Chỉ số độ tin cậy cung cấp điện tiếp tục được cải thiện
08:21 | 18/07/2017
Đến năm 2020 lưới điện cao áp Việt Nam đạt tiêu chí N-1
Cơ chế giám sát giá điện được thực hiện như thế nào?
Mục tiêu tăng trưởng điện Việt Nam năm 2017 là 11,5%
Cu thể, tính chung toàn Tập đoàn, trong 6 tháng đầu năm, tổng thời gian mất điện khách hàng bình quân (SAIDI) là 428 phút (giảm 47% so với cùng kỳ 2016), tần suất mất điện thoáng qua bình quân (MAIFI) là 0,4 lần/khách hàng (giảm 40,2%), tần suất mất điện kéo dài bình quân (SAIFI) là 3,01 lần/khách hàng (giảm 47,6%). Tổn thất điện năng toàn Tập đoàn 6 tháng là 7,25%, thấp hơn 0,22% so với kế hoạch phấn đấu năm 2017 (7,47%). Đây là cố gắng nỗ lực rất lớn của các đơn vị trong công tác quản lý kỹ thuật, vận hành khi giảm được đáng kể thời gian cắt điện phục vụ thi công, giảm số lần và thời gian sự cố trong khi quy mô lưới điện không ngừng tăng lên.
Đối với cấp điện trung áp, thời gian giải quyết các thủ tục của điện lực được rút ngắn còn 7 ngày (giảm 3 ngày so với quy định của Bộ Công Thương) và số thủ tục của điện lực giảm còn 2 thủ tục (giảm 1 thủ tục). EVN cũng đã ký thỏa thuận hợp tác với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) khảo sát đánh giá chất lượng dịch vụ cung cấp điện của EVN.
Để đạt được kết quả trên, trong các tháng đầu năm 2017, EVN đã nỗ lực thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác dịch vụ khách hàng, cải thiện chỉ số tiếp cận điện năng. Với việc ban hành Quy định về cung ứng các dịch vụ điện, từ ngày 15/5/2017 các thủ tục của ngành điện về cung cấp điện mới cho khách hàng đã được đơn giản hóa đến mức tối đa và công bố công khai cho khách hàng được biết.
Sản lượng điện sản xuất và nhập khẩu toàn hệ thống lũy kế 6 tháng đầu năm đạt 94,9 tỷ kWh, tăng 7,23% so với cùng kỳ năm 2016, sản lượng ngày lớn nhất đạt 628,4 triệu kWh và công suất lớn nhất 30.206 MW (ngày 2/6). Trào lưu truyền tải chủ yếu theo hướng từ miền Bắc vào miền Trung và vào miền Nam. Lũy kế 6 tháng sản lượng truyền tải ước đạt 79,95 tỷ kWh (tăng 4,7% so với cùng kỳ năm 2016), công suất truyền tải cao nhất trên đường dây 500 kV Trung - Nam là 3.600 MW. Sản lượng điện thương phẩm toàn EVN lũy kế 6 tháng ước đạt 82,9 tỷ kWh, tăng 8,47% so cùng kỳ năm trước, trong đó sản lượng điện thương phẩm nội địa tăng 8,78%.
Về đầu tư xây dựng, 6 tháng đầu năm 2017, EVN đã nỗ lực trong việc điều hành, chỉ đạo thi công các công trình theo kế hoạch đề ra, đảm bảo công tác bố trí, giải ngân vốn đầu tư kịp thời cho các dự án với giá trị khối lượng thực hiện ước đạt 53.672 tỷ đồng và giá trị giải ngân đạt 42.945 tỷ đồng. Tình hình thi công của hầu hết các dự án trọng điểm cơ bản bám sát tiến độ.
Sáu tháng đầu năm, EVN đã hoàn thành đưa vào phát điện nhà máy Thủy điện Trung Sơn (4x65MW), nhà máy Nhiệt điện Duyên Hải 3 (2x622,5 MW) tăng cường nguồn cung cấp điện cho khu vực miền Nam. Tổ máy 1 Nhiệt điện Thái Bình và tổ máy 2 Nhiệt điện Vĩnh Tân 4 chuẩn bị hòa lưới lần đầu bằng than.
Về lưới điện, EVN và các đơn vị đã hoàn thành đóng điện 85 công trình lưới điện 110 - 500 kV (gồm 5 công trình 500 kV, 8 công trình 220 kV và 72 công trình 110 kV), đã khởi công xây dựng 64 công trình lưới điện 110 - 500 kV (gồm 3 công trình 500 kV, 6 công trình 220 kV và 55 công trình 110 kV). Để đảm bảo cung cấp điện cho TP. Hà Nội và các vùng lân cận, các đơn vị đã đưa vào vận hành đường dây 500/220 kV Hiệp Hòa - Đông Anh, các trạm biến áp 500/220 kV Đông Anh, Bắc Ninh 3, lắp máy 2 - 250 MVA tại Thường Tín; hoàn thành các công trình đường dây 110 kV Thường Tín - Thanh Oai, Vân Trì - Quang Minh mạch 2, cải tạo đường dây 110 kV Hà Đông - Thượng Đình, Chèm - Phúc Thọ, trạm biến áp 110 kV Từ Liêm. Các dự án cung cấp điện phục vụ Hội nghị cấp cao lần thứ 25 Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC 2017) đảm bảo đúng tiến độ, trong đó đã hoàn thành 1 công trình lưới điện 220 kV, 7/8 công trình lưới điện 110 kV và 2/9 công trình lưới điện trung thế, các công trình còn lại sẽ hoàn thành trong Quý III/2017.
NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM