RSS Feed for EVN giải trình về giá điện gửi Đoàn đại biểu Quốc hội Ninh Thuận | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Chủ nhật 24/11/2024 10:48
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

EVN giải trình về giá điện gửi Đoàn đại biểu Quốc hội Ninh Thuận

 - Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tiếp nhận được ý kiến của Đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Thuận ở nghị trường Quốc hội, tại phiên thảo luận tại Hội trường về đánh giá kết quả phát triển kinh tế xã hội, ngân sách năm 2018 và kế hoạch năm 2019, quyết toán ngân sách 2017 và về việc thực hiện giá bán điện. Với các nội dung Đại biểu đưa ra, EVN vừa có văn bản giải trình thông tin về giá bán điện gửi Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Thuận.

Tổn thất điện năng của Việt Nam so với các nước trên thế giới
So sánh giá năng lượng của Việt Nam với các nước trên thế giới
Bàn về hạch toán chi phí và tính giá thành các khâu sản xuất, kinh doanh điện

1/ Nội dung về mức tăng giá bán lẻ điện sinh hoạt:

Ngày 20/3/2019, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 648/QĐ-BCT, về việc điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân và quy định giá bán điện. Theo đó mức giá bán lẻ điện bình quân là 1.864,44 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng), tương ứng tỷ lệ tăng giá là 8,36%. Riêng với giá bán lẻ điện sinh hoạt, mức tăng giá của từng bậc thang từ 8,33% - 8,4%, chi tiết theo bảng số liệu:     

TT

Mức độ sử dụng

Số Quyết định và thời gian có hiệu lực

Mức tăng

QĐ 4495 (hiệu lực từ 01/12/2017 đến 19/3/2019)

Mức giá (đ/kWh)

QĐ 648 (hiệu lực từ 20/3/2019)

Mức giá (đ/kWh)

đ/kWh

 %

Bậc 1

Từ 50 kWh trở xuống

1.549

           1.678

129

8,33

Bậc 2

Từ 51 kWh đến 100 kWh

1.600

           1.734

134

8,38

Bậc 3

Từ 101 kWh đến 200 kWh

1.858

           2.014

156

8,40

Bậc 4

Từ 201 kWh đến 300 kWh

2.340

           2.536

196

8,38

Bậc 5

Từ 301 kWh đến 400 kWh

2.615

           2.834

219

8,37

Bậc 6

Từ 401 kWh trở lên

2.701

           2.927

226

8,37

 

Về nội dung từng mức giá bán lẻ bậc so với mức giá bán lẻ điện bình quân đã được được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 28/2014/QĐ-TTg, theo đó bậc 1: cho từ 0-50 kWh là bằng 92% giá bán bình quân, các bậc tương ứng là: bậc 2 từ 51-100kWh là 95%; bậc 3 từ 101-200kWh là 110%; bậc 4 từ 201-300 kWh là 138%; bậc 5 từ 301-400kWh là 154%; bậc 6 từ 401 kWh trở lên là 159%.

2/ Nội dung về các mức bậc thang:

Nhằm khuyến khích sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả, hiện nay rất nhiều nước trên thế giới áp dụng giá điện theo các bậc để phù hợp với các mức sử dụng điện khác nhau của các hộ dân với giá điện của các bậc tăng dần (hộ sử dụng điện càng nhiều, không tiết kiệm điện, sử dụng các thiết bị tiêu hao nhiều năng lượng sẽ phải áp dụng giá điện cao hơn). Đối với mỗi một quốc gia, tùy theo tình hình thực tế, điều kiện về kinh tế xã hội, chính sách của Chính phủ để đưa ra phương án giá điện có số bậc thang phù hợp và mức của các bậc thang, chi tiết việc áp dụng giá bậc thang tại một số quốc gia gần Việt Nam như sau:

Quốc gia

Hình thức áp dụng giá điện sinh hoạt

Số bậc thang

Nhật Bản

Lũy tiến theo bậc

3 bậc

Thái Lan

Lũy tiến theo bậc

Được lựa chọn áp dụng giá theo thời gian sử dụng (TOU)

- Dưới 150 kWh/tháng: 7 bậc

- Trên 150 kWh/tháng: 3 bậc

Malaysia

Lũy tiến theo bậc

5 bậc

Philipines (Meralco)

Lũy tiến theo bậc

8 bậc

Hàn Quốc

Lũy tiến theo bậc gồm 2 thành phần: giá điện năng và giá công suất

3 bậc

Indonesia

Lũy tiến theo bậc

5 bậc

Hồng Kông

Lũy tiến theo bậc

7 bậc

Lào

Lũy tiến theo bậc

3 bậc

 

Cụ thể tại một số nước như sau:

Tại Hàn Quốc: Bên cạnh giá cố định khách hàng phải trả hàng tháng, khách hàng còn trả thêm giá biến đổi với 3 bậc tăng dần với bậc 1 (mức tiêu thụ 1-200 kWh/tháng) là 93,3 won/kWh, bậc cao nhất (mức tiêu thụ trên 400 kWh/tháng) là 280,6 won/kWh cao gấp 3 lần bậc 1.

