RSS Feed for Việt Nam và Nhật Bản đẩy mạnh hợp tác chuyển dịch năng lượng | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ sáu 29/03/2024 15:52
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Việt Nam và Nhật Bản đẩy mạnh hợp tác chuyển dịch năng lượng

 - Việt Nam và Nhật Bản đã có nhiều hợp tác hiệu quả trong lĩnh vực phát triển ngành điện. Nhiều nhà máy điện hợp tác với Nhật Bản đã, đang và sẽ đóng góp lớn cho hệ thống cung cấp điện Việt Nam.
Việt Nam - Đức chia sẻ cơ hội, thách thức về chuyển dịch năng lượng xanh Việt Nam - Đức chia sẻ cơ hội, thách thức về chuyển dịch năng lượng xanh

Việt Nam và Cộng hòa Liên bang Đức (CHLB Đức) cùng đối thoại năng lượng, chia sẻ những cơ hội và thách thức chung của hai quốc gia trong tiến trình chuyển dịch năng lượng xanh. Đối thoại mở ra những cơ hội mới trong hợp tác giữa hai nước cùng hướng tới mục tiêu chung về trung hòa các-bon trong dài hạn.

Đối thoại quốc gia về ‘Chuyển dịch năng lượng bền vững’ Đối thoại quốc gia về ‘Chuyển dịch năng lượng bền vững’

Trong hai ngày (22 - 23/11/2022), Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường (KH, CN & MT) của Quốc hội và Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức (GIZ) đã phối hợp tổ chức Chương trình Đối thoại quốc gia: “Chuyển dịch năng lượng bền vững - Quản trị, tài chính và công nghệ”, thuộc khuôn khổ Dự án “Năng lượng sạch, chi phí hợp lý và an ninh năng lượng cho các quốc gia Đông Nam Á (CASE)”, do Bộ Kinh tế và Hành động Khí hậu CHLB Đức (BMWK) tài trợ.

Ngày 1/12, tại Hà Nội, Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công Thương) và Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản đã tổ chức hội thảo “Hợp tác Việt Nam - Nhật Bản về phát triển ngành điện Việt Nam”. Hội thảo là một phần trong các hoạt động kỷ niệm 50 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản. Tại hội thảo, hai bên đã chia sẻ kinh nghiệm phát triển điện lực và những vấn đề gặp phải, cũng như cơ hội hợp tác, đầu tư trong lĩnh vực này.

Việt Nam và Nhật Bản đẩy mạnh hợp tác chuyển dịch năng lượng
Hội thảo “Hợp tác Việt Nam - Nhật Bản về phát triển ngành điện Việt Nam”.

Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản là một diễn đàn đối thoại chính sách nhằm cải thiện môi trường đầu tư, được khởi xướng từ tháng 4 năm 2003 để giải quyết tháo gỡ các vướng mắc trong đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam. Trưởng nhóm phía Việt Nam là Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, phía Nhật là Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam. Sáng kiến hiện tại bao gồm 11 nhóm vấn đề, trong đó có nhóm “Điện và Năng lượng”. Đồng thời, nhóm “Luật PPP, mở rộng đầu tư cơ sở hạ tầng PPP” cũng đang hợp tác chặt chẽ để giải quyết các vấn đề đầu tư PPP trong ngành điện.

Dự thảo Quy hoạch Điện 8 (QHĐ8) cho thấy: Ngành điện Việt Nam phải tăng trưởng nhanh chóng nhằm đáp ứng tăng trưởng GDP, với tốc độ tăng trưởng bình quân điện năng tiêu thụ trong 10 năm qua đạt 9%/năm. Việt Nam đã cam kết đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 nên tỷ trọng công suất nguồn năng lượng tái tạo sẽ tăng dần và đạt khoảng 60% vào năm 2050.

Kế hoạch chuyển đổi các nhà máy điện than sang đốt kèm biomas hoặc amoniac sau 20 năm vận hành và chuyển hoàn toàn sang biomass/amoniac vào năm 2050 sẽ ảnh hưởng đến các nhà máy điện Nhật Bản đang đầu tư tại Việt Nam như: Vân Phong, Nghi Sơn 2, Vũng Áng 2. Điều này buộc phải có những cân nhắc ngay từ bây giờ vì tuổi thọ của nhà máy nhiệt điện kéo dài đến 40 năm.

Những kế hoạch tham vọng trong dự thảo QHĐ8 cũng đòi hỏi số vốn đầu tư khổng lồ hàng chục tỷ USD/năm và cơ hội lớn cho các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có Nhật Bản. Kể cả các nhà đầu tư ngoài lĩnh vực điện của Nhật cũng đang có nhu cầu sử dụng điện mặt trời mái nhà ngay tại xưởng của họ để gia tăng tỷ lệ năng lượng xanh - một yêu cầu mới phát sinh từ phía các nhà nhập khẩu.

