RSS Feed for Cách mạng công nghiệp trong xu thế Thứ sáu 19/04/2024 10:24
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Cách mạng công nghiệp trong xu thế "phân cực" [Bài cuối]

 - Câu hỏi được đặt ra là trong cách mạng công nghiệp 4.0 là chúng ta sẽ phải đối mặt với cái gì? Hay cái gì sẽ đến? Trước hết, để trả lời được câu hỏi “cái gì sẽ đến?” chúng ta cần trả lời câu hỏi “cái gì không đi?”. Rõ ràng, trong mọi cuộc cách mạng công nghiệp, vấn đề “địa chính trị” chưa bao giờ thay đổi, luôn luôn phải được tính đến. Điều này đòi hỏi các nhà chính trị (hay đảng cầm quyền) của các quốc gia phải ngày càng trí tuệ để đối mặt với xu thế “phân cực”.

Cách mạng công nghiệp trong xu thế "phân cực" [Bài 1]

Các cuộc Cách mạng Kỹ Thuật (CMKT) và Cách mạng Công nghệ (CMCN)

Trước cuộc CMKT lần thứ nhất, đã diễn ra các phát minh kỹ thuật (tiến bộ kỹ thuật) như sau:

Năm

Nội dung

1450

Máy in với bảng chữ cái (Johann Gutenberg)

1500

Súng Musket (Tây Ba Nha)

1544

Hiện tượng điện (Uliam Genbert)

1608

Ống nhòm telescop (Hanse Lippergei và Giakhari Iasen)

1610

Hoàn thiện ống nhòm telescop gương (Galieo Galilei)

1614

Bảng logarit (John Neber)

1617

Máy tính bằng gỗ (John Neber)

1620

Thước tính logarit đầu tiên (Uliam Otred)

1623

Máy tính cơ (Vigel Sicar)

1641

Nhiệt kế bằng thủy tinh

1642

Máy tính cộng (Pascal)

1643

Áp lực kế

1645

Máy tính cơ (Pascal)

1650

Máy hút chân không (Otto phon Henric)

1650

Tên lửa nhiều tầng được mô tả (Benlaruc Kazimir Semenovic)

1654

Thước tính logarit hình chữ nhật (Robert Pisaca)

1657

Đồng hồ quả lắc (Khrichian Goigence)

1660

Áp lực kế thủy tĩnh (Otto phon Henric)

1662

Thuyền buồm Catamara

1666

Bánh răng côn xoắn

1666

Quang phổ mặt trời (Newton)

1669

Tế bào (Robert Guk 1635-1703)

1672

Ống nhòm thấu kính (Newton)

1673

Máy tính cơ (Golphric Vilhem)

1673

Thấu kính phóng đại 150-300 lần (Antoni Van Levenguc)

1677

Máy in sách (Ivan Phedorov)

1680

Lò hơi nước (D. Papin)

1683

Thước tính logarit được hoàn thiện như hiện nay

1698

Máy bơm chạy bằng động cơ hơi nước (Tomac Severi)

1705

Động cơ hơi nước ....

Cuộc CMKT lần thứ 1 diễn ra từ Thế kỷ 18, sau khi xuất hiện động cơ hơi nước, được đặc trưng (có tên gọi) là “Cơ khí hóa” diễn ra, và đã làm xuất hiện cuộc CMCN 1.0 với phương thức sản xuất chủ yếu là “cơ giới hóa”.

Cuộc CMKT lần thứ 2 diễn ra từ cuối Thế kỷ 19, sau khi xuất hiện động cơ điện, được đặc trưng là “Điện khí hóa”, và đã làm xuất hiện cuộc CMCN 2.0 với phương thức sản xuất chủ yếu là “sản xuất hàng loạt”.

Cuộc CMKT lần thứ 3 diễn ra từ giữa Thế kỷ 20, sau khi xuất hiện máy tính điện tử, được đặc trưng là “Tin học hóa”, và đã làm xuất hiện cuộc CMCN 3.0 với phương thức sản xuất chủ yếu là “tự động hóa”.

