RSS Feed for Chuyển dịch cơ cấu năng lượng: Việt Nam cần đổi mới thể chế | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ hai 23/12/2024 18:49
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Chuyển dịch cơ cấu năng lượng: Việt Nam cần đổi mới thể chế

 - "Hướng tới chuyển dịch cơ cấu năng lượng, đảm bảo công bằng xã hội, Việt Nam cần thay đổi nhận thức, đổi mới thể chế, tăng cạnh tranh, giảm trợ cấp, tăng tính minh bạch, đồng thời khuyến khích, đẩy mạnh phát triển năng lượng tái tạo và sử dụng năng lượng hiệu quả…", đó là đề xuất của TS. Đặng Thị Thu Hoài, Viện nghiên cứu quản lý Kinh tế Trung ương tại Hội nghị quốc tế Lộ trình hướng tới chuyển dịch cơ cấu năng lượng đảm bảo công bằng xã hội châu Á, tổ chức ngày 20/9, tại Hà Nội.

Công bố Báo cáo triển vọng Năng lượng Việt Nam 2017
Thông điệp từ Tuần lễ năng lượng tái tạo 2017

Hội nghị quốc tế Lộ trình hướng tới chuyển dịch cơ cấu năng lượng đảm bảo công bằng xã hội hội châu Á.

Phát biểu khai mạc hội nghị, bà Yvonne Blos - Điều phối viên về năng lượng và biến đổi khí hậu khu vực châu Á thuộc Viện Friedrich Ebert (FES) - Đức tại Việt Nam cho biết: trong những năm gần đây, năng lượng và vấn đề biến đổi hậu đang ngày được các quốc gia trên thế giới đặc biệt quan tâm.

"Vấn đề năng lượng không phải lĩnh vực riêng lẻ mà nó có rất nhiều yếu tố liên ngành. Vì vậy, chúng ta không thể đơn phương giải quyết các vấn đề năng lượng, biến đổi khí hậu, mà các tổ chức, các nước, các khu vực phải phối hợp với nhau để giải quyết", bà Yvonne Blos nhấn mạnh.

Viện Friedrich Ebert của Đức là tổ chức khuyến khích tạo sự công bằng, đoàn kết cho xã hội để có thể giải quyết được các khía cạnh với nhau về vấn đề biến đối khí hậu. "Chúng tôi thúc đẩy, chuyển dịch trong cơ cấu năng lượng, để giúp chúng ta có cách thức phát triển năng lượng, thúc đẩy tăng trưởng GDP, có thể kết hợp các chương trình, huy động các nguồn lực để phát triển năng lượng bền vững, cũng như hạn chế được các mối nguy hiểm cho lĩnh vực này", bà Yvonne Blos phát biểu.

Ở góc độ khu vực, chương trình của chúng tôi tập trung vào giải quyết các thách thức khoa học của xã hội. Chúng ta cần phải có những thay đổi về cơ cấu năng lượng và đây là điều hoàn toàn khả thi ở thời điểm hiện tại, với công nghệ ngày càng phát triển như hiện nay.

Tuy nhiên, trong quá trình chuyển đổi hiện nay sẽ còn có nhiều tác động về mặt xã hội mà chúng ta cần phải tính tới và sẽ còn rất nhiều điều mà chúng ta phải cố gắng để hướng tới một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Theo bà Yvonne Blos: Hiện nay, vấn đề phát thải khí CO2 là vấn đề rất lớn, mang tính chất toàn cầu, vì vậy, con đường mang tính chất phát triển bền vững hơn sẽ ngày càng quan trọng.

Cùng với các cuộc khủng hoảng về năng lượng thì càng ngày càng có nhiều các dự án đầu tư vào năng lượng tái tạo, vì vậy, phát triển năng lượng tái tạo hiện nay đang là mối quan tâm hàng đầu.  

Tại hội nghị, các nghiên cứu về chuyển dịch cơ cấu năng lượng đã được các quốc gia như: Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Philippines, Hàn Quốc, Thái Lan và Việt Nam đề cập. Đây sẽ là nguồn thông tin để cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách, các nhà đầu tư để có thể đưa ra con đường phát triển năng lượng bền vững trong khu vực.

TS. Đặng Thị Thu Hoài, Viện nghiên cứu quản lý Kinh tế Trung ương cho biết: trong những năm qua, nhu cầu năng lượng của Việt Nam tăng nhanh, giai đoạn 2010-2015, GDP tăng 6%, trong khi đó tăng trưởng hằng năm về điện là 11,5%.

Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách về năng lượng, phát triển xanh và biến đổi khí hậu, nhưng không quyết liệt, thực thi chưa tốt; kỳ vọng về năng lượng tái tạo còn thấp, và tương lai phụ thuộc nhiều vào than đá.

Về thị trường năng lượng, gần như độc quyền, chủ yếu là doanh nghiệp nhà nước; các trợ giá gián tiếp cho nhiên liệu hoá thạch vẫn đang diễn ra.

Vì vậy, trong bối cảnh đó, Việt Nam dễ bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu, các cam kết quốc tế, các lo ngại về môi trường ngày càng gia tăng…

Để hướng tới chuyển dịch cơ cấu năng lượng, đảm bảo công bằng xã hội ở Việt Nam, TS. Đặng Thị Thu Hoài, đề xuất thực hiện 4 nhóm về chính sách:

Thứ nhất, thay đổi nhận thức, cần có tầm nhìn cập nhật, sâu rộng và lâu dài hơn.

Thứ hai, đổi mới thể chế, tăng cạnh tranh, giảm trợ cấp, tăng tính minh bạch của các doanh nghiệp nhà nước, tăng trách nhiệm của chính quyền địa phương và tăng các điều kiện cho phép chuyển đổi tập trung đầu tư vào sử dụng năng lượng hiệu quả và năng lượng tái tạo.

Thứ ba, khuyến khích và đẩy mạnh phát triển năng lượng tái tạo và sử dụng năng lượng hiệu quả: các khuyến khích cho các nhà đầu tư, người tiêu thụ và các chính quyền địa phương.

Thứ tư, xây dựng năng lực trong ngành năng lượng tái tạo, hiệu quả năng lượng và ngân hàng.

"Nhiều quốc gia châu Á đang ở trong tình thế khó khăn khi vừa phải đáp ứng nhu cầu tiêu thụ điện ngày càng gia tăng, vừa phải đối mặt với áp lực cắt giảm khí thải nhà kính. Với xu thế này, cơ cấu năng lượng của các quốc gia dự đoán sẽ có nhiều thay đổi. Để tránh tình trạng phụ thuộc quá mức vào nhiên liệu hóa thạch, việc chuyển đổi sang phát triển năng lượng tái tạo và sử dụng năng lượng hiệu quả trên quy mô lớn là vô cùng cần thiết", đó là nhận định của Viện Friedrich Ebert (FES) - Đức tại Việt Nam.

MAI THẮNG

nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động