Tại Thái Lan: Ở khu vực Bangkok, hộ sử dụng điện sinh hoạt trên 150 kWh/tháng gồm 2 thành phần cố định và biến đổi; trong đó giá biến đổi có 3 bậc tăng dần từ 1,8047 baht/kWh lên 2,978 baht/kWh (giá bậc cao nhất gấp 1,65 lần so với bậc 1).

Tại Lào: Giá điện sinh hoạt của có 3 bậc tăng dần từ 4,2 UScent/kWh lên đến 12,1 UScent/kWh (giá bậc cao nhất gấp 2,88 lần so với bậc 1).

Tại Việt Nam: Việc xây dựng giá bán điện được Chính phủ, Bộ Công Thương thực hiện theo chính sách về giá bán điện được quy định tại Điều 29 của Luật Điện lực, theo đó có chính sách: (i) Thực hiện cơ cấu biểu giá bán lẻ điện hợp lý đối với các nhóm khách hàng; Nhà nước hỗ trợ giá bán lẻ điện cho mục đích sinh hoạt đối với hộ nghèo, hộ chính sách xã hội theo tiêu chí do Thủ tướng Chính phủ quy định phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội từng thời kỳ; (i) Khuyến khích sử dụng điện tiết kiệm và có hiệu quả. Giá bán lẻ điện sinh hoạt theo bậc thang Ở Việt nam được áp dụng từ năm 1994 (từ 1994-1997 áp dụng 4 bậc thang, từ 1997-2007 áp dụng 5 bậc thang, từ 2007-2011 áp dụng 6 bậc thang, từ 2011-2014 áp dụng 7 bậc thang, từ năm 2014 đến nay chúng ta đã điều chỉnh xuống còn 6 bậc).

Theo số liệu thống kê năm 2018, mức sử dụng điện của các hộ dân bình quân theo các bậc thang như sau:

Số liệu trên cho thấy số hộ có mức sử dụng dưới 100 kWh/tháng (chiếm 35,6%), cụ thể: số hộ có mức sử dụng dưới 50 kWh/tháng là 3,9 triệu hộ, chiếm 15,1%, tổng số hộ sử dụng điện cho sinh hoạt với mức sử dụng bình quân là 26,2 kWh/hộ/tháng; số hộ có mức sử dụng từ 51 đến 100 kWh/tháng là 5,3 triệu hộ, chiếm 20,5% tổng số hộ sử dụng điện cho sinh hoạt với mức sử dụng bình quân là 76,9 kWh/hộ/tháng.

Tính đến thời điểm ngày 27/5/2019, theo số liệu thực tế hóa đơn tiền điện của khách hàng sinh hoạt tháng 5/2019 thì số hộ gia đình sử dụng điện tương tự như tháng 4/2019, số hộ gia đình sử dụng điện từ 301-400 kWh và từ 401 kWh trở lên có xu hướng tăng nhẹ do thời tiết bắt đầu vào mùa hè nên nhu cầu sử dụng điện cho làm mát (điều hòa, tủ lạnh, quạt…) cao hơn nên dẫn đến điện năng tiêu thụ thực tế của các gia đình sẽ tăng cao hơn các tháng trước. Theo quy luật hằng năm, phụ thuộc yếu tố thời tiết thì mức độ sử dụng điện sẽ theo hướng tăng lên và đạt đỉnh vào tháng 6 - tháng 7 và bắt đầu giảm dần từ tháng 8 - tháng 12.

Chi tiết tỷ lệ hộ gia đình sử dụng điện theo các mức của năm 2018 và tháng 4, 5/2019 trong biểu đồ dưới đây:

 

3/ Nội dung về tiết kiệm chi phí và giảm tổn thất điện năng:

Trong các năm vừa qua, EVN điều hành tối ưu hệ thống, khai thác tối đa nguồn thủy điện theo tình hình thủy văn, giảm tổn thất, tiết kiệm chi phí 7,5% và thực hiện đông bộ nhiều giải pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng năng suất lao động. Một số kết quả cụ thể như sau:

Về chỉ đạo thực hiện tiết giảm chi phí:

Tổng các khoản tiết kiệm chi phí, giảm giá thành, doanh thu hoạt động tài chính năm 2017 khoảng 2.228 tỷ đồng; năm 2018 khoảng 2.326 tỷ đồng làm giảm giá thành tương ứng khoảng 11-12 đồng/kWh, tương đương khoảng 0,68%-0,69% so với giá bán lẻ điện bình quân năm tính toán.