Giới thiệu hiện trạng hệ thống điện Việt Nam, đại diện EVN cho thấy tỷ lệ năng lượng tái tạo tăng rất nhanh trong những năm gần đây, chiếm 25% tổng công suất lắp đặt. Tiềm năng năng lượng tái tạo còn rất lớn và cơ hội cho các doanh nghiệp Nhật Bản cũng rất lớn. Tuy vậy, việc phát triển lưới điện, phê duyệt QHĐ8, phát triển nguồn điện và hạ tầng LNG lại đang bị chậm.

Tổng cục Tài nguyên và Năng lượng giới thiệu chiến lược năng lượng của Nhật Bản. Tương tự như Việt Nam, Nhật Bản có mức độ tự chủ về năng lượng sơ cấp khá thấp, thấp nhất trong các nước G7. Nhật Bản hoàn toàn phụ thuộc vào nhập khẩu dầu mỏ và than đá, chỉ tự chủ được 3% nhu cầu khí đốt. Một lượng lớn nhiên liệu năng lượng phải nhập từ Nga, nên vấn đề đảm bảo an ninh năng lượng trở thành cấp bách và lâu dài.

Nhật Bản cũng gặp phải vấn đề chi phí năng lượng tăng cao do tình hình địa chính trị quốc tế, đồng Yên mất giá. Đồng thời, Nhật cũng đã cam kết trung hòa carbon vào năm 2050 như Việt Nam. Những yếu tố đó khiến cho việc chuyển dịch cơ cấu năng lượng cần phải thực hiện quyết liệt. Khác với Việt Nam, Nhật Bản là nước phát triển nên nhu cầu năng lượng điện hầu như không tăng nữa.

Chuyển dịch năng lượng của Nhật bao gồm tiết kiệm năng lượng triệt để, tăng cường năng lượng tái tạo, sử dụng hydrogen và năng lượng hạt nhân. Năm 2030 Nhật Bản cố gắng đạt tỷ lệ năng lượng phi hóa thạch từ 56 - 60% tổng sản lượng. Trong đó, điện mặt trời sẽ chiếm 14 - 16%, gió 5%, địa nhiệt 1%, thủy điện 11%, điện hạt nhân chiếm 20 - 22% (so với 6% hiện tại).

Đối với điện gió ngoài khơi, Nhật Bản đang chuẩn bị các bước cho quy định chỉ định vùng biển theo Luật sử dụng vùng biển cho phát triển năng lượng tái tạo. Chính phủ Nhật Bản đã chỉ định các “khu vực khuyến khích” từ các “khu vực tiềm năng” ngoài biển và tổ chức đấu thầu với quyển sử dụng 30 năm cho các vùng biển đó.

Nhật Bản dự tính phải đầu tư khoảng 17 ngàn tỷ Yên (127 tỷ USD) mỗi năm đến năm 2030 để cắt giảm phát thải carbon. Đó là các đầu tư vào chuyển đổi nguồn điện, chuyển đổi nguồn nhiên liệu trong sản xuất, tiết kiệm điện trong sản xuất, tiết kiệm điện trong sinh hoạt, đổi mới hạ tầng giao thông, thu giữ và lưu trữ CO2 (CCS), nghiên cứu phát triển lò năng lượng hạt nhân thế hệ mới...

Nhật Bản xác định khu vực châu Á và Đông Nam Á là khu vực có tăng trưởng nhanh, tốc độ tăng phát thải khí nhà kính nhanh, sẽ là khu vực trọng điểm cho sự hợp tác của Nhật Bản về biến đổi khí hậu. Cách tiếp cận của Nhật Bản trong sự hỗ trợ đến từng nước châu Á phụ thuộc vào thực tế của từng nước. Đó là cách tiếp cận 3E (môi trường, kinh tế, cung cấp năng lượng ổn định). Châu Á cần vừa phải đảm bảo tăng trưởng kinh tế và đảm bảo an ninh năng lượng.

Dựa trên đặc điểm của các nước châu Á, Nhật Bản đề xuất sáng kiến “Cộng đồng không phát thải châu Á (AZEC)”. Đó là nền tảng chung của các nước có cùng chí hướng thúc đẩy cắt giảm carbon, hướng tới giảm chi phí đầu tư các công nghệ mới thông qua mở rộng quy mô thị trường. Thông qua nền tảng AZEC, Nhật Bản sẽ hỗ trợ mạnh mẽ về công nghệ, vốn, nhân lực cho các nước châu Á, trong đó có Việt Nam.

Các công ty điện lực của Nhật Bản như: TEPCO, JERA, Mitsubishi Heavy Industries (MHI) giới thiệu các công nghệ tiên tiến cung cấp năng lượng sạch và chuyển đổi năng lượng của Nhật Bản. Ngân hàng MUFG phân tích nhu cầu vốn cho chuyển đổi năng lượng và đề xuất thảo luận kỹ hơn để giải quyết một trong những vấn đề nóng về tín dụng của Việt Nam hiện nay là khả năng cấp vốn tín dụng theo Hợp đồng mua bán điện (PPA)./.

BBT TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động