một phần làm giảm năng suất trong quá trình làm việc của người bậc cao phải hướng dẫn, kèm cặp thợ bậc thấp, các công ty cần nghiên cứu triển khai và thực hiện cơ chế khuyến khích trả thêm từ 10% - 15% tiền lương giao khoán cho các thợ bậc cao khi được giao nhiệm vụ kèm cặp, bổ túc công nhân mới ra trường, thợ bậc thấp. Tuy nhiên vẫn phải thỏa mãn điều kiện kèm cặp cho thợ bậc thấp đạt yêu cầu sau quá trình kèm cặp thì mới được hưởng khuyến khích tiền lương./.

Phụ lục 01- Tiền lương theo vị trí  việc làm công đoạn sản xuất than - khoáng sản:

(Ban hành kèm theo Quyết định số: 1387 SQĐ-TKV, ngày 03 tháng 07 năm 2019)

TT

Nghề, công việc

Ngày

công

quy

định

(công)

Mức lương (đồng)

Tháng

Ngày

Giờ

I

Khu vưc hầm lò

 

 

 

 

I.1

Công nhân khai thác, đào lò bằng công nghệ cơ giới hóa (bao gồm cả công nhân cơ điện vận hành); CN đào lò đá chống neo (bình quân).

20,0

21.200.000

1.060.000

177.000

I.2

Công nhân đào lò đá; Công nhân đào lò than chống neo (bình quân)

20,0

20.000.000

1.000.000

167.000

I.3

Công nhân khai thác, đào lò (bình quân)

20,0

19.300.000

965.000

161.000

I.4

Công nhân khác trong lò

 

 

-

-

1

Cơ điện thường trực, sửa chữa

21,0

16.900.000

805.000

134.000

2

Công nhân khác trong lò

21,0

12.400.000

590.000

98.000

3

Công nhân phục vụ trong lò

24,0

9.500.000

396.000

66.000

II

Khu vực ngoài lò

 

 

 

 

II.1

Khai thác lộ thiên

 

 

 

 

4

V/h máy xúc >= 8 m3

21,5

10.500.000

488.000

81.000

5

V/h máy xúc >= 4 m3

21,5

9.600.000

447.000

56.000

6

V/h máy xúc >= 2.5 m3

22,0

8.700.000

395.000

49.000

7

V/h máy xúc < 2,5 m3

22,0

6.800.000

309.000

39.000

8

V/h máy khoan đ/kính >= 200mm

21,5

9.800.000

456.000

76.000

9

V/h máy khoan đ/kính >= 152mm

21,5

9.500.000

442.000

74.000

10

V/h máy khoan đ/kính < 152mm

22,0

8.000.000

364.000

46.000

11

V/h xe gạt >= 180 CV

21,5

7.600.000

353.000

59.000

12

V/h xe gạt < 180 CV

22,0

6.700.000

305.000

38.000

13

L. xe than, đất 60 tấn trờ lên

21,5

11.700.000

544.000

91.000

14

L. xe than, đất 25 tấn đến dưới 60T

21,5

10.500.000

488.000

61.000

15

L. xe than, đất 16,5 - <25T

21,5

8.000.000

372.000

47.000

16

Lái xe tải 7.5-<16.5T

22,0

7.200.000

327.000

41.000

17

Lái xe chờ CN đi làm

22,0

7.900.000

359.000

45.000

18

V/h đầu máy diezel (tài xế)

22,0

10.000.000

455.000

57.000

19

V/h đầu máy diezel (phụ tài xế)

22,0

7.600.000

345.000

43.000

20

Công nhân nổ mìn lộ thiên

24,0

7.200.000

300.000

38.000

II.2

Cơ khí - cơ điện

 

 

 

 

21

Thợ lành nghề (thợ cả) trong các nhà máy cơ khí, hóa chất

24,0

11.900.000

496.000

62.000

22

S/c thiết bị mỏ trên khai trường

24,0

9.500.000

396.000

50.000

23

S/c cơ điện trong dây chuyền tuyển khoáng, luyện kim, thiết bị mỏ trong nhà máy

 

24,0

8.100.000

338.000

24

Cơ khí, cơ điện khác

24,0

7.800.000

325.000

41.000

II.3

Tuyển than - khoáng sản - hóa chất

 

 

 

 

25

V/h thiết bị sàng tuyển tại nhà máy tuyển than, tuyển khoáng.

24,0

8.700.000

363.000

45.000

26

V/h máy sàng di động, bàng chuyền, băng tải

24,0

7.600.000

317.000

40.000

27

Vận hành các lò luyện kim loại mầu

22,0

9.900.000

450.000

75.000

28

Công nhân Điện phân thiếc, kẽm, đồng, sản xuất a xít

22,0

9.400.000

427.000

71.000

29

Công nhân nấu đúc kim loại thiếc, kẽm, chì, đồng

24,0

8.800.000

367.000

46.000

30

Công nhân hoá phân tích (mỏ-luyện kim- hoá chất)

24,0

8.800.000

367.000

46.000

III

Lao động khác

 

 

 

 

31

Giám định, giao nhận than tầu biển

24,0

9.100.000

379.000

47.000

32

Công nhân giao nhận than mỏ

24,0

7.100.000

296.000

37.000

33

Công nhân KCS

24,0

6.800.000

283.000

35.000

34

Vẫy moóc, đầu đường ghi chuyến

24,0

7.000.000

292.000

37.000

35

Nấu ăn giữa ca

24,0

6.700.000

279.000

35.000

36

Bảo vệ cơ động

24,0

8.400.000

350.000

44.000

37

Bảo vệ kho than, kho thuốc nổ

24,0

7.100.000

296.000

37.000

38

Bảo vệ Cơ quan, VP, công trường

24,0

6.200.000

258.000

32.000

39

LĐ thủ công chế biến than

24,0

6.700.000

279.000

35.000

40

Lao động nấu nước, VSCN

24,0

5.500.000

229.000

29.000

 

 


 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú: Mức tiền lương trên đã bao gồm các khoản phụ cấp, lương ca 3 tính bình quân, chưa bao gồm tiền lương khu vực. Riêng lao động nấu nước, VSCN là tiền lương làm ca ngày.

 

TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động