Về kết quả giảm tổn thất điện năng, dịch vụ khách hàng và chất lượng cung ứng điện:

Năm 2018, chỉ số tiếp cận điện năng của Việt Nam đã vươn lên vị trí thứ 4 khu vực ASEAN và vị trí 27/190 quốc gia, nền kinh tế (tăng 37 bậc so với năm 2017 và tăng 129 bậc so với năm 2013). Chỉ số tiếp cận điện năng đã giúp phần cải thiện môi trường kinh doanh của Việt Nam trong giai đoạn 5 năm vừa qua.

Các chỉ tiêu độ tin cậy cung ứng điện được cải thiện hàng năm, trong đó thời gian mất điện của khách hàng bình quân (chỉ số SAIDI) giảm 3 lần (từ 2.281 phút năm 2015 giảm xuống còn 724 phút năm 2018).

Tỷ lệ tổn thất điện năng năm 2018 giảm còn 6,83% (giai đoạn 2016-2018 bình quân giảm 0,37%/năm), vượt trước 1 năm so với lộ trình của kế hoạch 5 năm 2016-2020 được Thủ tướng Chính phủ giao. Tổn thất điện năng trên lưới điện Việt Nam đã giảm thấp, đứng thứ 3 trong khu vực ASEAN (sau Singapore và Thái Lan) và giảm khá tốt so sánh với các nước trên thế giới.

Theo các số liệu thu thập gần đây, tổn thất điện năng của Việt Nam đã thấp hơn một số nước phát triển như: Liên bang Nga (10%), Vương quốc Anh (8,3%), Canada (8,7%) Ấn Độ (18%), Brazin (15%), Hongkong (12%), Hunggari (12%), Rumani (10%), Ukraina (10%), Tây Ban Nha 9,5%.... Trong khu vực, tổn thất điện năng của Việt Nam thấp hơn các nước khác như Indonesia (9,0%) Philipines (9,2%)... Cụ thể như sau:

Tên nước

Tỉ lệ tổn thất điện năng (%)

Ghi chú

Tổn thất điện năng một số nước trong khu vực

Việt Nam

6,83 %

(Số liệu 2018)

Indonesia

9,0 %

(Số liệu tham khảo)

Philipine

9,2 %

(Số liệu tham khảo)

Cambodia

20,0 %

(Số liệu tham khảo)

Tổn thất điện năng một số nước trên thế giới

Tây Ban Nha

9,5 %

(Số liệu tham khảo)

Liên Bang Nga

10,0%

(Số liệu tham khảo)

Anh

8,3. %

(Số liệu tham khảo)

Ấn độ

18,0 %

(Số liệu tham khảo)

Brazin

15,0 %

(Số liệu tham khảo)

Hong Kong

12,0 %

(Số liệu tham khảo)

Hung ga ri

12,0 %

(Số liệu tham khảo)

Rumani

10,0 %

(Số liệu tham khảo)

Ukraine

10,0 %

(Số liệu tham khảo)

Bồ đào Nha

10,0 %

(Số liệu tham khảo)

(Nguồn: Tổn thất điện năng của Việt Nam so với các nước trên thế giới của Ths. NGUYỄN ANH TUẤN - Hội đồng phản biện Tạp chí Năng lượng Việt Nam).

4/ Về công tác triển khai thị trường điện Việt Nam:

Hiện nay Việt Nam đã đưa thị trường phát điện cạnh tranh (VCGM) vào vận hành từ 1/7/2011 và Thị trường điện bán buôn (VWEM) vận hành từ 1/1/2019. Theo lộ trình phát triển Thị trường điện ban hành bởi Quyết định 63/2013/QĐ-TTg ngày 8/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ, giai đoạn cuối cùng của các cấp độ thị trường điện là thị trường bán lẻ cạnh tranh. Hiện nay EVN đề nghị đưa Thị trường bán lẻ cạnh tranh vào 2020, sớm hơn 1 năm so với đề nghị của Bộ Công Thương. Để chuẩn bị cho công tác này, trong thời gian vừa qua EVN đã triển khai các công việc sau:

(i) EVN đã chủ động thực hiện tách bạch chi phí giữa hai quản lý lưới phân phối và khâu bán lẻ trong hoạt động kinh doanh tại các Tổng Công ty Điện lực từ 2017, đây sẽ là tiền đề tiếp tục tách bạch về mặt tổ chức giữa hai khâu này khi có chỉ đạo của Chính phủ để đủ điều kiện tham gia thị trường điện bán lẻ.

(ii) EVN đang chủ động xây dựng Đề án thị trường điện bán lẻ, dự kiến sẽ hoàn thành và báo cáo Bộ Công Thương vào tháng 07/2019.

TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động