RSS Feed for Trao đổi thông tin về điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân từ ngày 11/10/2024 | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ tư 16/10/2024 07:19
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Trao đổi thông tin về điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân từ ngày 11/10/2024

 - Trong bối cảnh giá thành sản xuất, kinh doanh điện năm 2023 của EVN là 2.088,90 đồng/kWh so với giá bán điện thương phẩm bình quân 1.953,57 đồng/kWh, việc tăng giá điện là điều có thể dự báo trước.
Cập nhật tình hình hoạt động của EVN [kỳ 1]: Hiện trạng hệ thống nguồn điện Việt Nam Cập nhật tình hình hoạt động của EVN [kỳ 1]: Hiện trạng hệ thống nguồn điện Việt Nam

Qua đánh giá bối cảnh phát triển dự án theo Quy hoạch điện VIII của EVN được chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam cập nhật trong chuyên đề này cho thấy những thách thức trong đầu tư các dự án nguồn, lưới điện, vấn đề nhiên liệu, cung ứng điện trong bối cảnh tích hợp điện gió, mặt trời vào hệ thống với tỷ lệ cao. Do đó, EVN mong muốn cơ quan có thẩm quyền sớm xem xét, triển khai các nhóm giải pháp chính sách, nhằm giảm thiểu rủi ro trong hoạt động sản xuất, kinh doanh trong hiện tại, cũng như tương lai tới.

Cập nhật tình hình hoạt động của EVN [kỳ 2]: Thách thức trong đầu tư các dự án trọng điểm Cập nhật tình hình hoạt động của EVN [kỳ 2]: Thách thức trong đầu tư các dự án trọng điểm

Tiếp theo tổng quan hiện trạng hệ thống nguồn điện Việt Nam, trong kỳ này, Tạp chí Năng lượng Việt Nam tổng hợp thông tin về tình hình đầu tư xây dựng các dự án trọng điểm, nêu một số thách thức, vướng mắc chính trong đầu tư xây dựng hiện nay của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).

Cập nhật tình hình hoạt động của EVN [kỳ 3]: Vấn đề nhiên liệu than, khí cho sản xuất điện Cập nhật tình hình hoạt động của EVN [kỳ 3]: Vấn đề nhiên liệu than, khí cho sản xuất điện

Có thể thấy, trong các tháng đầu năm 2024, TKV và Tổng công ty Đông Bắc đã đảm bảo cung cấp than cho sản xuất điện của EVN. Tuy nhiên, với nguồn khí trong nước và LNG nhập khẩu, chúng ta đang đối mặt với nhiều thách thức. Các mỏ khí hiện tại (chủ yếu nằm ở khu vực Đông Nam bộ) đang bước vào giai đoạn cạn kiệt, dẫn đến nguồn cung khí đốt nội địa giảm, còn với LNG nhập khẩu được dự báo sẽ gặp khó khăn do hạ tầng đang trong giai đoạn phát triển và thường có biến động giá khó lường.

Cập nhật tình hình hoạt động của EVN [tạm kết]: Cung ứng điện tiềm ẩn rủi ro và giải pháp đề xuất Cập nhật tình hình hoạt động của EVN [tạm kết]: Cung ứng điện tiềm ẩn rủi ro và giải pháp đề xuất

Theo nhận định của EVN, với tiến độ triển khai các dự án nguồn điện được phê duyệt trong Quy hoạch điện VIII hiện nay, việc cung ứng điện trong các năm tới còn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Để góp phần hỗ trợ đảm bảo an ninh cung ứng điện cho phát triển kinh tế, xã hội và nhu cầu sinh hoạt của nhân dân, chúng ta cần khẩn trương thực hiện một số giải pháp/nhóm giải pháp dưới đây.

Ngày 11/10/2024, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) công bố Quyết định số 1046/QĐ-EVN tuân theo Quyết định số 2699/QĐ-BCT ngày 11/10/2024 về việc tăng giá điện bình quân lên 2.103,1159 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế VAT), tăng 4,8% so với giá được áp dụng từ ngày 9/11/2023 đến ngày 10/10/2024.

Trao đổi thông tin về điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân từ ngày 11/10/2024
Họp báo trao đổi về thay đổi giá bán điện bình quân năm 2024.

