RSS Feed for Kết thúc tranh luận: Di dời Nhà máy sàng tuyển than Nam Cầu Trắng | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ bảy 20/04/2024 15:31
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Kết thúc tranh luận: Di dời Nhà máy sàng tuyển than Nam Cầu Trắng

 - Sau một thời gian mở cuộc tranh luận về việc nên hay không nên di dời Nhà máy sàng tuyển than Nam Cầu Trắng của Công ty tuyển than Hòn Gai từ trung tâm thành phố Hạ Long ra khu vực khai thác của mỏ Suối Lai, thuộc phường Hà Khánh (cách trung tâm thành phố 7km), Tạp chí Năng lượng Việt Nam cùng NangluongVietnam Online đã nhận được nhiều ý kiến của bạn đọc trong và ngoài nước.

>> Di dời Nhà máy sàng tuyển than Nam Cầu Trắng: Chọn phương án nào?
>> Dừng chủ trương di dời Nhà máy Tuyển than Nam Cầu Trắng

NGUYỄN HOÀNG LINH, Chủ tịch Hội đồng Biên tập NangluongVietnam.vn

Thông tin mới đây nhất cho hay, tại Hội nghị bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn trong sản xuất, kinh doanh than vừa được tổ chức tại Quảng Ninh, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) đã quyết định dừng chủ trương này. Quyết định này đã được tỉnh Quảng Ninh chấp thuận.

Đây không chỉ là kết quả đáng ghi nhận của một cuộc tranh luận mà còn khẳng định bản lĩnh của những người lãnh đạo, một cách tư duy mới vì lợi ích phát triển bền vững. Một lần nữa, thực tiễn đã chứng minh rằng, phản biện khoa học luôn là một công cụ không thể thiếu cho quá trình phát triển và trong bức tranh tổng thể đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.

Câu chuyện bắt đầu từ bài viết của TS Nguyễn Thành Sơn, người gắn bó hơn 30 năm với vùng than Hòn Gai, đã từng chủ trì lập quy hoạch ngành Than và trực tiếp đề xuất phương án di dời lần 1 của Nhà máy sàng - tuyển than này.

Cuộc di dời lần 1 xảy ra cách đây gần 20 năm. Khi ấy, Bộ Năng lượng phê duyệt dự án cải tạo mở rộng Nhà máy sàng than Hòn Gai thành Nhà máy sàng - tuyển than mới. Một số chuyên gia đã đề xuất không nên di dời đến Nam Cầu Trắng vì rất gần Văn phòng Tỉnh ủy Quảng Ninh, chưa phải là phương án tối ưu mà nên di chuyển Nhà máy sàng than Hòn Gai qua Đèo Bụt (xuống khu vực Nhà máy sàng - tuyển than Cửa Ông ở vùng Cẩm Phả - cách vị trí cũ 30km).

Tuy nhiên, sau một hồi tranh luận bất phân thắng bại, Thủ tướng Chính phủ đã phải can thiệp và quyết định di dời theo phương án tỉnh Quảng Ninh đề xuất ra Nam Cầu Trắng, cách vị trí cũ khoảng 5km.

Theo các nhà khoa học, Nhà máy sàng - tuyển than Nam Cầu Trắng (tên gọi theo địa chỉ mới của Nhà sàng Hòn Gai) là một công trình công nghiệp có tuổi thọ 50 - 75 năm. Vậy mà mới đây, UBND thành phố Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) và Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam lại công bố sẽ di dời Nhà máy sàng tuyển than Nam Cầu Trắng  ra khu vực khai thác của mỏ Suối Lai, thuộc phường Hà Khánh, cách trung tâm thành phố 7km. Lý do nêu ra hoàn toàn xác đáng. Vịnh Hạ Long là di sản - kỳ quan thiên nhiên của thế giới, tuy nhiên đang bị một số nhà máy công nghiệp như ximăng, nhiệt điện, khai thác than, chế biến dầu thực vật... bao quanh, dẫn đến nguy cơ bị ô nhiễm môi trường, làm ảnh hưởng xấu tới sự phát triển du lịch của tỉnh Quảng Ninh.

Vấn đề đặt ra ở chỗ việc di dời lần 2 đến địa điểm dự định mới đã phải là phương án tối ưu chưa? Trước nguy cơ lãng phí hàng nghìn tỷ đồng cho cuộc di dời này cùng với bài viết có đủ căn cứ khoa học và đầy tâm huyết của TS Nguyễn Thành Sơn, Tạp chí Năng lượng Việt Nam cùng NangluongVietnam Online đã mở cuộc tranh luận về vấn đề này.

Đây không chỉ là kết quả đáng ghi nhận của một cuộc tranh luận mà còn khẳng định bản lĩnh của những người lãnh đạo, một cách tư duy mới vì lợi ích phát triển bền vững.

Đến nay, cuộc tranh luận đã đến hồi kết. Vinacomin cho hay, Nhà máy Tuyển than Nam Cầu Trắng mới đi vào hoạt động từ năm 1995, chưa hết khấu hao. Nếu phải di chuyển đến địa điểm mới sẽ phải đầu tư trên 2.000 tỷ đồng. Việc thu xếp vốn và cân đối tài chính trong điều kiện hiện nay và trong 5 năm tới đối với Vinacomin rất khó khăn. Từ nay đến năm 2020, Vinacomin sẽ không xây dựng nhà máy tuyển than mà di dời dần công tác sàng tuyển than vào các mỏ. Khi các mỏ đi vào hoạt động sẽ báo cáo tỉnh xin vị trí để xây dựng nhà máy sàng tuyển tại mỏ. Khi đó, khu vực Nam Cầu Trắng không còn hoạt động sàng tuyển, chế biến than mà chỉ là kho, cảng tiêu thụ.

Tòa soạn Năng lượng Việt Nam xin cảm ơn TS Nguyễn Thành Sơn, cảm ơn những ý kiến đóng góp quý báu của các tác giả đã tham gia cuộc tranh luận này và hy vọng rằng sẽ gặp lại trong những cuộc tranh luận tiếp theo.

NangluongVietnam.vn

BÀI VIẾT BẠN ĐỌC QUAN TÂM

Phát triển nhiệt điện chạy than: Than ở đâu, cơ chế nào?
Trung Quốc thay tướng lĩnh cao cấp trước thềm Đại hội 18
Tiêu xài dàn trải, lấy gì tăng lương?

Không cần "giải pháp Đặng Tiểu Bình" trên Biển Đông

nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động