RSS Feed for Cách mạng công nghiệp Thứ năm 25/04/2024 08:07
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM
Ban hành quyết định về cải thiện chỉ số tiếp cận điện năng

Ban hành quyết định về cải thiện chỉ số tiếp cận điện năng

Bộ Công Thương vừa ban hành quyết định về việc cải thiện chỉ số tiếp cận điện năng, thực hiện theo Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ (Quyết định số 800/QĐ-BCT, ngày 3 tháng 4 năm 2019).
Công ty phát triển thủy điện Sê San trong lộ trình CMCN 4.0

Công ty phát triển thủy điện Sê San trong lộ trình CMCN 4.0

Khép lại năm 2017, những người thợ thủy điện Sê San 4 - Công ty phát triển thủy điện Sê San (EVNHPC SE SAN) có quyền tự hào với những đóng góp nhỏ bé của mình cho lộ trình triển khai cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 mà Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đang phát động rộng rãi trong ngành Điện.
Cách mạng công nghiệp trong xu thế "phân cực" [Bài cuối]

Cách mạng công nghiệp trong xu thế "phân cực" [Bài cuối]

Câu hỏi được đặt ra là trong cách mạng công nghiệp 4.0 là chúng ta sẽ phải đối mặt với cái gì? Hay cái gì sẽ đến? Trước hết, để trả lời được câu hỏi “cái gì sẽ đến?” chúng ta cần trả lời câu hỏi “cái gì không đi?”. Rõ ràng, trong mọi cuộc cách mạng công nghiệp, vấn đề “địa chính trị” chưa bao giờ thay đổi, luôn luôn phải được tính đến. Điều này đòi hỏi các nhà chính trị (hay đảng cầm quyền) của các quốc gia phải ngày càng trí tuệ để đối mặt với xu thế “phân cực”.
Cách mạng công nghiệp trong xu thế "phân cực" [Bài 1]

Cách mạng công nghiệp trong xu thế "phân cực" [Bài 1]

Trên thế giới, có nhiều quan điểm khác nhau về phân loại và định danh các cuộc "Cách mạng Khoa học", "Cách mạng Kỹ thuật", "Cách mạng Công nghiệp". Có ý kiến cho rằng, ba cuộc cách mạng trên là một. Tức là, cho đến nay loài người đang chuyển sang Cách mạng Khoa học lần thứ 4 giống như cách mạng công nghiệp 4.0. Chúng tôi ủng hộ quan điểm cho rằng, loài người đã trải qua ra 2 cuộc cách mạng khoa học, 4 cuộc cách mạng kỹ thuật (tương ứng 4 cuộc cách mạng công nghiệp).
Siemens hỗ trợ Việt Nam phát triển tài năng kỹ thuật số

Siemens hỗ trợ Việt Nam phát triển tài năng kỹ thuật số

Tại Hà Nội, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội và Siemens đã ký kết biên bản ghi nhớ nhằm thúc đẩy hợp tác trong phát triển khoa học và công nghệ hướng tới Cách mạng công nghiệp 4.0 - Phát triển tài năng tương lai về kỹ thuật số.
Điện lực miền Bắc và cách mạng công nghiệp 4.0 (Tạm kết)

Điện lực miền Bắc và cách mạng công nghiệp 4.0 (Tạm kết)

Để tạm kết chuyên đề "Điện lực miền Bắc và cách mạng công nghiệp 4.0", Tạp chí Năng lượng Việt Nam đã có cuộc phỏng vấn với ông Thiều Kim Quỳnh - Chủ tịch HĐTV, kiêm Tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) xung quanh chủ đề "Điện phải đi trước một bước vào cách mạng công nghiệp 40". Nhận định những thách thức cần phải vượt qua ngay tại "ngưỡng cửa" của cách mạng khoa học - công nghệ lần này. Đặc biệt là cách thức giải quyết của ngành điện đối với người lao động sẽ bị dôi dư trong tiến trình đổi mới.
Điện lực miền Bắc và cách mạng công nghiệp 4.0 (Kỳ 1)

Điện lực miền Bắc và cách mạng công nghiệp 4.0 (Kỳ 1)

Đối với một đơn vị có chức năng chính là "kinh doanh điện năng" như Tổng công ty Điện lực miền Bắc, việc xác định rõ các nguồn vốn để huy động đủ cho hoạt động khoa học công nghệ (KHCN) thường là một vấn đề quan trọng và mang tính quyết định. Là một doanh nghiệp trực thuộc EVN, thông thường vốn hoạt động nghiên cứu và phát triển (R-D) của Tổng công ty phải có sự thống nhất/cân đối từ Tập đoàn. Theo đó, các nguồn vốn cho hoạt động R-D trong thời gian qua đã được hình thành tương đối đa dạng, từ các nguồn khác nhau. Nhưng thực tế cho thấy, trong điều kiện nguồn vốn cho các hoạt động R-D hàng năm được cân đối không lớn (thường chỉ đáp ứng được 25-30% nhu cầu), thì việc "liệu cơm gắp mắm" là "bắt buộc" đối với Tổng công ty Điện lực miền Bắc để phát huy tối đa hiệu quả của từng đồng vốn đầu tư cho khoa học công nghệ.
Các nhà máy khâu sau của PVN sẵn sàng cho cách mạng 4.0

