RSS Feed for Bước đột phá trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ ba 24/12/2024 23:07
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Bước đột phá trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng

 - Tại Hội thảo xây dựng Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019-2030, Bộ Công Thương cho biết: Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2016-2015 đã được triển khai thực hiện thành công và đã đạt được mục tiêu tiết kiệm được 3,4% tổng mức tiêu thụ năng lượng toàn quốc (giai đoạn 2006-2010), tương đương với 4,5 triệu tấn dầu quy đổi (TOE), và tiết kiệm được 5,65% (giai đoạn 2011-2015), tương đương với 11,216% triệu TOE.

Năng lượng xanh là xu hướng cho sự phát triển
Khởi động dự án tiết kiệm năng lượng cho ngành công nghiệp

Hội thảo xây dựng Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019-2030.

Ngày 14/4/2006, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 79/2006/QĐ-TTg về triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2006-2015.

Chương trình đã được triển khai đồng bộ và thực hiện nhiều nội dung khác nhau: từ việc nâng cao nhận thức, đưa nội dung tiết kiệm năng lượng vào chương trình giáo dục và đào tạo, tổ chức các hoạt động tuyền truyền, truyền thông từ Trung ương đến các địa phương trên cả nước về lợi ích và các giải pháp tiết kiệm năng lượng, đến việc hỗ trợ triển khai thực hiện các mô hình sử dụng năng lượng, sử dụng trang thiết bị hiệu suất cao trong công nghiệp, nông nghiệp, tiêu dùng, trong các công trình xây dựng, công trình công cộng và lĩnh vực giao thông vận tải.

Chương trình được thiết kế nhằm dỡ bỏ các rào cản, tạo bước chuyển biến đột phá trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Một trong những kết quả thành công của Chương trình là đã giúp xây dựng, thể chế hóa chính sách của Nhà nước về thúc đẩy các hoạt động sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả bằng Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bao gồm các nghị định, quyết định của Thủ tướng Chính phủ; thông tư và các văn bản hướng dẫn của Bộ Công Thương về triển khai thực hiện Luật cũng đã được xây dựng và kiện toàn, góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy các chương trình, hoạt động trong lĩnh vực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Ông Trịnh Quốc Vũ - Phó vụ trưởng Vụ tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững.

Báo cáo kết quả Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2006-2015, ông Trịnh Quốc Vũ - Phó vụ trưởng Vụ tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững (Bộ Công Thương) cho biết: Chương trình đã đạt được mục tiêu tiết kiệm được 3,4% tổng mức tiêu thụ năng lượng toàn quốc (giai đoạn 2006-2010), tương đương với 4,5 triệu tấn dầu quy đổi (TOE), và tiết kiệm được 5,65% (giai đoạn 2011-2015), tương đương với 11,216% triệu TOE.

Chương trình đã dán nhãn năng lượng cho 10.000 mẫu sản phẩm thuộc 15 nhóm sản phẩm mục tiêu đã dán nhãn năng lượng; số lượng bóng đèn sợi đốt tiêu thụ hàng năm giảm mạnh từ khoảng 50-55 triệu bóng đèn năm 2011 xuống chỉ còn dưới 5 triệu bóng đèn trong năm 2015.

Công tác truyền thông về tiết kiệm năng lượng được triển khai đồng bộ từ Trung tương đến địa phương; trên 85 %người dân được khảo sát đã hiểu về lợi ích và các biện pháp cơ bản về tiết kiệm năng lượng. Chương trình còn đào tạo trên 250 kiểm toán viên năng lượng và trên 2.500 cán bộ quản lý năng lượng được Bộ Công Thương cấp chứng chỉ.

Đối với tiết kiệm năng lượng trong các lĩnh vực công nghiệp, tòa nhà - công trình xây dựng và giao thông vận tải, Chương trình cũng đã đạt được một số kết quả như: triển khai thí điểm mô hình kinh doanh Công ty dịch vụ năng lượng  (ESCO) và cung cấp dịch vụ tư vấn/hỗ trợ tài chính để thực hiện các dự án đầu từ tiết kiệm năng lượng; thiết lập được cơ sở dữ liệu số lượng doanh nghiệp của các tòa nhà trọng điểm và tòa nhà có quy mô lớn; thử nghiệm các tiêu chí đánh giá công nhận công trình xanh đối với các công trình đạt tiêu chuẩn về hiệu quả năng lượng; khảo sát, xây dựng và áp dụng các giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho phương tiện vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt tại các thành phố lớn…

Tuy nhiên, theo ông Trịnh Quốc Vũ, Chương trình cũng còn nhiều tồn tại, hạn chế: Việc thi hành các quy định về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả còn chưa nghiêm, nhiều doanh nghiệp còn chưa thực hiện các yêu cầu theo quy định của luật, nghị định, thông tư và các quyết định đã ban hành.

Bên cạnh đó, nhận thức của cộng đồng và doanh nghiệp còn hạn chế; công tác quản lý các cơ sở sử dụng năng lượng tại địa phương còn yếu, sự phối hợp giữa các đơn vị quản lý nhà nước tại địa phương còn chưa chặt chẽ; đặc biệt là việc thiếu cơ chế hỗ trợ cho các doanh nghiệp đầu tư thay thế dây truyền công nghệ lạc hậu bằng dây truyền công nghệ hiệu suất cao, tiết kiệm năng lượng; doanh nghiệp không có vốn hoặc không tiếp cận được những khoản vay tín dụng ưu đãi cho các dự án tiết kiệm năng lượng…

Ông Nguyễn Đình Hiệp - Phó chủ tịch Hội khoa học công nghệ sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Giới thiệu về dự thảo Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019-2030, ông Nguyễn Đình Hiệp - Phó chủ tịch Hội khoa học công nghệ sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho biết: Chương trình đặt mục tiêu đạt mức tiết kiệm từ 8-10% tổng tiêu thụ năng lượng thương mại toàn quốc giai đoạn 2019-2030, tương đương 50-60 triệu TOE; giảm tối thiểu 8% suất tiêu hao năng lượng của các ngành sử dụng nhiều năng lượng (xi măng, dệt, công nghiệp điện lực, nhựa…).

Để đạt được mục tiêu trên, Chương trình đưa ra 4 dự án đề xuất:

Dự án 1: Tăng cường phổ biến thông tin, kiến thức và hướng dẫn cách thức thực hành, sử dụng trang thiết bị hiệu quả năng lượng và các công nghệ tiết kiệm năng lượng hiệu suất cao.  

Dự án 2: Hoàn thiện thể chế và phát triển thị trường sản phẩm, công nghệ, thiết bị hiệu suất năng lượng cao và dịch vụ tiết kiệm năng lượng.

Dự án 3: Thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong các công trình xây dựng.

Dự án 4: Thúc đẩy tiết kiệm năng lượng trong ngành giao thông vận tải.

Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019-2030 cũng đưa ra 3 giải pháp thực hiện: 1/ Giải pháp về huy động và sử dụng vốn; 2/ Giải pháp về đầu tư khoa học công nghệ và đào tạo, và 3/ Giải pháp về hợp tác quốc tế. Với tổng nhu cầu vốn giai đoạn 2019-2030 là 1.800 tỷ đồng.

MAI THẮNG

nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động