RSS Feed for Giới thiệu công nghệ lò phản ứng hạt nhân tiên tiến ABWR | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ hai 23/12/2024 00:06
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Giới thiệu công nghệ lò phản ứng hạt nhân tiên tiến ABWR

 - Sáng ngày 29/3, tại Hà Nội, dưới sự chủ trì của Bộ Công Thương, Tổng Cục Năng lượng, nhóm hợp tác ABWR (gồm công ty Hitachi - GE Nuclear Energy và công ty Toshiba) của Nhật Bản đã tổ chức Hội thảo giới thiệu công nghệ lò phản ứng hạt nhân tiên tiến ABWR, phục vụ cho dự án Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2.

 

>> Những ngày thực tập đầu tiên tại nhà máy điện hạt nhân Nga
>> 50 chuyên gia Việt Nam thực tập tại nhà máy điện hạt nhân Nga
>> "Việt Nam không đơn độc trên con đường phát triển điện hạt nhân"
>> Năm 2014 sẽ bắt đầu giải ngân vốn xây dựng nhà máy điện hạt nhân
>> Sẽ đưa 2.000 người sang Nga và Nhật để thực tập xây dựng điện hạt nhân
>> Chuẩn bị đào tạo nhân lực thi công Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận
>> Phê duyệt Đề án thông tin, tuyên truyền về phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam

Triển lãm quốc tế về điện hạt nhân 2012 tại Hà Nội

Theo ABWR, hiện có 4 lò phản ứng dạng này đang hoạt động, 5 lò đang xây dựng, 14 lò đang có kế hoạch xây dựng để đi vào hoạt động từ đầu năm 2020.  ABWR cũng cho biết, 2 lò phản ứng dạng ABWR đầu tiên đã đi vào vận hành đến nay, đã trải qua 44 năm không xảy ra sự cố nào.Theo ABWR, công nghệ lò phản ứng ABWR là loại lò phản ứng nước nhẹ kiểu nước sôi thuộc thế hệ III+ tiên tiến. Lò đã được cấp phép xây dựng và vận hành ở Nhật Bản, Mỹ và Đài Loan, đáp ứng đầy đủ các quy định và tiêu chuẩn quốc tế.

Theo thiết kế, lò ABWR sẽ đáp ứng được các tiêu chuẩn vận hành an toàn cao, và các tiêu chuẩn khắt khe về môi trường. ABWR áp dụng công nghệ xây dựng hiện đại nên rút ngắn được thời gian xây dựng nhà máy (37 tháng) trong phạm vi ngân sách có hạn.

Nhóm ABWR cũng đề xuất lộ trình đào tạo nguồn nhân lực vận hành và bảo dưỡng nhà máy điện hạt nhân dài hạn cho phía Việt Nam. Theo đó, nhóm sẽ tiến hành nhiều chương trình đào tạo nguồn nhân lực hạt nhân thông qua quá trình xây dựng và vận hành lò ABWR.

Từ năm 2006, ABWR đã tiến hành đào tạo nguồn nhân lực điện hạt nhân cho phía Việt Nam. Quy trình đào tạo được thực hiện tại các trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Điện lực và các cơ quan khác. Tính đến nay đã có khoảng 350 người gồm các sinh viên đại học, cao học, học bổng ngành hạt nhân đã được tuyển dụng làm nhân viên, thực tập hoạt động nghiên cứu trong lĩnh vực này.

Liên quan đến dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, mới đây, Bộ Tài chính đã ký Thông tư hướng dẫn giải ngân và cơ chế tài chính đối với nguồn vốn tín dụng và viện trợ của Chính phủ Liên bang Nga cho dự án xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1. Thời gian giải ngân trong vòng 7 năm, từ năm 2014 đến hết năm 2021 (Thông tư số: 26/2013/TT-BTC, ngày 11/3/2013).

Theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ thì đến năm 2030 Việt Nam sẽ xây dựng 13 tổ máy điện hạt nhân.

Dự kiến đến năm 2020, sẽ hoàn thành việc xây dựng và đưa tổ máy đầu tiên của Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 vào vận hành với công suất 1.000 MW, tổ máy 2 vận hành vào năm 2021.

Đồng thời, khởi công xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2 và tiến hành công tác chuẩn bị địa điểm cho việc xây dựng các nhà máy điện hạt nhân tiếp theo.

Kế hoạch là đến năm 2025, tổng công suất các nhà máy điện hạt nhân khoảng 8.000 MW và sẽ tăng lên 15.000 MW vào năm 2030 (chiếm khoảng 10% tổng công suất nguồn điện).

NangluongVietnam.vn

CÁC BÀI VIẾT BẠN ĐỌC QUAN TÂM

Trung Quốc đừng dại thử lòng yêu nước của dân tộc Việt!
Liệu sẽ có trục Bắc Kinh - Mạc Tư Khoa?
Kết cục cay đắng của trùm tài phiệt Nga Berezovsky
Biển Đông: Trung Quốc chôn bom nổ chậm, quốc tế lo ngại
Kỷ nguyên Tập - Lý chính thức bắt đầu
Triều Tiên: 'Cuộc chiến tranh lần 2 là không tránh khỏi'
Nga chuẩn bị bàn giao tàu ngầm cho Việt Nam
Người Nga và kịch bản Trung Quốc tấn công Nga

www.nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động