Các nhà máy khâu sau của PVN sẵn sàng cho cách mạng 4.0

Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang phát triển mạnh, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đã tổ chức hội thảo “Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và ứng dụng vào các nhà máy chế biến dầu khí để nâng cao năng lực cạnh tranh” vào ngày 26/5 tại TP Hội An (tỉnh Quảng Nam).
Năng lượng Việt Nam trong buổi bình minh CMCN 4.0

Năng lượng Việt Nam trong buổi bình minh CMCN 4.0

Trong thời gian gần đây, nhiều người, nhiều báo chí trên thế giới và cả Việt Nam nói đến Cách mạng công nghiệp lần thứ Tư (Cách mạng công nghiệp 4.0). Tuy nhiên, để nắm bắt, hiểu nó không dễ dàng. Mục tiêu, nội dung, khả năng tiếp nhận Cách mạng công nghiệp 4.0 như thế nào? Cần được nghiên cứu kỹ lưỡng để chọn lọc tiếp thu. Theo nhiều chuyên gia, Cách mạng công nghiệp 4.0 mới là "dự báo", là khởi đầu "buổi bình minh" của cuộc cách mạng công nghiệp mới đầu thế kỷ 21! Để nghiên cứu tiếp nhận Cách mạng công nghiệp 4.0, chúng ta nên xác định hiện nay Việt Nam đang ở đâu trong các cuộc Cách mạng công nghiệp?
Vì sao Việt Nam cần phát triển nhiệt điện than? (Bài 18)

Vì sao Việt Nam cần phát triển nhiệt điện than? (Bài 18)

So với nguồn năng lượng hóa thạch (được coi là “bẩn”), thì các nguồn năng lượng tái tạo (được coi là “sạch”) có suất đầu tư và giá thành rất cao. Liên quan đến vấn đề này, chính Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nhận ra cách giải quyết sự chênh lệch giàu - nghèo ở Mỹ - trước hết là bằng cách đáp ứng công ăn việc làm và cung cấp nguồn năng lượng giá rẻ cho người nghèo. Theo đó, việc phát triển nguồn năng lượng từ than sẽ được khôi phục ở Mỹ. Với Việt Nam, khi chúng ta đã dừng dự án điện hạt nhân, thì chỉ còn cách đẩy nhanh tiến độ các dự án khác để bù vào. Nếu lấy chi phí biên dài hạn làm chuẩn, thứ tự ưu tiên các nguồn điện ở Việt Nam hiện nay sẽ là: thủy điện, nhiệt điện than, nhiệt điện khí, nhiệt điện dầu.
An ninh năng lượng Việt Nam và cách mạng công nghiệp lần thứ Tư

An ninh năng lượng Việt Nam và cách mạng công nghiệp lần thứ Tư

Khi bước vào cuộc Cách mạnh Công nghiệp 4.0, nhiều chuyên gia cho rằng: Loài người sẽ chuyển từ nguồn năng lượng hóa thạch sang nguồn năng lượng “tái tạo mới” (ở mức độ cao hơn, nhưng vẫn chủ yếu là mặt trời và gió). Tuy nhiên, việc chuyển từ “hóa thạch” sang “tái tạo mới” lần này không hề đơn giản, bởi ba lý do: “tái tạo mới” không thể có quy mô lớn, không rẻ, và cũng không hẳn là sạch. Việc “không đánh đổi môi trường để phát triển” là đúng! Nhưng chúng ta phải hiểu thực chất của vấn đề môi trường và phát triển. Hiện nay, ở Việt Nam nền kinh tế còn kém phát triển, đời sống người dân còn khó khăn, vì vậy, ưu tiên hàng đầu là phát triển các nguồn năng lượng giá rẻ. Khi nền kinh tế còn đang ở 2.0 và ngành năng lượng đang ở 3.0, thì chúng ta cần phải cân nhắc khi “chạy đua” theo Cách mạnh Công nghiệp 4.0...
Năng lượng Việt Nam và cách mạng công nghiệp 4.0

Năng lượng Việt Nam và cách mạng công nghiệp 4.0

Khi bước vào cuộc Cách mạnh Công nghiệp 4.0, nhiều chuyên gia cho rằng loài người sẽ chuyển từ nguồn năng lượng hóa thạch sang nguồn năng lượng “tái tạo mới” (ở mức độ cao hơn, nhưng vẫn chủ yếu là mặt trời và gió). Tuy nhiên, việc chuyển từ “hóa thạch” sang “tái tạo mới” lần này không hề đơn giản bởi ba lý do: “tái tạo mới” không thể có quy mô lớn, không rẻ, và cũng không hẳn là sạch. Việc không đánh đổi môi trường để phát triển là đúng, nhưng chúng ta phải hiểu thực chất của vấn đề môi trường và phát triển. Hiện nay, ở Việt Nam nền kinh tế còn kém phát triển, vì vậy, ưu tiên hàng đầu là phát triển các nguồn năng lượng giá rẻ. Khi nền kinh tế còn đang ở 2.0, và ngành năng lượng đang ở 3.0, Việt Nam càng không nên “chạy đua” theo Cách mạnh Công nghiệp 4.0...
Phiên bản di động