Cuộc CMKT lần thứ 4 diễn ra từ đầu Thế kỷ 21, sau khi xuất hiện các trí tuệ nhân tạo, được đặc trưng là “Số hóa thông minh”, và đang làm xuất hiện cuộc CMCN 4.0 với phương thức sản xuất chủ yếu là “kết nối vạn vật”.

Về Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 (CMCN 4.0)

CMCN 4.0 sẽ dẫn đến những thay đổi gì? Không ai dám nói chắc, chỉ biết rằng phương thức sản xuất và phương thức vận hành nền kinh tế xã hội sẽ thay đổi theo hướng tiên tiến. Tại Diễn đàn Kinh tế Davos, người ta đã tiến hành thăm dò ý kiến của hơn 800 tổng giám đốc, chủ tịch và các chuyên gia công nghệ cao cấp của các tập đoàn kinh tế về những nội dung và ảnh hưởng cụ thể của CMCN 4.0 đến đời sống xã hội. Kết quả trả lời câu hỏi “điều gì sẽ xẩy ra vào năm 2025” được tổng hợp như sau:

Tỷ lệ người trả lời, %

Nội dung đáp án được chọn (câu trả lời)

91,2

10% người dân sẽ mặc quần áo có nối mạng Internet

86,5

Dược sỹ robot đầu tiên sẽ xuất hiện ở Mỹ

84,1

Chiếc ô tô đầu tiên được chế tạo bằng công nghệ in 3D

81,1

5% sản phẩm tiêu dùng được sản xuất bằng công nghệ in 3D

78,8

90% dân số thường xuyên nối mạng Internet

78,2

10% xe không người lái sẽ chạy trên đường của Mỹ

76,4

Bộ phận gan cấy gép đầu tiên được chế tạo bằng in 3D ở Mỹ

69,9

Hơn 50% lưu lượng internet được các hộ gia đình sử dụng để điều khiển các thiết bị gia dụng

63,7

Thành phố đầu tiên với hơn 50.000 người không có đèn tín hiệu giao thông

45,2

Ban giám đốc công ty đầu tiên toàn bằng máy.

Bảng trên cho thấy, trung tâm của CMCN 4.0 sẽ là Mỹ và mọi cái sẽ xẩy ra rất nhanh trong tương lai gần.

Câu hỏi được đặt ra là trong CMCN 4.0, chúng ta sẽ phải đối mặt với cái gì? Hay cái gì sẽ đến? Trước hết, để trả lời được câu hỏi “cái gì sẽ đến?”, chúng ta cần trả lời câu hỏi “cái gì không đi?”. Rõ ràng, trong mọi cuộc CMCN, vấn đề “Địa chính trị” chưa bao giờ thay đổi, luôn luôn phải được tính đến. Điều này đòi hỏi các nhà chính trị (hay đảng cầm quyền) của các quốc gia phải ngày càng trí tuệ để đối mặt với xu thế “phân cực”.

Thứ hai, sự phân công trong lao động sẽ ở mức trí tuệ cao hơn. Quyền lực chính trị sẽ được thay thế dần bằng quyền năng xử lý thông tin nhanh và sở hữu “Cơ sở dữ liệu lớn” (Big Data). Internet di động, công nghệ đám mây, Apple, Facebook, Amazon, Alibaba, vv... sẽ ngày càng mạnh, và sẽ dần dần lấn át quyền lực chính trị, hay ít ra là không còn bị phụ thuộc vào quyền lực chính trị.

Thứ ba, nhiều mô hình kinh tế mới xuất hiện sẽ dễ biến các chính phủ thành “ngoài cuộc” nếu không chịu cập nhật. Nền kinh tế chia sẻ là một trong các nội dung chính của CMCN 4.0. Các phương thức kinh doanh tiên tiến (dựa trên nền tảng IT) của Grab, hay Uber ở Việt Nam đang làm cho các nhà quản lý lúng túng, có khi chấp nhận tụt lùi về quá khứ cùng taxi truyền thống. Cùng với kinh tế chia sẻ, tính vì cộng đồng của doanh nghiệp sẽ tăng lên.

