RSS Feed for Nhân rộng chương trình tiết kiệm năng lượng tự nguyện | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ năm 26/12/2024 17:04
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Nhân rộng chương trình tiết kiệm năng lượng tự nguyện

 - Ngày 24-11, Tổng cục Năng lượng - Bộ Công Thương tổ chức Hội thảo “Chương trình thỏa thuận tự nguyện thí điểm tại Việt Nam” nhằm giới thiệu Chương trình cho doanh nghiệp, các cơ quan, các cá nhân có liên quan giải đáp các câu hỏi và hướng dẫn thủ tục tham gia Chương trình này.

Đâu là lời giải cho bài toán sử dụng năng lượng hiệu quả?

Chương trình thỏa thuận tự nguyện thí điểm tại Việt Nam được thực hiện trong giai đoạn 2012-2016, nhằm tăng cường năng lực thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia trong các ngành công nghiệp chủ chốt, qua đó, nâng cao hiệu quả năng lượng và giảm phát thải khí nhà kính.

Dự án gồm 3 hợp phần chính: Kế hoạch hành động tiết kiệm năng lượng trong các ngành công nghiệp trọng điểm. Phát triển ngành công nghiệp dịch vụ tiết kiệm năng lượng và xây dựng năng lực quản lý, theo dõi, đánh giá chương trình.

Tham gia “Chương trình thỏa thuận tự nguyện thí điểm về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả”, các doanh nghiệp được nhận hỗ trợ  từ Bộ Công Thương về mặt kỹ thuật, quảng bá thương hiệu, kiểm toán năng lượng hoặc đánh giá hiện trạng sử dụng năng lượng.

Việc xác định các giải pháp sử dụng năng lượng hoặc đánh giá hiện trạng sử dụng năng lượng, xác định các giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả và hỗ trợ lập kế hoạch triển khai thực hiện cũng sẽ được Bộ Công Thương hỗ trợ.

Ông Lê Phú Hưng - Phó vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và Tiết kiệm năng lượng, cho biết, Chương trình thỏa thuận tự nguyện thí điểm về tiết kiệm năng lượng hướng tới mục tiêu phát triển cơ chế VA (Chương trình thỏa thuận tự nguyện) như một công cụ chính sách nhằm đạt mục tiêu tiết kiệm năng lượng, giảm phát thải khí nhà kính.

Cạnh đó, giúp các doanh nghiệp chủ động hơn trong việc thiết lập các mục tiêu tiết kiệm năng lượng, từ đó thực hiện tiết kiệm năng lượng, giảm chi phí sản xuất và tuân thủ những chính sách pháp luật của Nhà nước. Chương trình thỏa thuận tự nguyện sẽ được nhân rộng trong tương lai.

Đối tượng tham gia chương trình là các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, doanh nghiệp sử dụng năng lượng trọng điểm quốc gia hoặc doanh nghiệp có nguyện vọng xây dựng và thực hiện kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong sản xuất lâu dài và bền vững.

Chương trình hướng đến mục tiêu đạt mức tiết kiệm năng lượng 360,4 nghìn TOE vào năm thứ 5 và giảm phát thải khí nhà kính đạt 1,254 triệu tấn CO2 vào năm thứ 5.

Thực hiện dự án này, Bộ Công Thương đặt kỳ vọng xây dựng khuổn khổ Chương trình thỏa thuận tự nguyện (VA) về tiết kiệm năng lượng; Xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tham gia thỏa thuận tự nguyện để đạt được mục tiêu tiết kiệm năng lượng.

“Chương trình thỏa thuận tự nguyện thí điểm về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả”, do Bộ Công Thương triển khai trong khuôn khổ Dự án “Tiết kiệm năng lượng và sản xuất sạch hơn tại Việt Nam” do Ngân hàng Thế giới và Quỹ Môi trường toàn cầu tài trợ, nhằm thúc đẩy việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong sản xuất và thực thi các quy định của Nhà nước về năng lượng.

SONG ANH

nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động