RSS Feed for Đâu là lời giải cho bài toán sử dụng năng lượng hiệu quả? | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ ba 05/11/2024 19:20
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Đâu là lời giải cho bài toán sử dụng năng lượng hiệu quả?

 - Nhằm định hướng các nội dung triển khai Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong năm 2016 và giai đoạn 2016 - 2020, Hội nghị Tiết kiệm Năng lượng toàn quốc lần thứ VIII năm 2015 đã diễn ra ngày 19-11, tại Hà Nội.

5 năm triển khai 585 dự án, nhiệm vụ tiết kiệm năng lượng 
Sử dụng năng lượng TK&HQ: Nhiều rào cản được tháo gỡ

Ông Đỗ đức Quân, Phó Tổng cục trưởng, Tổng cục Năng lượng - Bộ Công Thương cho đây là dịp các Sở Công Thương, các Trung tâm Tiết kiệm năng lượng, các Trung tâm Khuyến công trên cả nước trao đổi, học hỏi kinh nghiệm của nhau và bàn thảo các giải pháp tiết kiệm năng lượng mới.

Ông Đỗ đức Quân cho rằng, Hội nghị Tiết kiệm Năng lượng được tổ chức hàng năm là “sinh hoạt chuyên môn được đánh giá cao”. Ảnh: Song Anh

Theo Bộ Công Thương, Chương trình Mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả được thực hiện từ năm 2006, đã triển khai đồng bộ các hoạt động theo chiều sâu, với quy mô trên cả nước. 

Hiện nay, đã có trên 50 tỉnh, thành phố đăng ký tham gia Chương trình  Chương trình Mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Chương trình tập trung vào 4 nhóm dự án: Công tác truyền thông và giáo dục; Thúc đẩy thị tường thiết bị hiệu suất cao - Chương trình dán nhãn tiết kiệm năng lượng; Áp dụng quy chuẩn xây dựng về công trình hiệu quả năng lượng; Tiết kiệm năng lượng trong ngành giao thông vận tải.

Trong quá trình thực hiện, Chương trình đã rỡ bỏ các rào cản, thực hiện nâng cao nhận thức cho cộng đồng, xây dựng ý thức thường xuyên sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; hình thành mạng lưới triển khai chương trình cấp trung ương và địa phương, tổ chức đào tạo và cấp chứng chỉ quản lý năng lượng cho các đơn vị sử dụng năng lượng trọng điểm.

Chương trình đã phổ biến trang thiết bị hiệu suất cao, thiết bị dán nhãn năng lượng, từng bước loại bỏ các trang thiết bị công nghệ lạc hậu; Áp dụng các tiêu chuẩn và định mức kỹ thuật tiên tiến nhằm cải thiện hiệu suất năng lượng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phát triển năng lượng tái tạo, xăng sinh học E5; Xây dựng phong trào tiết kiệm điện, tiết kiệm năng lượng trong các hộ gia đình.

Chương trình đã tạo bước chuyển biến đột phá trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng cuối cùng, tập trung vào các lĩnh vực: sản xuất công nghiệp, công trình xây dựng sử dụng nhiều năng lượng; giao thông vận tải; hoạt động dịch vụ, hộ gia đình.

Cùng với đó, Chương trình đã phổ biến phương tiện, thiết bị hiệu suất cao, tiết kiệm năng lượng; đạt được tổng mức tiết kiệm năng lượng quốc gia 5,96% trong giai đoạn 2011-2015, mang lại lợi ích kinh tế - xã hội.

Chương trình đã góp phần giảm đầu tư cho phát triển hệ thống cung ứng năng lượng, đảm bảo an ninh năng lượng, bảo vệ môi trường, khai thác hợp lý các nguồn tài nguyên năng lượng, thực hiện phát triển kinh tế, xã hội tại các địa phương.

Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng, thử nghiệm, nguồn nhân lực và nguồn kinh phí triển khai còn hạn chế. Cạnh đó là sự thiếu hụt và không đồng bộ các tiêu chuẩn, thiết bị thử nghiệm hiệu suất năng lượng.

Một số các cơ sở sử dụng năng lượng, đơn vị chưa thực sự chủ động, tích cực triển khai các biện pháp về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Cường độ sử dụng năng lượng của Việt Nam chỉ thấp hơn Trung Quốc, cao gần 6 lần so với Nhật Bản, cho thấy khoảng cách khá xa về trình độ khoa học kỹ thuật giữa Việt Nam với các nước phát triển và cả các nước đang phát triển.

Hiện trạng sử dụng năng lượng ở Việt Nam, tổng cung năng lượng thương mại sơ cấp năm 2013 là 45.105 KTOE, tăng xấp xỉ 3,13% so với năm 2012.

Ông Nguyễn Quang Hòa - Giám đốc Trung tâm Tiết kiêm Năng lượng Bắc Ninh, kiến nghị Bộ Công Thương cần quan tâm hơn về các chính sách hỗ trợ, khuyến khích nghiên cứu, phổ biến và chuyển giao các công nghệ sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả phù hợp với nền công nghiệp Việt Nam trong giai đoạn tới.

Cạnh đó, Bộ Công Thương cần thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo tập huấn cho cán bộ hoạt động trong ngành, cũng như tăng cường các giao lưu, trao đổi kinh nghiệm giữa các trung tâm, các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực tiết kiệm năng lượng và sản xuất sạch hơn.

Riêng với chương trình Mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, ông Hòa kiến nghị “nên mở rộng thêm và phân bổ kinh phí của Chương trình sớm hơn để các tổ chức thực hiện đạt hiệu quả tốt hơn”.

Thực hiện chính sách của Nhà nước về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là một trong những ưu tiên hàng đầu trong phát triển kinh tế xã hội, phấn đấu đạt mục tiêu hệ số đàn hồi năng lượng /GDP năm 2020 đạt 1,0 tương đương các nước tiên tiến trong khu vực ASEAN theo Đề án Tái cơ cấu ngành Công Thương, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững.

Những thành tựu đạt được luôn là đòn bẩy để nền kinh tế phát triển bền vững. Ông Đỗ đức Quân hi vọng, trong thời gian tới, các hoạt động của các Trung tâm Tiết kiệm năng lượng, Trung tâm Khuyến công tiếp tục đề xuất những cách làm mới, sáng tạo trong linh vực năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

SONG ANH

nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động