RSS Feed for G7 hướng đến từ bỏ dần năng lượng hóa thạch | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ hai 30/12/2024 23:44
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

G7 hướng đến từ bỏ dần năng lượng hóa thạch

 - Lãnh đạo Nhóm 7 nền công nghiệp phát triển (G7) đã thống nhất được mục tiêu cắt giảm phát thải khí CO2 đi đôi với việc từ bỏ dần năng lượng hóa thạch. Kết quả này được đánh giá là một tiến bộ quan trọng trước thềm Hội nghị quốc tế về khí hậu COP 21 dự kiến diễn ra vào cuối năm nay tại Paris (Pháp).

Lãnh đạo G7 tại Bayern (Đức). Nguồn: Thefinancetimes

Theo tuyên bố chung bế mạc Hội nghị thượng đỉnh G7 tại Bayern (Đức), G7 ủng hộ mục tiêu cắt giảm so với năm 2010 khoảng 40%-70% lượng phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính trên toàn thế giới từ nay đến năm 2050. Bên cạnh đó, 7 cường quốc công nghiệp còn cam kết nỗ lực giữ nhiệt độ Trái Đất tăng không quá 2 độ C so với giai đoạn tiền công nghiệp, cũng như huy động 100 tỷ USD mỗi năm từ nay đến năm 2020 nhằm hỗ trợ các sáng kiến giữ gìn khí hậu chung. 

4 trong số 7 nước mong muốn đẩy mạnh hơn nữa các cam kết nỗ lực điều tiết lượng khí CO2 phát thải trong hoạt động kinh tế thế giới bằng cách chuyển đổi lĩnh vực năng lượng của mình từ nay đến năm 2050.

Nói cách khác đó là giảm tối đa trong khả năng cho phép của mỗi nước việc sử dụng các loại năng lượng hóa thạch như than đá, dầu mỏ và khí đốt, đồng thời thay thế vào đó là các loại nhiên liệu có thể tái tạo. 

Hiện các nước G7 (Mỹ, Canada, Nhật Bản, Pháp, Đức, Italy và Anh) chiếm 10% dân số thế giới, nhưng phát thải lượng khí CO2 bằng 1/4 của cả hành tinh. Chính vì vậy, những cam kết nói trên được giới chuyên gia đánh giá là một tiến bộ quan trọng. Bà Jenifer Morgan, chuyên gia khí hậu của Viện nghiên cứu Tài nguyên Thế giới (World Ressources Institute), nhận định đây là một tuyên bố mang tính lịch sử, “báo hiệu kết thúc kỷ nguyên của các loại năng lượng hóa thạch”, và là lần đầu tiên, lãnh đạo các nước G7 tìm được tiếng nói chung trong việc đặt mục tiêu vì một nền kinh tế phi các-bon.

Mảng thảo luận về khí hậu tại Hội nghị thượng đỉnh G7 lần này được kỳ vọng như một tín hiệu tích cực trước Hội nghị COP 21 của Liên hợp quốc tại Paris vào tháng 12 tới. Hội nghị quốc tế về khí hậu này có nhiệm vụ xác định bước đi tiếp theo nhằm giới hạn nhiệt độ ấm lên trên toàn cầu.

Năng lượng bền vững: EU muốn đối thoại chuyên ngành
Đại sứ Đan Mạch: Năng lượng xanh vẫn là lựa chọn tất yếu
Pháp hỗ trợ Việt Nam phát triển nền kinh tế xanh

Theo TTXVN

nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động