Năm 2014 sẽ bắt đầu giải ngân vốn xây dựng nhà máy điện hạt nhân
14:10 | 12/03/2013
>> Phê duyệt Đề án thông tin, tuyên truyền về phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam
>> Sẽ đưa 2.000 người sang Nga và Nhật để thực tập xây dựng điện hạt nhân
>> ĐHN Việt Nam: Công nghệ tiên tiến nhất, hệ thống an toàn thụ động
>> "Việt Nam không đơn độc trên con đường phát triển điện hạt nhân"
>> Ban quản lý dự án điện Ninh Thuận nhận chứng nhận ISO 9001: 2008
>> Nga sẽ hỗ trợ Việt Nam quản lý và xử lý chất thải hạt nhân
>> Tại sao thế giới cần phát triển điện hạt nhân?
Mô hình Nhà máy điện hạt nhân của Việt Nam
Thông tư quy định: Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) sẽ là cơ quan cho vay lại nguồn vốn. Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) là cơ quan vay lại. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) được chỉ định là ngân hàng phục vụ. Bộ Tài chính, Bộ Công Thương và các cơ quan, tổ chức, đơn vị liên quan đến việc sử dụng nguồn vốn tín dụng và viện trợ của Chính phủ Liên bang Nga để thực hiện Dự án.
Thời gian giải ngân trong vòng 7 năm, từ năm 2014 đến hết năm 2021. Đồng tiền cho vay lại và thu hồi nợ được xác định là đồng USD. Trong trường hợp EVN trả nợ bằng đồng Việt Nam, sẽ áp dụng theo tỷ giá bán ra đồng USD do Vietcombank công bố tại thời điểm thu nợ.
Thời gian cho vay lại trong vòng 29 năm, trong đó 8 năm ân hạn kể từ ngày giải ngân đầu tiên khoản tín dụng, nhưng bắt đầu trả gốc không muộn hơn ngày 15/3/2022, trả 2 kỳ/năm vào ngày 5/3 và 5/9. Lãi suất cho vay lại được quy định cụ thể tại Hợp đồng uỷ quyền cho vay lại. Lãi phạt 150% lãi suất cho vay lại, tính từ ngày đến hạn đến ngày thanh toán hết khoản nợ quá hạn.
Ngoài lãi suất cho vay lại, EVN phải trả các loại phí thanh toán đối ngoại trả cho Vietcombank do Vietcombank công bố; Phí cho vay lại theo mức 0,125%/năm trên dư nợ gốc trong đó VDB được hưởng 0,1%/năm và Bộ Tài chính được hưởng 0,025%/năm.
Thông tư có hiệu lực thi hành sau 45 ngày, kể từ ngày ký.
Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã Phê duyệt Đề án thông tin, tuyên truyền về phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam đến năm 2020, thuộc Kế hoạch tổng thể thực hiện Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.
Nội dung chính của Đề án là: thông tin, tuyên truyền về phát triển điện hạt nhân là một nhiệm vụ quan trọng cần được tiến hành một cách hệ thống, thường xuyên, lâu dài để tạo ra nhận thức đúng đắn, sự đồng thuận của công chúng, xây dựng văn hóa an toàn, góp phần đảm bảo sự thành công của chương trình phát triển điện hạt nhân.
Theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ thì đến năm 2030 Việt Nam sẽ xây dựng 13 tổ máy điện hạt nhân.
Dự kiến đến năm 2020, sẽ hoàn thành việc xây dựng và đưa tổ máy đầu tiên của Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 vào vận hành với công suất 1.000 MW, tổ máy 2 vận hành vào năm 2021.
Đồng thời, khởi công xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2 và tiến hành công tác chuẩn bị địa điểm cho việc xây dựng các nhà máy điện hạt nhân tiếp theo.
Kế hoạch là đến năm 2025, tổng công suất các nhà máy điện hạt nhân khoảng 8.000 MW và sẽ tăng lên 15.000 MW vào năm 2030 (chiếm khoảng 10% tổng công suất nguồn điện).
NangluongVietnam.vn
CÁC BÀI VIẾT BẠN ĐỌC QUAN TÂM
Nam - Bắc Triều Tiên chuẩn bị chiến tranh?
Báo quốc tế 'đồn đoán' về tương lai cảng Cam Ranh
Tướng lĩnh Trung Quốc kêu gọi tăng ngân sách cho quân đội
Trung Quốc bước vào thời đại Tập Cận Bình