RSS Feed for Kiểm toán độc lập chỉ ra nguyên nhân EVN lỗ trên 20 nghìn tỷ đồng | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ năm 09/05/2024 05:13
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Kiểm toán độc lập chỉ ra nguyên nhân EVN lỗ trên 20 nghìn tỷ đồng

 - Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất đã được đơn vị kiểm toán độc lập Deloitte (mạng lưới dịch vụ kiểm toán đa quốc gia của Vương quốc Anh) thực hiện. Các số liệu kiểm toán cho thấy: Lý do lỗ của EVN đến từ việc giá mua điện cao hơn giá bán ra, thể hiện ở doanh thu bán điện và giá vốn điện.
Những thách thức trong cân đối tài chính - dòng tiền và cung ứng điện của EVN Những thách thức trong cân đối tài chính - dòng tiền và cung ứng điện của EVN

Năm 2022, với khoản lỗ hơn 26.200 tỷ đồng đã làm cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) có nguy cơ không còn tiền để tiếp tục hoạt động. Sang đầu năm 2023, do ảnh thời tiết khô hạn, thủy điện vận hành cầm chừng ở mực nước chết, thậm chí thấp hơn mực nước chết, dẫn đến việc không thể huy động được nguồn điện giá rẻ nhất. Để đáp ứng nhu cầu phụ tải, EVN phải huy động điện than, điện khí và dầu (nguồn điện có chi phí đắt đỏ), do vậy, giá thành sản xuất điện năng càng chênh lệch cao hơn so với giá bán ra... Góc nhìn của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam.

Hệ thống điện ‘bị bỏ quên’ ở Nam Phi và bài học cho Việt Nam Hệ thống điện ‘bị bỏ quên’ ở Nam Phi và bài học cho Việt Nam

Như chúng ta đều biết, hồi đầu tháng 2/2023, Tổng thống Nam Phi tuyên bố tình trạng “thảm họa quốc gia” vì thiếu điện. Trong khi đó, hệ thống điện của quốc gia này đã từng khá mạnh, có quy mô tương đương với hệ thống điện của Việt Nam hiện nay. Chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam phân tích quá trình phát triển hệ thống điện Nam Phi để tìm nguyên nhân và rút ra bài học cho chúng ta.

Theo báo cáo sau kiểm toán của Deloitte: Kết quả kinh doanh hợp nhất (sau thuế thu nhập doanh nghiệp), EVN lỗ 20,7 nghìn tỷ đồng.

Năm 2022, nếu doanh thu hợp nhất của EVN là hơn 463 nghìn tỷ đồng, thì doanh thu từ bán điện chiếm hơn 98% (trên 456 nghìn tỷ đồng).

Doanh thu bán điện năm 2022 của công ty mẹ EVN là 372,9 nghìn tỷ đồng. Thế nhưng, giá vốn điện lại lên tới hơn 402,6 nghìn tỷ đồng. Điều này có nghĩa là EVN bán thấp hơn giá vốn tới 29,7 nghìn tỷ đồng. Trong khi đó, năm 2021 giá vốn điện của EVN chỉ là 331,6 nghìn tỷ đồng.

Như vậy, năm 2022, EVN đã phải mua điện với giá cao hơn mức giá bán ra, dẫn đến số lỗ kể trên. (Điều này không xảy ra trong năm 2021).

Trước đó, kết quả kiểm tra của Bộ Công thương về chi phí giá thành sản xuất điện cho thấy: Tổng chi phí sản xuất, kinh doanh điện năm 2021 là 419.031,80 tỷ đồng, năm 2022 là 493.265,30 tỷ đồng (bao gồm chi phí sản xuất, kinh doanh điện của các khâu phát điện, truyền tải điện, phân phối - bán lẻ điện và phụ trợ - quản lý ngành).

Cụ thể, giá thành sản xuất kinh doanh điện năm 2021 là 1.859,90 đồng/kWh, tăng 1,84% so với năm 2020. Còn giá thành sản xuất, kinh doanh điện năm 2022 là 2.032,26 đồng/kWh, tăng 9,27% so với năm 2021.

Về các khoản thu của EVN và các đơn vị thành viên từ thanh lý, nhượng bán tài sản cố định, cũng như vật tư thu hồi, thu nhập từ hoạt động cho thuê cột điện đã được giảm trừ vào chi phí sản xuất, kinh doanh của EVN và các đơn vị thành viên. Trong khi đó, giá bán lẻ điện bình quân năm 2022 là 1.854,44 đồng/kWh.

Như vậy, giá thành sản xuất, kinh doanh điện năm 2022 đã cao hơn giá bán lẻ điện bình quân (ngưỡng 177,82 đồng/kWh)./.

BBT TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động