Nguyên nhân tăng giá đã tích lũy từ năm 2021 do giá nhiên liệu đầu vào như than, khí tự nhiên, dầu và các thiết bị ngành điện. Sau khi lỗ hơn 20.000 tỷ đồng vào năm 2022, năm 2023, EVN tiếp tục lỗ 34.244,96 tỷ đồng từ hoạt động sản xuất, kinh doanh điện. Các đợt tăng giá hai năm qua chưa đủ bù cho việc giá thành sản xuất điện tăng liên tục. Phải đến đầu sang năm mới có đủ số liệu xem liệu tăng giá lần này có đủ cho EVN hết lỗ hay không.

Trả lời các câu hỏi của phóng viên, ông Trần Việt Hòa - Cục trưởng Cục Điều tiết Điện lực và ông Nguyễn Xuân Nam - Phó tổng Giám đốc EVN cho biết: Chính phủ vẫn tiếp tục hỗ trợ cho các hộ nghèo, hộ chính sách 30 kWh điện đầu tiên, trị giá khoảng 62 nghìn đồng theo giá mới. Mức tăng giá điện lần này đã cân nhắc để cân bằng giữa áp lực tăng giá điện và nhu cầu giữ giá điện để khắc phục hậu quả cơn bão số 3 vừa qua.

Dự tính, việc tăng giá điện sẽ làm cho chỉ số CPI tăng 0,04%, ảnh hưởng nhỏ tới tốc độ lạm phát. Giá điện sẽ tăng đồng đều ở tất cả các mức giá cho các đối tượng khách hàng.

Giá điện bán lẻ cho mục đích sinh hoạt thay đổi như sau:

Bậc

Giá cũ,

đ/kWh

Giá mới,

đ/kWh

Bậc 1: Cho kWh từ 0 - 50

1.806

1.893

Bậc 2: Cho kWh từ 51 - 100

1.866

1.956

Bậc 3: Cho kWh từ 101 - 200

2.167

2.271

Bậc 4: Cho kWh từ 201 - 300

2.729

2.860

Bậc 5: Cho kWh từ 301 - 400

3.050

3.197

Bậc 6: Cho kWh từ 401 trở lên

3.151

3.302

Giá điện năng lượng tái tạo mua từ Lào do Bộ Công Thương mới công bố thấp hơn giá thành sản xuất, nhưng đó mới là giá mua từ nhà máy, còn phải tính đến khâu truyền tải, phân phối và dịch vụ hỗ trợ. Tỉ lệ mua từ Lào nhỏ so với nhu cầu trong nước, nên không làm cho giá trong nước giảm đi được.

Giá bán lẻ điện cho các ngành sản xuất thay đổi như sau:

Nhóm đối tượng khách hàng

Giá cũ,

đ/kWh

Giá mới,

đ/kWh

Cấp điện áp từ 110 kV trở lên

a) Giờ bình thường

1.649

1.728

b) Giờ thấp điểm

1.044

1.094

c) Giờ cao điểm

2.973

3.116

Cấp điện áp từ 22 kV đến dưới 110 kV

a) Giờ bình thường

1.669

1.749

b) Giờ thấp điểm

1.084

1.136

c) Giờ cao điểm

3.093

3.242

Cấp điện áp từ 6 kV đến dưới 22 kV

a) Giờ bình thường

1.729

1.812

b) Giờ thấp điểm

1.124

1.178

c) Giờ cao điểm

3.194

3.348

Cấp điện áp dưới 6 kV

a) Giờ bình thường

1.809

1.896

b) Giờ thấp điểm

1.184

1.241

c) Giờ cao điểm

3.314

3.474

Bộ Công Thương đang tính toán thử nghiệm phương án giá điện hai thành phần. Các mô hình trên thế giới rất khác nhau do điều kiện của từng quốc gia, nên khi áp dụng vào Việt Nam cần có sự điều chỉnh cho phù hợp. Dự kiến cuối năm 2024 sẽ có thể thử nghiệm giá điện hai thành phần trên một số nhóm khách hàng.

Tăng giá điện lần này, ngoài việc giảm lỗ cho EVN còn có mục tiêu lớn hơn là đảm bảo an ninh năng lượng điện không chỉ cho năm 2025 mà còn nhiều năm tới. Những đợt cắt giảm chi phí kéo dài có thể ảnh hưởng tới việc bảo dưỡng, sửa chữa nhà máy và thiết bị cấp điện.

Để khuyến khích sản xuất điện, giải tỏa được các dự án điện khí, điện gió ngoài khơi, cần có lộ trình đưa giá điện theo thị trường và áp dụng giá điện hai thành phần./.

ĐÀO NHẬT ĐÌNH - CHUYÊN GIA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động