Thứ tư, việc đô thị hóa đang diễn ra ngày càng nhanh, các đô thị ngày càng phát triển (rộng lớn/đông dân cư) kèm theo những bất cập trong công tác quy hoạch phát triển và những yếu kém trong quản lý đô thị dẫn đến tình trạng giao thông ngày càng ách tắc, an toàn vệ sinh thực phẩm ngày càng xuống cấp, chính quyền ngày càng trở nên bất lực dưới con mắt của người tiêu dùng. 

Vì vậy,  một nội dung quan trọng của CMCN 4.0 là “Xã hội thông minh”. Bao gồm: thành phố thông minh; phương tiện vận tải thông minh; nhà máy thông minh; y tế thông minh; năng lượng thông minh; logistic thông minh; giải trí thông minh; ngôi nhà/tòa nhà thông minh; và dịch vụ thông minh.

Thứ năm, trong CMCN 4.0 trên thị trường công nghệ, “Trí tuệ nhân tạo” (Artificial Intelligence) dựa trên cơ sở của công nghệ sinh học sẽ làm thay đổi cơ bản khái niệm về ‘lực lượng sản xuất’. Gắn với việc này, yếu tố ‘con người’ trong ‘lực lượng sản xuất’ sẽ bị suy giảm và đòi hỏi phải trẻ hóa. Các công nghệ in 3D và công nghệ blockchain sẽ ngày càng phát triển trong các lĩnh vực bảo vệ sức khỏe, tiêu dùng và sản xuất. Nền kinh tế “cổ cồn” phát triển cùng nền kinh tế chia sẻ. Nền sản xuất thông minh phát triển cùng với việc tổ chức xã hội thông minh.

Thứ sáu, việc “Kết nối vạn vật” trong CMCN 4.0 sẽ làm cho bản chất/khái niệm “lao động” có nhiều thay đổi. Các doanh nghiệp “cổ cồn” ngày càng nhiều. Nhiều ngành nghề, người lao động không nhất thiết phải có mặt ở cơ quan, và trụ sở cơ quan không nhất thiết phải “mặt đường” hay phải “hoành tráng”. Việc kinh doanh xuyên biên giới không còn xa lạ. Thế giới không chỉ “phẳng” mà dần trở thành “thế giới trong túi”. Internet mang theo người và siêu máy tính bỏ túi sẽ phổ cập đến từng cá nhân.

Thứ bảy, việc “kết nối vạn vật” đòi hỏi phải thực thi “Đạo đức kinh doanh mới và bảo mật quyền riêng tư”. Đây là bức tường khó vượt qua đối với các nền kinh tế có chỉ số tham nhũng cao (liên quan đến người quản lý) và có mức độ tin cậy thấp (liên quan đến thói quen của người kinh doanh). Tiền điện tử có thể được sử dụng.

Thứ tám, cung cấp “Năng lượng sạch”. Năng lượng luôn được coi là “hạ tầng” của mọi cuộc cách mạng. Trước hết, với việc phát triển công nghệ lưu trữ điện năng, trong CMCN 4.0, năng lượng sạch và tái tạo (quang điện, thủy điện, phong điện) sẽ “lên ngôi”. Thứ hai, gắn với đó là sự dịch chuyển quan điểm phát triển năng lượng từ mô hình “tập trung” (các nguồn điện hay trung tâm năng lượng quy mô lớn) sang mô hình “phân tán”, “tại chỗ” (các nguồn điện nhỏ lẻ, gắn với các phụ tải). Mọi người, mọi doanh nghiệp đều có thể sản xuất quang điện/phong điện để bán điện với giá cao nhất thông qua lưới, đồng thời, có thể mua được điện từ bất cứ nguồn điện nào có giá rẻ nhất thông qua lưới. Thứ ba, việc truyền tải năng lượng không dây có thể xuất hiện.

TS. NGUYỄN THÀNH SƠN

Tài liệu tham khảo:

http://www.myshared.ru/slide/331571/

http://fkn.ktu10.com/?q=node/8031

https://studfiles.net/preview/6452855/page:42/

https://ru.wikipedia.org/wiki/%D0%A0%D0%B5%D0%B2%D0%BE%D0%BB%D1%8E%D1%86%D0%B8%D1%8F_%D0%B2_%D0%BD%D0%B0%D1%83%D0%BA%D0%B5

nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động